30.04
Một vài hồi tưởng

[1] [2] [3] [4] [5] [6  Hàn Phú

[Phần 5]

Giờ phút long đong. 

Khi biết rơ được t́nh h́nh qua buổi họp di tản 15/4, tôi điện thoại cho bạn tôi đang làm trong Sở Nghiên Cứu Tác Vụ của Tổng Tham Mưu, bảo bạn ḿnh chuẩn bị, vào giờ chót có thể hai người sẽ t́m đường ra khỏi nước bằng ngả không quân, nhưng dặn ḍ là cả hai phải lo cho gia đ́nh đi trước đă. Trong thời gian này hai đứa thường xuyên giữ liên lạc với nhau .

Vào khoảng ngày 25 tháng 4, bạn tôi điện thoại nhờ tôi đến nhà đưa 2 gia đ́nh vào DAO để di tản. Một là gia đ́nh bạn tôi gồm 2 cụ song thân, 2 mẹ con người chị, một bà giúp việc có tuổi; c̣n gia đ́nh kia là của người Mỹ làm cho hăng thầu LSI, người Mỹ này bảo trợ cho gia đ́nh bạn tôi.

Việc lọt được vào khu của DAO trong giờ phút đó rất là khó khăn và gay go, v́ hai bên đường gần trạm kiểm soát cổng Nhà Kiếng để vào bên trong phi cảng dân sự, đang có vài ngàn người đứng bu quanh để chờ cơ hội lọt vào bên trong DAO. Cho nên tại đây có một lực lượng an ninh hỗn hợp trấn giữ. Lực lượng này gồm quân cảnh biệt khu thủ đô, quân cảnh không quân, an ninh không quân, cục an ninh quân đội và tổng nha cảnh sát. Mục đích chính là họ phát hiện và bắt giữ những quân nhân đang tại ng


 61;, trà trộn vào gia đ́nh trên các xe bus của toà đại sứ Mỹ vào DAO, để đào ngũ ra nước ngoài.

Khi xe jeep của tôi có bạn tôi ngồi bên cạnh, dẫn xe sau có 2 gia đ́nh,  rẽ gịng người tiến vào khu vực nút chận của trạm kiểm soát th́ bị chận lại. Tôi nói rằng tôi đang làm trong DAO, tôi cho cả tên và số điện thọai của trung tá Dickward để họ xác nhận, nhưng vẫn bị từ chối và bắt xe phải quay ra. Ngay lúc đó th́ một sĩ quan quân cảnh không quân đến nói nhỏ với tôi rằng, cứ ṿng xe trở ra để cho những người dân đang đứng quanh đó không để ư, rồi lái xe quay trở lạ i để vào;  khi họ thấy xe tôi đến gần th́ họ sẽ kéo những con ngựa sắt trên mặt đường sang một bên, cho xe tôi chạy thẳng vào bên trong. Tôi làm theo lời chỉ  dẫn quay xe trở ra , chạy một ṿng lớn rồi trở lại trạm, th́ được quân cảnh kéo những con ngựa sắt ra để xe tôi lọt vào bên trong. Chúng tôi gật đầu cám ơn họ . Nhưng khi xe chạy được một quăng, th́ nh́n kính chiếu hậu xe tôi thấy mấy xe Honda và Vespa đuổi theo. Đâm ra họ chạy theo xe để xin tiền trà nước. Tôi bảo người bạn cho họ. B̐ 1;n tôi rút túi c̣n đâu được bốn mươi mốt ngàn đồng, chia hết cho họ. Thật ra đây cũng là sự công bằng.

Và đêm hôm đó gia đ́nh bạn tôi và gia đ́nh người Mỹ kia rời Việt Nam.

Đêm ngày 28, không quân được lệnh chở các gia đ́nh không quân di tản ra Côn Sơn, tôi không đi v́ nghĩ rằng vẫn có thể đi theo ngả DAO được, nhất là con tôi c̣n đang nằm trong bệnh viện Nhi Đồng tôi không vào đón kịp.

Cho tới 4 giờ sáng hôm sau th́ phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích dữ dội. Đợi cho ngưng pháo kích , tôi và Dickward mới từ Sàig̣n chạy vào DAO, lúc ấy khoảng 8 giờ sáng. Dickward bảo tôi về đưa gia đ́nh vào sẵn trong DAO. Tôi chạy về nhà đón gia đ́nh, tạt qua bệnh viện Nhi Đồng đón đứa con.

Tôi lái xe giữa ḍng người suôi ngược, đông đúc, chật chội,  nhích xe từng thước một, hướng về phía DAO trong Tân Sơn Nhất, lúc này th́ nghe radio thấy tiếng ông Vũ văn Mẫu ra lệnh cho người Mỹ phải rút ra khỏi VN trong ṿng 24 giờ ! Ḷng tôi nao nao, bấn loạn từng hồi, chỉ mong sao xe chạy được đến DAO sớm phút nào hayphút ấy. Tại một ngă tư đường nào đó trong lúc xe bị kẹt, tôi c̣n nghe thấy tiếng hát vang ra từ một quán càfé, với lời rên rỉ của những kẻ thất t́nh, trong lúc nước sắp mất, nhà sắp tan: " T́nh yêu như trái phá, con tim tật nguyền, t́nh đi âm thầm, ngh́n trùng như vết thương !!!...". 

Khi xe tôi chạy được vào gần DAO th́ tôi đă thấy tại các vọng gác bên trong hàng rào lưới B40, có rất nhiều lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với nón sắt, áo ráp đứng gác tại cổng ra vào . Các cuốn kẽm gai concertina được kéo ngang chắn các lối vào và lối ra. Họ không cho ai ra vào DAO nữa, kể cả người Mỹ. Có những sĩ quan không quân Mỹ đứng ra can thiệp cho một số người vào, nhưng họ không tuân lệnh v́ họ vừa từ Đệ Thất Hạm Đội bay vào, họ không nghe lệnh ai cả . Nhiều người chen lại gần, đưa giấy tờ đủ lọai , họ không tiếp và đứng trên vọng gác bắn cầy xuống mặt đường để không cho ai lại gần cả! Tất cả các cửa vào DAO đều bị khóa kín !

Ngay lúc đó th́ một chiếc trực thăng của không quân Việt Nam  trúng pḥng không, đáp vội xuống trên lề đường lối vào phi cảng dân sự, cầy một đường trên mặt đất, lật nghiêng làm bụi cát tung bay mịt mù ! Mọi người bỏ chạy tán loạn. Tôi t́m cách điện thọai được với Dickward. Dickward từ trong DAO chạy ra gần vọng gác , nói năng ǵ với mấy Thủy quân Lục Chiến Mỹ, chỉ chỏ về hướng tôi nhưng không được v́ cổng đă bị khoá kín và concertina đă kéo ngang qua  rồi ! 

Tôi vội chở gia đ́nh về nhà gần Lăng Cha Cả, dùng diện thoại gọi cố vấn Umberger. Lúc này ông Umberger đang ở ngă tư Phú Nhuận, đằng sau khu nhà thờ Cơ Đốc. Ông ta về đó chở gia đ́nh người vợ VN tên là Liên, nhưng cả gia đ́nh không chịu đi và khóc lóc thảm thiết. Umberger nhờ tôi thuyết phục, tôi nói hết lời qua điện thoại cũng không thành công.

Umberger hẹn tôi đứng chờ ở lối vào cổng sau của DAO, gần trường Sinh Ngữ Quân Đội đi vô, ông sẽ đón tôi trên đường  ông trở về  DAO. Nhưng chuyện này không  hề xảy ra v́ tôi không đến điểm hẹn và tôi cũng không biết ông có đến chỗ hẹn hay không ! ( hiện nay ông Umberger đang ở Florida, mỗi lần hồi tưởng chuyện cũ, ông lại nhắc về trường hợp của tôi ) .

Lư do tôi không đến chỗ hẹn v́ sau khi cúp điện thọai với ông th́ gia đ́nh anh Cường tôi từ Bến Lức chạy về. Cả gia đ́nh cũng bị kẹt lại, không đi được !

Chúng tôi bùi ngùi nh́n nhau . Nh́n đàn con và các cháu dại khờ đứng quanh, chúng tôi không ai nỡ ḷng nào bỏ chúng để trốn chạy một ḿnh được cả ! Anh em tôi bàn nhau thà rằng chấp nhận thương đau, tới đâu th́ tới ...

Ngay lúc đó anh Albert Boussière, một Pháp kiều và là anh em đồng hao với tôi, ái ngại nh́n tôi và rồi giục giă:

- Vous allez ! Nous prendrons soin tout de votre famille allant en France avec nous plus tard. Allez, allez !

( Chú cứ đi đi, để vợ con lại cho tôi, tôi sẽ lo cho tất cả về Pháp cùng với chúng tôi sau này. Chú đi đi !).

Tôi lắc đầu cương quyết :

- Merci, j'ont pris ma décision. Je n'irai pas n'importe où maintenant !

( Cám ơn anh, em đă quyết định rồi . Em sẽ không đi đâu cả !  ). 

Bầu trời Sàig̣n vẫn nờm nợp trực thăng Mỹ bay tới bay lui, người ta thi nhau phóng xe đuổi theo hướng trực thăng bay để đến các cao ốc, hy vọng được cứu vớt. Thỉnh thoảng lại có vài qủa pháo kích rơi đó đây, một vài trực thăng của Không QuânViệt Nam cũng bị bắn rơi, gây một cảnh tao loạn hăi hùng.

Khi đă quyết định ở lại rồi, ḷng tôi bớt bức xúc, thanh thản hơn. Tôi phóng xe lại nhà bạn tôi. Thấy bạn vẫn ngồi thanh thản nh́n ngắm những biến động bên ngoài. Tôi mới sực nhớ là có lần bạn tôi ngỏ ư không muốn đi, mà chỉ muốn để gia đ́nh đi mà thôi. Chúng tôi rủ nhau đi một ṿng Sàig̣n đến các băi đáp trực thăng đang đón người trên các cao ốc. Đến đâu cũng thấy đông nghẹt người, họ chen lấn nhau để vào bên trong. Ngay tại bến tàu Sàig̣n cũng vậy, hàng ngàn người đang chen chúc lên đầy một boong tầu của một thương thuyền rất lớn. Boong tầu đă chật cứng mà người th́ vẫn đu đưa trèo lên. Ấn tượng hăi hùng về những cảnh chết chóc đă xẩy ra trên những chiếc tàu đông kịt người, di tản từ miền trung vào nam từ tháng trước đây, làm chúng tôi lo lắng cho số phận của họ.

Chúng tôi ṿng xe về đường Công Lư, nơi có một điểm bốc trên một cao ốc cạnh tiệm bánh bao ông Cả Cần. Chúng tôi quan sát bên trong, cũng thấy hàng trăm người c̣n chen chúc đầy sân dưới, chưa tới luợt được lên lầu trên. Lầu thuợng th́ đă kẹt cứng người mà chưa  được trực thăng tới bốc.

Trời lúc này bắt đầu nhá nhem tối, chỉ c̣n thấy vài chiếc trực thăng bay đó đây, t́m bốc những địa điểm quan trọng nào c̣n sót lại.

Cuối cùng th́ Sàig̣n bước vào bóng đêm, cũng là lúc không c̣n một bóng dáng trực thăng nào bay lượn trên không nữa. Cuộc cứu người di tản của Mỹ đă hoàn toàn chấm dứt, và chấm dứt luôn cả số phận của một quốc gia mà biết bao người đă hy sinh xương máu để xây dựng lên nó ! 

Chúng tôi trở về nhà, mỗi người một suy nghĩ. Tôi tự hỏi đây có phải là khởi đầu cho bước ngoặt của đời ḿnh?  Thôi đành vậy, cứ để định mệnh nó đưa đẩy đến đâu th́ đến.  

Đêm hôm đó tôi đưa vợ con đến nhà bạn ở vài ngày, cho qua đi những nguy hiểm và xáo trộn của mấy ngày đầu trong lúc hỗn quân hỗn quan. Gia đ́nh anh đă đi hết, nhà cửa hoang vắng, chỉ c̣n lại 1 người tớ gái. Sự có mặt của gia đ́nh tôi làm cho bầu không khí gia đ́nh được ấm cúng hơn lên.  Buổi tối đến, chúng tôi ngồi bàn luận, truyện tṛ . Tôi không hối hận đă quyến định ở lại bên người vợ trẻ và mấy con dại.

(xem tiếp phần 6)

Trở lại