Vượt biên kư sự

 

Trần Cẩm Tường 

 

(Kỹ niệm 31 năm ngày đến bờ bến tự do)

 

Ngày 7-5-2016 là ngày cách đây 32 năm (7-5-1984) tôi và 91 người vượt biển t́m tự do, trên chiếc ghe được đánh số MB155; đặt chân lên đảo Pulau-Bidong; sau cuộc hành tŕnh kinh hoàng 7 ngày 6 đêm, rời đất liền từ Cần Thơ, gặp chiếc tàu nước Anh cắm neo trên biển Mă Lai, điều một chiếc tàu chở dầu trung chuyển khác đưa đến đảo an toàn.

 

http://hon-viet.co.uk/GheVuotBien.jpg

 

Một cuộc hải hành của chiếc ghe nhỏ 11,5m đi sông, nặng chở những con người khốn khổ, liều ḿnh t́m cái sống trong cái chết, say sóng đong đưa; một lần bỏ xứ ra đi trong nỗi tuyệt vọng để t́m hy vọng, lênh đênh trên biển cả mênh mông, con thuyền rời bến t́m bờ vô định hướng.

 

Mọi người như sống lại lần thứ hai, niềm vui vỡ oà, nét mặt rạng rở, trẻ con hết sợ hải khàn tiếng khóc, mắt sáng lại hết lạc thần, khi rời biển lên lại đất liền. Dù c̣n loạng choạng ngă nghiêng v́ say bờ, nhưng từ thời gian này hít thở không khí tự do làm cho mọi người tỉnh lại, vui hưởng giây phút sung sướng hạnh phúc thấy ḿnh c̣n sống, cám ơn ơn trên cứu vớt.


……………………………..


Nhật kư c̣n trong trí nhớ:

Ngày 29-4-84. Không việc ǵ làm, tôi đạp xe thả rong ngoài đường phố, đi cho biết hết ngơ ngách Saigon, đến chiều tôi mới ṃ về nhà các em kiếm ba hột cơm dằn bụng. Mới bước chân vào nhà cô em vội vả báo tin có chị Q. xuống thăm, nếu c̣n sớm lên ngay nhà chị ấy, nếu tối quá, sáng mai phải lên sớm:”Có chuyến đi rồi!”.


Tôi vẫn thong dong không buồn không vui, không hối hả chuẩn bị v́ quá quen với những tin nhắn ra đi rồi bị hoản lại mấy lần. Nhưng lần này tôi có linh cảm mọi sự sẽ thành, là v́ tôi đă lên NT B́nh Hưng Hoà vái cha mẹ tôi xin xả tang, xin phù hộ cho tôi ra đi được an lành! Tôi hỏi cô em có tiền cho tôi xin một ít, v́ trong túi tôi chỉ c̣n mấy đồng bạc dằn bóp.

 

Lấy xe đạp chạy vội ra Phú Nhuận, để gặp vợ tôi đang phụ bán quán cà phê ngoài đó, vừa từ giả vừa xin thêm ít tiền bỏ túi. Tôi chẳng biết bao nhiêu tiền mặt mang theo đi đường cho lộ tŕnh vượt biên. Cô Q, nói với tôi người tổ chức vui ḷng cho tôi nợ US$2.000, tới Mỹ trả sau, tin tôi sẽ giữ lời hứa. Tiền đi đường, dĩ nhiên tôi phải tự lo. Với hơn 800 đồng bạc (gom góp tiền em cho, tiền vợ đưa) thời bấy giờ (1984) là hơn một tháng lương công nhân hạng bét của tôi, ngoài ra tôi không c̣n một nguồn tiền nào khác cho một người đi vượt biên có kế hoạch(?). Về lại nhà các em, dù chưa nói hết lời từ giả với vợ, ray rức nhớ các con đang ở quê ngoại, tôi vẫn ngủ một giấc b́nh thường tới gần sáng như mọi hôm, không mộng mị, không hồi hộp lo âu.

 

Ngày 28-4-84.Chú em rể đèo tôi ngồi xe honda lên Trung Chánh quán cô Q. bỏ tôi ở lại quanh xe về. Tôi vào ngồi trong quán như dân đi uống cà phê sáng. Cô Q. đem ly cà phê cho tôi, nói anh ngồi chờ.

 

Tôi không biết kịch bản ra đi sẽ ra sao. Cho đến khi cô Q.giới thiệu tôi với người phụ nữ trẻ ( là em cô Q.) với chú bé con chừng 5 tuổi và cậu trai chừng 15, 16 tuổi (sau này tôi mới biết là con trai của người tổ chức). Và nhiệm vụ của tôi là dẫn dắt(!?)cho những người này đến Mỹ an toàn?

 

Người dẫn đường sắp tới, tôi dắt cô em (nối ruột và mấy thằng cháu gọi tôi bằng bác hờ), đi theo anh ta; với lệnh gắt như sau: “luôn luôn đi sau như h́nh với bóng, không được nh́n mặt, không hỏi chuyện, lên xe đ̣ ngồi băng sau, xuống đường xuống sau và đi theo bén gót nhưng không được vượt mặt?”

 

Chúng tôi tiếp tục chơi tṛ trinh thám này từ bến xe Phú Lâm về đến bến Cần Thơ, vào trú ngụ khách sạn trong thành phố (thời đó chưa có ǵ nhộn nhịp), nhất nhất làm theo đúng anh chàng dẫn đường. Trên khách sạn ở ngă tư Cần Thơ, từ lầu cao nh́n xuống cảnh sinh hoạt b́nh thường; tôi dắt thằng cháu 16 tuổi xuống xe ḿ dưới đường làm một bụng, mẹ con cô em sợ không dám xuống, ở lại pḥng nhai bánh ḿ trừ cơm. Trở lại khách sạn tôi dỡ khóc dỡ cười v́ khách người Tàu xí xô xí xào, nhét chật ních trong mấy dăy pḥng ngủ chung quanh. Vượt biên ǵ mà đông người và ồn ào như đi chợ, làm cô em trách móc tôi không lo “trốn trong pḥng, c̣n lo đi ăn uống!”. Lúc đó tôi mới nh́n xuống đường thấy cờ đỏ giăng giăng đầy phố ngày lễ hội, tặc lưỡi sao ḿnh vô tư đến thế!

 

Đêm nay tôi mới thật thót tim v́ bộ đội, cả tiểu đội kéo nhau bố trí canh gác trên khách sạn; vậy mà thằng cháu c̣n vô tư lự hơn tôi, đứng nói chuyện dong dài với anh bộ đội, bắt ghế ngồi gác trước lan can trước cửa pḥng, thỉnh thoảng liếc mắt nh́n vào các dăy pḥng lao xao tiếng người, đèm điện mở sáng choang. Cô em cằn nhằn hai bác cháu trời đánh(!) quá xá cở! Mệt quá chúng tôi ngủ vùi, mặc kệ tới đâu th́ tới.

 

Ngày 30-4-84. Mới sáng sớm có người gỏ cửa pḥng báo thức, gia đ́nh vội vàng cuốn gói. Bộ đội đă rút đi từ sáng sớm. Lần gỏ cửa pḥng thứ hai chúng tôi đă sẵn sàng. Cô em tay dẫn con nhỏ, tay xách theo một chiếc giỏ đệm vài ổ bánh ḿ thịt, chai nước suối mua vội đêm qua; hai bác cháu rảnh tay thong thả đi đứng đúng điệu nhà quê nam trọng nữ khinh. Khách người Tàu cũng đi theo người của họ hồi nào không biết. Anh em chúng tôi lại làm y như bản cũ, thấy bóng phớt qua cửa pḥng, liền đi theo sau lưng anh dẫn đường lên xích lô chiếc trước, tụi này cũng lên 2 xích lô đeo dính theo sau. Ghé bến đ̣ Ninh Kiều cùng leo xuống xích lô, lên ván bắt cầu xuống ghe đ̣; anh chàng hướng dẫn làm kỹ thuật điệp viên cắt đuôi xuống tàu trước lúc nào, mà khi ngồi vào băng ghế phía sau th́ anh ta đă thấy đưa lưng ngồi đằng trước, tôi muốn thấy mặt cũng không được?

 

Lúc tàu đ̣ vừa nhổ neo th́ anh em chúng tôi mới thấy hoảng, một đám công an người mặc sắc phục người mặc thường phục, bước vào khoang, ngồi đối diện hàng ghế với chúng tôi! Chúng tôi đang rầu trong bụng, cầu Trời khẩn Phật th́ đám công an mắc dịch này cười giỡn với nhau vui vẻ. Quan thiếu tá đeo quân hàm nh́n tôi chăm bẩm(!).

 

Ỷ ḿnh có cái giấy chứng nhận (giả) làm thợ mộc cho một công ty trên Saigon, đang mặc bộ đồ xanh công nhân, tôi sửa lại bộ mặt làm quen, tỉnh bơ: ”Chào đồng chí công an!”, Anh ta cũng vui vẻ chào lại:” Đồng chí đi công tác?”. Tôi trả lời hàng hai:” Đi về quê ăn giổ với mấy đứa này!” tôi chỉ vào cô em mặt mày dúm dó và hai đứa nhỏ ngơ ngác, nói tiếp:” Nhơn tiện cũng t́m thợ cho công ty, đồng chí làm việc ở vùng này?” Một thằng công an khác ngồi gần đó nói hớt:” ổng về đây công tác!”. Tổ cha tụi bây, tao đang đi vượt biên mà tụi bây xuống đây công tác, tôi chưỡi thầm trong bụng, em gái thúc cùi chỏ vô hông đau điếng, ư chừng nói đừng có nhiều chuyện với công an.

 

Nh́n qua mạn thuyền, tàu đang chạy theo gịng sông Hậu Giang, hai bên cảnh đồng quê sông nước êm đềm mà ḷng dạ xốn xang, tôi vẫn không quên liếc mắt canh chừng gă dẫn đường, đă rời chỗ lên mui đ̣. Đ̣ ghé qua nhiều bến, cho đến khi thấy dáng đứng của anh ta trước mũi đ̣ tôi mới ra hiệu cho gánh bầu đoàn chuẩn bị lên bờ:”Tới rồi tụi bây, thôi xuống!”. Không quên cười cầu tài và từ giả bọn công an kỳ đà cản mũi, mà chúng c̣n chúc ông thợ đi ăn giỗ vui vẻ; trong bụng tôi chưỡi thầm mẹ bà nó, tụi bây đi công tác đừng có chụp tao nghe mậy!

 

Gă dẫn đường chui vào một ngôi nhà trong xóm, chúng tôi cũng chui theo; kế gặp bà chủ nhà chưa kịp chào hỏi đă bị kéo tay phân tán cách ly; đàn bà con nhỏ vào gian buồng riêng, đàn ông con trai bị đẩy vô buồng khác, đóng cửa chặt, khoá kỹ lại, suỵt miệng không được nói chuyện. Ba bốn gă đàn ông đến trước ngồi cḥ hỏ nh́n tôi thăm ḍ, tôi cũng lỏ mắt nh́n chưa dám làm quen v́ không được nói chuyện. Nín thinh cho đến lúc phải th́ thào qua tai, hỏi làm sao bây giờ, thôi ráng chịu nằm chờ? Tụi dân quân đi răo, ghé nhà xin nước uống làm những kẻ đang trốn trong buồng lên ruột. Chúng nó mà đ̣i xét nhà, bà chủ mà hiệp đồng hợp tác mở cửa buồng, là bắt gọn trọn ỗ phản động vượt biên! May mà sự thể không xăy ra như vậy, hú hồn!

 

Đêm 30-4-84, tháng tư đen, bầu trời trong vườn cây rậm rạp che bóng, cũng tối đen như mực; ra khỏi nhà tôi mới được đoàn tụ với em gái và hai đứa cháu, đứa bồng đứa dắt, nắm tay kéo đuôi từng nhóm ra sông, mọi người phải bỏ hết giày dép lại (?) đi êm để chủ nhà dắt xuống bến.Trời nhá nhem, ánh trăng phản chiếu xuống gịng sông, nhưng tôi vẫn nhận ra bóng dáng của gă dẫn đường, đội nón lá lụp sụp che mặt, đứng chèo lái chiếc xuồng ba lá, chờ bọn tôi khoảng 5 hay 6 người xuống, ngồi thụp dưới khoang xuồng. Nhiều bóng xuồng khác lố nhố con người im lặng bóng ma, đoàn xuồng theo nhịp chèo êm khuấy nước, lặng lẽ cập theo bờ sông rẻ sóng lăn tăn ŕ rào.

 

Tôi không biết xuồng taxi đi được bao lâu, chừng đầu hôm đến gần khuya mà chưa đến “cá lớn”, bổng đâu nghe tiếng máy tàu chạy x́nh xịch từ xa vọng lại. Người ngồi trên xuồng hoảng hồn làm chồng chành lắc lư, tay chèo ủi mũi xuồng vào bờ dừa nước rậm rạp ẩn ḿnh núp trốn. Đêm thanh vắng nên tiếng cười nói trên tàu nghe lồng lộng: bọn công an tuần canh trên tàu đang nhậu nhẹt, mở đèn sáng choang, ăn mừng ngày 30-4 của họ. Thằng nhỏ con cô em bị bịt miệng, vùng vẫy thoát khỏi bàn tay mẹ, khàn tiếng khóc. Mẹ nó ghé sát tai tôi năn nỉ:”Anh T. bóp cổ giùm em cho nó chết luôn đi!”.Tôi lạnh xương sống ,vội vực thằng bé sang tay, bịt kín miệng nó lại. Có lẽ v́ quá sợ, khác hơi người làm nó quá hăi hùng nên nín khóc luôn, tôi vỗ về nó ngoan cho kẹo. Nhưng sau này tới đảo mỗi lần dẫn nó đi tắm ở băi cát, nó hay nh́n tôi tṛn mắt, sợ hăi nói bác đừng bóp cổ con chết nghen!

 

Tàu công an tuần canh ồn ào, đèn sáng mặt nước lướt qua nhanh. Chiếc xuồng bơi có lẽ ngược ḍng nước nên chậm ŕ, có lúc c̣n mắc cạn băi cát nào đó, đàn ông xuống nước đẩy xuồng ngược ra ḍng, chậm chạp như rùa bơi nước ngược!

Sau cùng chúng tôi cũng đă tới cá lớn, là một chiếc ghe con dập dềnh trên sóng nước, chung quanh nó bu lại nhộn nhịp xuồng ghe khác; người ta nháo nhác rồi mạnh ai nấy leo lên, người trên kéo tay, kẻ dưới đùn đẩy, tiếng la tiếng chưỡi như họp chợ. Trên ghe cḥng chành không ai kiểm soát nỗi trật tự, chỉ nghe tiếng người la lối:” Coi chừng canh me nhiều quá!”

 

Một số thanh niên trên ghe, chắc là dân anh chị, hể ai mới ló đầu lên mạn ghe là bị chúng lôi lên, nhét liền xuống ô cửa khoang, mặc cho tiếng kêu khóc mẹ con thất lạc. Tôi cũng chẳng biết cô em và hai đứa nhỏ ngồi chỗ nào. Dưới ḷng khoang chật nức, tôi ngồi bó gối không cục cựa được v́ cá ṃi ép cứng cũng không bằng con người chen chỗ ngồi. Tiếng doạ dẫm của bọn thanh niên, hể ai cự nự la lối sẽ liệng xuống sông làm hành khách nín khe, hoặc cằn nhằn cẳn nhẳn rồi êm.

 

Nắp khoang ghe đóng sầm lại, ghe nổ máy, mùi săng dầu vào khoang càng làm cho mọi người ngộp thở, vùng vẫy, nhút nhít cựa ḿnh. Dù ngồi bó gối tôi cũng bị ghe lắc qua lắc lại, thân người khác đè lên ḿnh, mà cố giữ im lặng của một người có học (?). Bổng đâu tiếng một phụ nữ ngồi ghè chân tôi xịt ra: ông này dê hả, v́ tôi đẩy nhẹ lưng cô ta ra đang đè mạnh chân tôi tê cứng. Tôi mắc cở hết sức mà không nói được nên lời, cố gắng chịu trận, không nh́n được mặt mày cô gian ác ra sao mà đổ tiếng quấy cho người. Ghe chạy đến gần sáng (nghe tiếng gà gáy trên sông) cô này banh chân tôi ra làm thành hai càng để cô nằm thoải mái tự nhiên sau những giờ mệt mỏi chịu đựng. Tôi tê cứng người v́ bị đè lên ngực và bụng, ráng dùng hai tay nhẹ nhàng, lần nữa đẩy thân h́nh cổ ra, cô nàng cũng chẳng thèm quay đầu lại, nói như khiển trách, cái ông này thiệt là khó chịu, dựa có một chút xíu mà cũng xô người ta ra!? Mái tóc dài của cô rối tung xoả trước mắt tôi, vung tay vén tóc để thở c̣n không xong, tôi hơi đâu mà coi mặt đấu lư. Khoang ghe th́ tối om, trời mới biết, làm chứng ai là người ngay kẻ gian?

 

Ngày 1-5-84. Măi đến lúc thuyền ra khỏi cửa sông, được mở cửa sổ ḷng, mọi người ào nhau lên khoang trên, tôi chỉ c̣n cái xác tê điếng, loạng quạng măi mới đứng lên lom khom ḅ ra, t́m chút khí trời để thở, đâu ai rảnh rang mà t́m kẻ thù hận!

 

Khổ lắm nhưng không nhịn được cười là lúc mọi người được thả lên khoang, nh́n chiếc ghe nhỏ xíu mà hết hồn; bà con mặt mày trỏm lơ, quần áo xốc xếch nh́n mặt nhau tiu nghỉu (chắc ai cũng có câu chuyện giống như tôi trong đêm ghe lắc lư đụng chạm, nên mắc cở không dám hỏi, phân bua?).

 

Chiếc ghe chạy cà rịch cà tang như xuồng câu thả trôi, người ta ngóng mắt vào bờ đất liền xanh xanh mờ mờ, mà chạnh ḷng nhớ nhà; có người than thở năo ḷng, có người chê ghe chạy chậm, có người van vái mau đến nơi, có người bổng dưng nói gỡ sợ cướp biển, hải tặc…

 

Khi ông tài công đặt ống ḍm la toáng lên công an đuổi theo bắt ghe, mọi người lại ùn ùn tuột xuống khoang ép xác cá ṃi lần nữa; lần này có sự nhường nhịn nhau v́ sợ bọn thanh niên theo ghe, hăm thảy xuống biển người nào gây gổ làm loạn. Lệnh báo động chấm dứt, bên dưới lại lục tục ḅ lên, đám người vượt biên khốn khổ bớt nói chuyện, chong mắt ngó t́m phương hướng, ai có bánh trái cơm nước mang theo lót ḷng đở dạ, ghe không cung cấp lương thực nước uống, mọi người tự túc. Lúc đó tôi mới nghĩ ḿnh dại không lo trước, cô em th́ sợ công an hỏi đi đâu mà mang theo đồ ăn nhiều, nên bắt đầu lo dè xẻn mấy khúc bánh ḿ c̣n lại trong túi đệm, nước uống th́ xin múc nước chứa trong thùng phuy cuối ghe đổ vô ve. Ghe chạy cả ngày mà vẫn c̣n nh́n thấy đảo Côn Sơn mờ mờ. Thỉnh thoảng lại có lệnh báo động cho mọi người chạy dồn đống xuống khoang v́ nghi có bóng tàu CA rượt đuổi; bác tài công hứa cho bà con lên khoang khi nào “tàu ḿnh”ra hải phận quốc tế!

 

Ngày 2-5-84. Đêm qua tài công xả cảng cho bà con lên mặt khoang ngủ đêm, thở hít không khí biển, chiếc ghe chạy êm đềm. Buổi sáng mặt trời hừng đông lên đỏ ối, biển sâu thẩm, bóng nước đen như mực, con thuyền như chiếc vỏ hột vịt đong đưa lắc ḿnh trên biển cả, không biết đâu là bến là bờ. Trưa trời nóng bốc hơi, hành khách nằm la liệt trên sàn, người đấp mặt người căng vải thưa che nắng; khát nước hơn thèm ăn, bợn dạ v́ say sóng, ói mửa…

 

Ngày 3-5-84. Tính đốt tay từng ngày th́ đă 4 ngày trôi qua, căng mắt nh́n xa chẳng thấy đất liền, chim hải âu cũng không có con nào, dưới nước cá lội quanh ghe, có lúc từng bầy đùa giỡn. Có lúc máy ghe ngừng chạy, ghe thả trôi. Rồi sửa máy rồi chạy. Hành khách có người mệt lă xuống lại hầm khoang tránh nắng. Chỉ có tài công, nhóm thanh niên và mấy tay nhà giàu mua chuyến được ở trong khoang mui có mái che. Nhưng khi tôi bám thành ghe xuống phía sau t́m nước uống th́ thấy trong mui chật kín người, mùi săng khói sàn máy bốc ra khó thở, vậy mà có tay nằm ngữa đầu gối lên thùng nhựa nước, hai tay ôm khư khư túi đồ ăn có em út bu quanh bảo vệ.

 

Nói ra hơi kỳ chớ cái chuyện đẩy ra chất thải trong người mấy ngày nín nhịn làm khổ bà con phái nữ hết sức. Không ai rảnh đi ḍm ngó chuyện phụ nữ, nhưng nghe mấy bà mấy cô than thở to nhỏ, lấm lét đi lên đi xuống tới lui, bám lườn ghe ḿnh không dám ngó, nhưng chỉ sợ mấy bà trật tay rớt vuống biển làm mồi cho cá. Lũ cá biển chạy đua theo ghe hết lớp này tới lớp khác, bay nhảy đùa giỡn trên sóng biển cũng làm mấy bà mấy cô thất kinh hồn vía rồi nín luôn!

 

Ngày 4-5-84 Ghe chạy lúc được lúc không, có lúc ông tài công và thằng con h́ hụt quay máy, bọn thanh niên cũng ráp tay vô phụ, máy nổ lên x́n xịt phun khói rồi tắt lịm. Trời nắng nóng như lửa cháy, áo cởi ra rồi mặc vào không bị phỏng da. Mọi người đồng thanh xúm nhau cổ động, ủng hộ tinh thần bác tài và mấy chú trai tráng ráng làm cho máy nổ. Nhưng cái máy Yama đầu bạc, chỉ có một bloc yếu x́u như ông già đầu bạc mệt mỏi im ĺm. Bác tài công là một HSQ Hải Quân dạn dày sông nước nên ông ta cởi quần áo mặc quần xà lỏn, kêu thằng con ra đuôi ghe ṃ chân vịt. May mà sóng yên biển lặn, sau một hồi mày ṃ dưới nước bác tài ngoi lên, tay quơ mớ rong biển, la lớn kẹt chân vịt. Hai cha con leo lên máy nổ, khán giả ngó mặt vào hầm máy vỗ tay hoan hô như coi hát. Vui quá quên đói khát! Nhưng trẻ con th́ không vui, chúng khóc rỉ rả v́ khát cổ họng và đói. Phuy nước đạt dưới đuôi ghe cạn sạch, vét những giọt nước chót rĩ sét. Bác tài phân bua: phuy chỉ chứa một ít nước ngọt thôi, sợ lúc mới ra sông công an xét thấy thùng phuy chứa đầy nước dự trữ qui tội vượt biên! Có người thử uống nước biển, nôn oẹ thốc tháo ngay, nên thằng con bác tài nhóm bếp bắt nước biển nấu sôi, dùng nấp nồi hứng từng giọt hơi nước rơi xuống, chắt mót từng giọt ngọc phân chia cho bọn trẻ. Bao củ sắn được giấu sẵn đâu đó, bây giờ mới lôi ra phát ăn cầm hơi.

 

Ngày 5-5-84. Tôi nằm mệt lă, nhừ tử trên sàn ghe với mọi người, chán năn v́ nghe tin dữ: máy ghe đă hơng thật sự; bác tài và bọn trai trẻ quay máy hụt hơi đến lúc buông tay thở dốc. Nhờ cơn mưa giông trên biển chiều qua làm mát người, đở khát, có nước mưa hứng được dự trữ. Chiếc ghe thả trôi không máy chạy mới là vấn đề sinh tữ, làm ai nấy hoang mang, năn ḷng; tâm lư dao động sanh ra lo sợ đủ thứ.

 

Tôi nhớ cơn mưa giông chiều qua đến suốt đêm có lẽ làm máy ngộp nước hết chạy? Trời đang nắng bổng mây đen vần vũ, vài tia chớp nháng lửa rồi giông gió lớn, mưa sập đỗ xuống như dội nước. Bà con bị lùa xuống hầm khoang hết; không muốn cũng sợ trên “boong” sóng đánh rớt xuống biển.

 

Chiếc ghe lắc lư mạnh, kèo cột kèo kêu răn rắc như bè đứt dây muốn ră.Trong tiếng mưa rơi, sóng biển ào ào nâng chiếc ghe trồi lên sụp xuống, tiếng nôn oẹ, vái Trời vái Phật cầu kinh Chúa; tai tôi vẫn lắng nghe bên trên ông tài công la con bẻ lái, giữ bánh lái cho chặt, cho ghe lướt theo chiều sóng, không để mũi ghe đâm đầu vào đợt sóng. Mọi người dưới hầm lăn chiêng lăn quay, níu kéo vồ vịn nhau giữ thăng bằng khi những đợt sóng biển ngoài kia nhô lên kéo xuống.

Măi gần sáng thấy bóng nắng hừng đông qua khe ván, ghe thả trôi êm mới biết ḿnh c̣n sống, nhưng không ai c̣n sức lực cựa quậy. Ráng ḅ lên sàn trên để ói mửa cho hết mật xanh mật vàng, để thở hít thay không khí hôi hám dưới khoang, cho khô quần áo ướt đẩm, lấm lem!

 

Đúng ngày mồng 5 tháng 5 để nhớ lại không khí im lặng tuyệt vọng đáng sợ của mọi người trên ghe; ai nấy nằm bất động từ đầu mũi tới đuôi, trẻ con ngủ vùi thôi khóc; bác tài cũng hờ hững ôm tay lái giữ hướng ghe. Một ngày đêm trôi qua không chút sinh khí; bỏ mặc buông trôi con thuyền vô định không bến về không bến đến!

 

Ngày 6-5-84. Tôi nhướng mắt tỉnh ngủ, ráng ngồi lên ngó quanh. Mặt trời lại lên, biển lặng, gió thổi ŕ rào làm như trước đó không có chuyện ǵ xăy ra. Nhiều thân người đang cựa ḿnh, gấp người nướng thêm giấc ngủ. Tôi lắc chân thằng cháu dậy, bảo nó xuống hầm máy coi ra sao, thanh niên trai tráng ráng lên; tôi cũng động viên mấy chú thanh niên vừa mở mắt dậy, mấy em xuống giúp quay máy cho chạy lại, mạnh lên các em! Tôi biết tiếng nói của tôi không có kí lô nào, nhưng chẳng lẽ không nói nằm đó chịu chết? Cũng may thằng cháu 16 tuổi sức ăn, sức trâu ḅ xuống hầm máy, lôi theo vài đứa khác.

 

Tôi nghe tiếng quay máy, càm ràm chưỡi thề, có tiếng đàn bà lanh lảnh động viên thanh niên trai tráng ráng lên! Máy sụt sịt ngộp nước, chạy được vài tua rồi đứng luôn. Bác tài công nói thôi, bloc máy bị bể rồi, vô ích. Đến đây th́, là hết thuốc chữa? Bó tay chịu trận! Ai nấy về chỗ trống nằm phơi nắng tiếp. Người ta đang bàn tới chuyện tháo ván ghe làm dầm để bơi, nghe như chuyện thần thoại!

Không để ngày trôi qua vô vị tuyệt vọng, người tài công có trách nhiệm cùng thằng con mày ṃ sửa máy! Em này to con đang thời kỳ sung sức trai nên giúp cha nó đắc lực, quần quật quay cần máy đến lúc khô nước máy chạy lại, cha nó mừng hơn bắt được vàng, la toáng lên cho mọi người cùng biết.

 

Thế là trời cứu, nhưng chiếc ghe chật ních chở nặng người trôi trên biển mấy ngày không thấy bờ bến, biết bao giờ mới đến nơi? Ghe yếu ớt như người bệnh nặng cố sức… cho đến khi trên ghe có người tinh mắt thấy có đốm đen trên mặt biển ( tha hồ cho mọi người quên đói mấy ngày, cười nói đoán non đoán già tàu nước ngoài chạy qua, cũng có người bi quan bàn chuyện xui xẻo gặp cướp biển Thái Lan?!) Mặc kệ may rủi, chiếc ghe hướng mũi về mục tiêu. Rồi lại thấy thêm một đốm đen khác, hành khách nh́n, người lái phân vân.

 

Tôi ṃ xuống chỗ bác tài công, lúc này tôi mới nhận ra ông chưa già lắm cũng độ tuổi tôi, nên chúng tôi dễ nói chuyện hơn. Ông lấp thêm bánh lái phụ để ngồi trên mui ghe dễ nh́n t́m phương hướng. Tôi thố lộ với ông tôi cũng là lính, dấu ḿnh trong lớp áo công nhân, làm bộ khù khờ để qua mặt công an.

 

Khi chiếc ghe cà xịch cà tàng chạy gần đến chỗ hai mục tiêu thấy rơ hơn: giàn khoan cự ly gần hơn chiếc tàu. anh tài công ( bây giờ chúng tôi là bạn lính rồi), hỏi tôi liệu xem nên ghé chỗ nào: giàn khoan hay chiếc tàu lớn đang thả neo đậu giữa biển? Tôi trả lời không ngần ngừ là,: giàn khoan chỉ có vài người làm việc trên đó, không có phương tiện nào giúp đở ḿnh đâu, dù là thức ăn hay săng dầu(!), chi bằng ḿnh đến chiếc tàu, trên đó có nhiều người và đủ phương tiện. Anh lái ghe lại hỏi tôi, có biết nói tiếng Anh không? Chút chút đủ xài!

Anh ta giao luôn tay cần bánh lái, như giao trách nhiệm cho tôi. Khi không mà nhận trách nhiệm của người khác ngang xương làm tôi cũng ngại ngùng, lỡ hư bột hư đường bị đỗ lỗi về sau. Nhưng lúc đó tôi rất tự tin, thói quen tự tin của người chỉ huy, cầm quân đánh trận.

 

Chúng tôi cho ghe cặp sát vào cái chân vịt khổng lồ (bằng một cái nhà lớn) của chiếc tàu quá lớn thả neo đứng tại chỗ, cao hơn nhà lầu 10 tầng, ngó lên mút mắt. Trong khi chúng tôi loay hoay cột đầu ghe vào bánh lái tàu, th́ phía trên lố nhố đầu người nh́n xuống quơ quơ, chẳng biết là xua đuổi hay chào thân thiện(!). Mặc kệ, ghe cột cứng vào đuôi tàu núp gió, bớt nhảy sóng; bà con ḿnh leo lên hết lên mui, trên sàn khoang cười hỷ hả, sống rồi, tàu vớt (!)

 

Một chiếc dây thừng to từ trên tàu ḍng xuống có kẹp theo mảnh giấy viết chữ, mấy chú thanh niên chụp sợi dây, gở tờ giấy rồi đưa cho anh Đ., anh này đưa lại cho tôi đọc coi tụi nó nói cái ǵ? Tôi căng tờ giấy ra trên mui, ḍ từng chữ, ráp vần dịch nghĩa ra tiếng Việt đọc lớn cho mọi người cùng nghe:

“Where your boat from? What you want?”( Ghe các anh từ đâu đến? Các anh muốn ǵ?”). Bà con nhao nhao góp ư: “Nói mấy ổng ḿnh vượt biên từ VN đi, mấy ổng vớt giùm ḿnh cho lên tàu đi, bà con sống chết trên biển mấy ngày rồi, không có cơm nước ǵ ráo trọi, con nít khóc quá trời luôn, làm ơn làm phước với!”.Tôi năn nỉ bà con :”Tiếng Anh tiếng u của tui biết có mấy chữ mà viết trả lời đủ thứ hết, tui phải d́a VN học lại?Bà con đồng ư để tui biết sao viết vậy nghen!” Mọi người đồng ư, để tôi bàn với “chủ ghe” rồi viết thư trả lời liền.

 

Tôi nh́n bên hông tàu thấy tên chiếc tàu ghi là Elizabeth II, nghĩ đại tên này là tên bà Vua (Nữ Hoàng Anh Quốc) nên bàn, hội ư với anh Đ. ghi trả lời mặt sau bức thư như vầy:

“To the Majesty of the Queen Elizabeth, we are Vietnamese boat people. We trust in God. He send us to you, please help!”(Nữ Hoàng vạn tuế, chúng tôi là thuyền nhân người Việt. Chúng tôi tin Thượng Đế, Ngài đưa chúng tôi đến với Nữ Hoàng (!), xin Bà giúp đỡ)”.

 

Chữ Anh của tôi khi đó là hết cở thợ mộc rồi!(theo giấy chứng nhận nghề nghiệp). Bà con trên ghe đâu ai bắt lỗi tiếng Anh của tôi nên hồi đáp thư gởi ngược lên tàu, chờ kết quả. Không biết thư tôi viết hay quá(!) hay thấy lố nhố những đàn bà trẻ con trên ghe làm họ động ḷng thương, mà tờ thư thứ hai họ hỏi trên ghe có bao nhiêu người gồm đàn ông, đàn bà, con nít, cần giúp đở những ǵ họ sẽ cung cấp đầy đủ; tàu không vớt người, get supply and go on!(nhận đồ tiếp tế rồi đi tiếp!). Chưa kịp trả lời, trên tàu tḥng xuống dây cột mấy thùng giấy đồ ăn nóng, đồ hộp, trái cây, nước uống…Hành khách đói khát trên ghe lo giành giựt mấy thùng đồ, để mặc hai đứa chúng tôi trả lời thư mà họ không cần góp ư:

Anh Đ. đếm lại người rồi cho tôi con số:

“Chúng tôi có 92 hành khách, 15 đàn ông, 30 đàn bà và 47 trẻ em. Không c̣n thức ăn nước uống, hết săng dầu, máy hơng, không có la bàn bản đồ, nhiều người già trẻ em bệnh nặng. Xin vui ḷng cứu trợ!”

 

Thư gởi lên thư đưa xuống mấy lần, đại khái là tàu lớn cố làm hết sức ḿnh cung ứng tất cả theo yêu cầu, nhưng không thể vớt người v́ đây là tàu đang hút dầu, không di chuyển, không chở hành khách…Rồi họ chuyển thêm xuống ghe một số lượng đồ ăn khô, sữa hộp, thuốc men, săng dầu theo yêu cầu, làm khẩm ghe sát mí nước.

 

Anh Đ. hỏi ư tôi làm sao? Th́ c̣n làm sao nữa, tôi nói, nó không vớt ḿnh th́ tiếp tục lên đường, nhưng làm như vầy… như vầy…

 

Đ. đỗ săng dầu vào máy, tôi phụ mở dây buột; lúc đó mấy cô gái đang khui nước uống để rửa mặt, các ông bà đang giành nhau mỗi người giấu riêng bớt lương thực mà không chờ phân phối… ngừng tay la lối:”Kêu nó vớt ḿnh, sao đi nữa vậy, bộ muốn chết hả?”. Đ. la lớn, tàu nó không chịu vớt người, đi tiếp chớ sao? Mấy chú em đâu giữ trật tự, đẩy mũi ra!

 

Nhưng máy không c̣n khởi động nữa, chiếc ghe quay ṿng ṿng theo ngọn gió, bà con la khóc, chưỡi mắng rền trời. Trên thành cao, đầu người lố nhố quơ tay lắc đầu, ghe lủi mũi ra biển rời tàu rồi lại bị gió lùa quay ṿng trở lại bánh lái táu. Chỉ chờ trên tàu có tiếng hô lớn và sợi dây thừng lại thả xuống với tờ giấy là chúng tôi buộc ghe lại đuôi tàu, gở tờ giấy ra xem.

 

Tôi cười với anh Đ. vừa độc tờ giấy vỏn vẹn có 2 chữ: “Stop, wait!”(Dừng lại, chờ đó!). Mấy chú thanh niên cột đỏi ghe vô bánh lái tàu, bà con lại chộn rộn đồ ăn thức uống, các cô các bà lấy nước uống ra rửa mặt, soi gương. Hai anh em lính tráng chúng tôi bây giờ mới thật sự thấm mệt và biết đói khát, bao tử đang sôi. May quá cô em tôi c̣n một quả cam SunKiss ném cho tôi, không cần lột vơ tôi nhai nuốt ngon lành, chưa bao giờ tôi được ăn một quả cam ngon như thế!

Một tờ giấy khác làm tôi và anh Đ. chia sẻ ư ngầm:” Một kỹ sư sẽ xuống ghe coi sửa máy cho các anh!” Chừng vài chục phút sau, chúng tôi thấy một cái lồng sắt hạ xuống; một người dáng Á Châu, mặc áo liền quần, tay cầm thùng đồ nghề, chân chạm ghe anh ta bước ra, vừa nói tiếng Anh vừa tiếng Hoa. Biết vốn tiếng Anh ḿnh hạn chế, tôi hỏi trong ghe có ai nói tiếng Hoa làm ơn ra tiếp xúc. Một cô gái, ư chừng là người Việt gốc Hoa đứng ra nói chuyện với anh chàng kỹ sư người Singapore này.

 

Họ nói chuyện líu lo một hồi rồi anh kỹ sư bước vào pḥng máy với thùng đồ nghề, lật máy ra coi. Anh ta lắc đầu nói sao đó với cô gái, bái bai chúng tôi, lặng lẻ bước vào lồng sắt, làm hiệu cho trên tàu kéo lên lại. Cô xẩm nói lơ lớ tiếng Việt cho chúng tôi biết máy ghe bị hơng nặng không sửa được, đề anh kỹ sư lên tàu báo cáo lại.

 

Chừng hơn một giờ sau kéo trời chiều sụp tối, một tờ giấy khác được tḥng xuống, làm anh lính lái ghe và anh lính giả công nhân không tin được, là hay không bằng hên:”Captain said OK, keep waiting until to-morrow morning, another ship coming to take you all to the island. Good luck!”( Ông hạm trưởng nói OK, chờ đó đến sáng mai, có chiếc tàu khác đến chở hết quí vị tới đảo. Chúc may mắn! ). Đêm nay mọi người no bụng, hết mệt, thôi cằn nhằn khôn dại, hết sợ biển hành say sóng; tôi có một giấc ngủ ngon lành, đong đưa trên vơng biển đến sáng bạch.

 

Ngày 7-5-84 Một chiếc tàu chở dầu trung chuyển khác tới (điều từ Singapore); thành tàu không cao lắm nên mọi người leo lên dễ dàng; có những thuỷ thủ tử tế kéo tay phụ nữ, bế bồng các cháu nhỏ lên boong. Vài người c̣n giữ dấu đồ ăn tàu lớn cho, tiếc của mang theo làm của riêng, bị ném hết trở lại trên ghe.
Phút đau ḷng nhất là chiếc ghe nhỏ tội nghiệp, làm bạn với thuyền nhân mấy ngày qua, bây giờ bị cột sau đuôi tàu một ḿnh, mũi ghe bị kéo mạnh trồi lên sụp xuống, ngụp lặn trong sóng biển cḥng chành. Khi tàu làm một tua ṿng quay ngang, chiếc ghe lật nghiêng và ch́m sâu dưới biển, thuỷ thủ cắt dây; tôi bùi ngùi nghe nhiều tiếng thở dài hay khóc nức nở.

 

Nhưng mọi người không có nhiều th́ giờ than khóc cho chiếc ghe sông bầu bạn, xếp đứng sắp hàng dài trên boong, đứng đó chờ cho máy lọc nước biển để tắm(!). Hai turbo hai bên thành tàu, quay rít chong chóng hút nước biển ào ào, thổi muối ra đàng sau trắng xoá; thuỷ thủ cầm ṿi rồng xịt tắm sạch (luôn quần áo) cho hành khách bất đắc dĩ, một phen nước biển (ngọt) xối xả quay ṿng thân thể hôi hám mấy ngày, tẩy sạch bụi đất mang theo từ Việt Nam.

 

Tôi và anh Đ. được gọi lên gặp thuyền trưởng. Thật là cảm động được tiếp đón, dù quần áo chúng tôi lem nhem, sốc sếch. Ông chúc mừng boat people an toàn và ân cần hỏi thăm mọi người có sao không, có được an lành trên biển cả không; khen chúng tôi là những người can đảm, bảo đảm sẽ đưa hết mọi người đến đảo Pulau-Bidong. Đoạn ông đưa tờ giấy trắng bảo chúng tôi viết tin nhắn về người nhà để đánh điện tín ngay về VN. Tôi xin thay mặt mọi người cám ơn ông, giới thiệu anh Đ. là người tài công lái ghe tuyệt vời, sẽ ghi địa chỉ và gởi tin nhắn về người nhà bên VN, từ đó sẽ báo tin cho từng nhà khác. Ông mời chúng tôi dùng bữa tại chỗ, chúng tôi cám ơn xin về ăn với anh em. Không c̣n ǵ để nói, ông thuyền trưởng bắt tay hai chúng tôi, không quên chúc mừng an toàn và may mắn. Có một điều tôi hết sức hối tiếc là không hỏi tên ông và tên ông hạm trưởng tàu lớn (hay tôi không c̣n nhớ) là ǵ để ghi lại trong câu chuyện này.

 

Đến hơn trưa hôm sau, chúng tôi lên bờ đảo Pulau- Bidong, hạnh phúc như người sống đi chết lại, bước đi chập choạng, người lắc lư đong đưa trên cầu Jetty v́ say đất, nhưng trên môi ai nấy đều nở nụ cười.

 

9-5-2016

Trần Cẩm Tường

Trở lại