Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 1)

Dũng Vũ

    Ngày 24-2-2022, quân đội Nga xâm lược Ukraine. Toàn thế giới bất ngờ nh́n thấy đất nước Ukraine tan hoang. Nạn nhân chính là thường dân. Khắp nơi, quân Nga đă bắn phá, thả bom bừa băi vào nhà dân, bệnh viện, trường học, vườn trẻ. Đường sá, cầu cống, điện nước cũng bị tàn phá. Phụ nữ bị lính Nga hăm hiếp, thường dân bị sát hại nằm la liệt trên đường phố hay bị vùi lấp tạm bợ dưới những mồ chôn tập thể. Hàng triệu người Ukraine phải chạy lánh nạn khắp Âu châu.

V́ sao một đất nước yếu đuối, hiền ḥa như Ukraine lại bị một nước Nga hùng mạnh có vũ khí tối tân và vũ khí nguyên tử ngang nhiên xâm lược?

Tổng thống Putin của Nga biện luận, phải tiến hành một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm loại trừ một chính phủ quốc xă Ukraine, tay sai Tây phương đang đàn áp người nói tiếng Nga và diệt chủng dân Nga tại vùng Donbass, đặc biệt là bảo vệ các nước Cộng ḥa Nhân dân tự xưng Luhansk và Donetsk nơi có nhiều dân Nga và người nói tiếng Nga sinh sống. Mặt khác phải bảo vệ nước Nga v́ Tây phương muốn kết nạp Ukraine vào NATO, tiếp tục mở rộng về phía Đông để tiêu diệt Nga.

Tuy nhiên mọi lư do của Putin đều là lời nói dối (như đă được chứng minh qua bài Ukraine – Chấu chấu đá xe – đồng tác giả) [1]

Thế th́ thực sự Putin muốn ǵ? Câu trả lời là, Putin muốn làm một điều có lợi cho nước Nga: Tái lập một cái gọi là “Nước Nga mới”. Nói ngắn gọn, Nga xâm lược Ukraine v́ chủ nghĩa có lợi.

Chủ nghĩa có lợi là ǵ?

Xưa nay khái niệm “có lợi” được hiểu như một tính chất “hữu ích” khi làm một việc ǵ đó. Bản thân tính chất “có lợi” không hàm chứa tính tiêu cực, thế nhưng nó sẽ trở nên tiêu cực nếu v́ ḷng ích kỷ. Nguy hiểm nữa là hành động “có lợi ích kỷ” biến thành một tham vọng hay một xu hướng lan rộng như một chủ nghĩa, có thể gọi là chủ nghĩa có lợi (profitism, profitismus).

Nói ngắn gọn, chủ nghĩa có lợi là những hành động nhằm thỏa măn những ham muốn có lợi cho phía ḿnh một cách ích kỷ, bất chấp đạo đức.

Chủ nghĩa có lợi có mặt ở đâu?

Có ư kiến đánh đồng “chủ nghĩa có lợi” với sự hám lợi trong chủ nghĩa tư bản [2].

Không hẳn vậy.

Chủ nghĩa thực dân cũng chứa đầy ḷng tham lợi nhuận. V́ chủ nghĩa có lợi mà các thế lực thực dân đă đi xâm chiếm những nước nhược tiểu, khai thác tài nguyên và bóc lột người bản xứ.

Cả chủ nghĩa cộng sản cũng chứa đầy ḷng tham quyền lực. V́ chủ nghĩa có lợi, những nhà nước cộng sản dùng bạo lực để tranh giành quyền lực, quyền lănh đạo. Sự hám quyền đă đẻ ra những nhà độc tài, đảng độc tài, thay v́ cần làm điều có lợi cho người dân, đất nước th́ ra sức dùng quyền lực để bảo vệ sự tồn tại và quyền lợi của ḿnh, phe cánh ḿnh và chế độ ḿnh là chính. Từ đó gây ra biết bao sự thanh trừng trong nội bộ.

Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa chủ ḥa v.v… đều tựa vậy, đều sống nhờ chủ nghĩa có lợi.

Putin, Nga và chủ nghĩa có lợi

Putin đă tiến hành một cuộc chiến xâm lược nước láng giềng v́ có lợi cho nước Nga.  nói cách khác, thực hiện “chủ nghĩa có lợi” xuyên qua sự bành trướng.

Putin thường mơ về một Đại Nga như trong quá khứ [3]. Ư đồ bành trướng cụ thể đầu tiên của Putin là tái lập một “Nước Nga Mới” (Novorossiya, New Russia) bao gồm bán đảo Crimea và vùng Đông Nam Ukraine, mà các Sa hoàng Nga đă kiểm soát được từ tay những thế lực suy tàn: Đế quốc Mông cổ “Kim Trướng hăn quốc”, người Hồi giáo Tatar/ Ottoman, đế chế Kyivan Rus và cả người Cossack (tổ tiên người Ukraine) [4]. Trong Thế chiến thứ hai, quân Đức quốc xă đă chiếm vùng này và phải trả lại cho Liên Xô sau khi thua trận. Thực ra các Sa hoàng chỉ cai quản vùng đất này trong vài chục năm ngắn ngủi (1764-1783 và 1796-1802) [5].

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/1-23-300x207.png

Nước Nga Mới (New Russia). Ảnh: wikipedia.org

Tham vọng bành trướng của Nga thật ra không mới. Trong lịch sử, Nga luôn muốn trở thành đế quốc bằng cách bành trướng. Không riêng bán đảo Crimea và vùng Đông Nam Ukraine mà nhiều nước yếu đuối quanh Nga cũng bị Sa hoàng chinh phục theo chiến lược “bóc vỏ cam” rồi sau này trở thành những nước chư hầu của Nga trong khối Liên bang Xô-viết: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan…

Nuớc Nga có lúc thịnh, lúc suy. Lúc thịnh th́ đi xâm chiếm những nước nhược tiểu lân cận, lúc suy th́ bị ngoại bang đô hộ, ức hiếp, nhất là Đức.

Hoàng tộc Nga trong những thế kỷ 16-20 có quan hệ họ hàng với người Đức. Những vị Sa hoàng của nước Nga đều mang ḍng máu Đức. Nữ Sa hoàng Catherine I là người Đức, sinh ra nữ Sa hoàng II. Nữ Sa hoàng Catherine II sinh ra Sa hoàng Paul I. Hậu duệ tiếp nối là Sa hoàng Alexander I, II, III, … Rồi cuối cùng là Nikolai II, vị Sa hoàng cuối cùng của đế chế Nga. Người ta thường nói, người Đức cai trị người Nga là v́ vậy.

Từ Thế chiến thứ nhất cho tới Thế chiến thứ hai, Nga là một nước yếu, thuờng bị Đức thao túng. V́ thù ghét người em họ của ḿnh là Sa hoàng Nikolai II, đại đế Wilhelm II của Đức đă giúp Lenin làm cuộc Cách mạng tháng 10, lật đổ chế độ Sa hoàng. Sa hoàng Nikolai II bị quân Bolshevik của Lenin giết chết nhưng chính quyền “Cách mạng” của Lenin và Liên bang Xô viết luôn bị đế chế Đức chi phối.

V́ mặc cảm yếu kém, Stalin đă nuôi mộng biến nước Nga thành cường quốc để phục thù. Trước nhất là lo cho nước Nga, Stalin ra lệnh giải tán phong trào Quốc tế Cộng sản của Lenin và thay vào đó chính sách chỉ “xây dựng Chủ nghĩa Xă hội trong một nước” tức nước Nga [6].

Sau khi Lenin qua đời, Stalin lên nắm quyền, đă thẳng tay tiêu diệt gần hết người thân tín của Lenin. Riêng Trotsky, đồng chí thân tín nhất của Lenin, trốn thoát qua Mexico và thành lập nhóm Đệ Tứ Quốc Tế (Cộng sản) chống lại Stalin. Năm 1940, Trotsky bị mật vụ của Stalin giết chết.

Trước Thế chiến thứ hai, Stalin cố thân thiện với Hitler để tránh xung đột, đồng thời nỗ lực hợp tác, học hỏi kỹ thuật của người Mỹ để tự chế được vũ khí, cải tiến được xe máy cày thành xe tăng. Trong Thế chiến thứ hai, Nga bị Đức tấn công dữ dội. Nga liên minh với Mỹ, Anh, Pháp và cuối cùng thắng Đức tại mặt trận phía Đông năm 1945.

Ngày 8-5-1945, Đức đầu hàng. Quân đồng minh thắng trận, chia vùng để trị. Nước Đức bị chia đôi. Phe Tư bản (Mỹ, Anh, Pháp) giữ phần đất Tây Âu bao gồm cả Tây Đức và Tây Bá Linh. Phe Cộng sản giữ phần đất Đông Âu bao gồm cả Đông Đức và Đông Bá Linh.

Từ một vị thế yếu đuối, Nga trỗi dậy thành cường quốc Cộng sản Liên Xô và tiếp tục bành trướng ảnh hưởng bằng cách lôi kéo những nước thứ ba nhược tiểu với chiêu bài xóa bỏ trật tự thực dân, giành độc lập dân tộc, đấu tranh giai cấp, tiêu diệt chế độ tư bản bóc lột, xây dựng chế độ Xă hội chủ nghĩa “tốt đẹp” hơn.

V́ lo sợ làn sóng Cộng sản sẽ lan rộng khắp vùng Đông Nam Á và thu hẹp thế giới tự do, Mỹ đă cùng đồng minh nhảy vào Việt Nam ngăn chặn và chiến tranh Việt Nam bùng nổ.

Không những chống Tư bản, Nga c̣n chống Trung Quốc để độc quyền lănh đạo khối Cộng sản. Trung Quốc một thời muốn nắm Việt Nam để bành trướng tại vùng Đông Nam Á nhưng v́ yếu kém nên đă bị Nga loại trừ. Cùng là đồng chí Cộng sản với nhau, Nga và Trung Quốc trở thành kẻ thù “không đội trời chung”.

Thế nhưng không có ǵ tồn tài vĩnh viễn.

Ngày 26-12-1991 khối Cộng sản Liên Xô sụp đổ kéo theo hàng loạt các nước Xă hội chủ nghĩa khác; hiện chỉ c̣n lại 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu Ba (Riêng Bắc Hàn, kể từ năm 1998, không c̣n được kể là nước theo chủ nghĩa Marx-Lenin).

Nga suy th́ Trung Quốc thịnh. Nhờ ư muốn “Đổi mới” để tân canh đất nước, Đặng Tiểu B́nh bắt tay với Mỹ, mở cửa giao thương với thế giới tự do và Trung Quốc trở nên giàu có. Lợi dụng kiểu “hợp tác chung” Joint-Venture với các công ty ngoại quốc, Trung Quốc dùng luật đ̣i chuyển giao công nghệ và mặt khác t́m cách đánh cắp.

Kinh nghiệm thực tế đă chỉ ra, Trung Quốc mà lấy được cái ǵ của ai, nó sẽ treo cổ kẻ ấy bằng cái ấy.

Thực vậy, ngày nay Trung Quốc có thể tự chế tạo nhiều thứ và quay ngược lại cạnh tranh với Tây phương, người đă chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc đánh cắp. Một món hàng “Made in China” được chế tạo bằng kỹ thuật Đức, nay bán rẻ hơn hàng “Made in Germany” thật. Hậu quả, hăng Đức sập tiệm.

Dẫu sao Trung Quốc đă trở thành một nước giàu mạnh từ vị thế một nước yếu kém từng bị Liên Xô chèn ép. Trung Quốc ngày nay hơn hẳn Nga về nhiều mặt.

Nước Nga ngày nay mờ nhạt. Nhắc đến Nga, người ta liên tưởng đến một nước sống được nhờ bán dầu khí và vũ khí là chính. Kinh tế Nga thua kém nhiều nước đàn em Đông Âu một thời yếu hơn ḿnh: Đông Đức, Hungary, Ba Lan, Tiệp, Slovakia, Romania, Croatia, Latvia, Lithuania, Estonia, … [7]. Những nước nhược tiểu này nhờ thoát khỏi khối Cộng sản Liên Xô, đă có cơ hội hợp tác, giao thương với thế giới tự do và trở nên thịnh vượng. (Đây cũng là một lư do tại sao các nước yếu kém Xô viết cũ c̣n lại như Moldova, Ukraine, … có xu hướng xích lại gần thế giới tự do hơn với Nga).

Từ một siêu cường Cộng sản, nay Nga không bằng ai. Chắc chắn Putin đă nh́n thấy điều này và tự hỏi phải làm sao để lấy lại phong độ như xưa?

Ngày 21 tháng 2 năm 2022, người đứng đầu Điện Kremlin phủ nhận quyền tồn tại của quốc gia láng giềng Ukraine, đồng thời công nhận “Cộng ḥa Nhân dân” tự xưng Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập. Putin đổ thừa nhà nước Ukraine là quốc xă, tay sai của Tây phương và tố cáo Tây phương muốn lôi kéo Ukraine vào mở rộng NATO để tiêu diệt Nga. Vài giờ sau, Putin gửi quân đội tới vùng Donbass. Nước Nga của Putin không tuân thủ luật pháp quốc tế, ngang nhiên chơi theo luật của ḿnh, đánh Ukraine nhằm tái lập một “Nước Nga mới”.

(C̣n tiếp P2)

Stuttgart, 16-4-2023

_______

Tài liệu tham khảo

[1] Dũng Vũ: Ukraine – Châu chấu đá xe – 4 phần:

https://baotiengdan.com/2022/11/12/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-1/

https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-2/

https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-3/

https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-cuoi/

[2] Nicolas Hofer: Warum der Kapitalismus auch Profitismus heißen könnte 
https://videogold.de/warum-der-kapitalismus-auch-profitismus-heissen-koennte-nicolas-hofer/

Holger Lang: Kapitalismus versus Marktwirtschaft: oder warum der Kapitalismus keine Marktwirtschaft ist. 2016. Amazon

[3] Putin träumt von Großrussland – der Westen wacht auf. 
https://www.diplomatic-council.org/de/node/1034

[4] xem [1]

[5] Föderativer Staat Neurussland. Wikipedia.

[6] Isaac Deutscher: Stalin. Eine politische Biographie. Dietz Verlag, Berlin 1990

[7] Tổng sản lượng quốc gia thế giới 2021 (theo IWS): 
https://de.wikipedia.org/wiki/Liste_der_L%C3%A4nder_nach_Bruttoinlandsprodukt_pro_Kopf

Trở lại