Công nghiệp xe hơi Mỹ ra sao khi không tham gia Thỏa Thuận Paris

Tư Mỏ Lết 

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/06/XH-Tesla-Model-3.jpg?resize=696%2C320

Tesla Model 3, chiếc xe điện tự hào của tỉ phú Elon Musk. (H́nh: tesla.com)

Hôm 1 Tháng Sáu vừa qua, Tổng Thống Donald Trump đă làm giới truyền thông Hoa Kỳ và cả thế giới dậy sóng, khi tuyên bố chính thức rút Hoa Kỳ ra khỏi Thỏa Thuận Khí Hậu Paris.

Quyết định này đă đặt Hoa Kỳ vào vị trí… ngang hàng với hai quốc gia khác cũng không kư vào thỏa thuận, đó là Nicaragua và Syria!

Quyết định của ông Trump được cho là “dũng cảm,” bị chống cũng nhiều, nhưng số người bênh vực cũng không ít. Trong chuyên mục này, hăy thử quan sát sự kiện này với lăng kính của ngành công nghiệp xe hơi.

Nhân vật nổi tiếng vào bậc nhất của ngành xe hơi Hoa Kỳ hiện nay là nhà tỉ phú Elon Musk, CEO của cả hai công ty xe điện Tesla và SpaceX. Ông đă phản ứng dứt khoát với Tổng Thống Trump, bằng cách rút tên ra khỏi hội đồng cố vấn chính sách kinh tế của ông Trump.

Ông Elon Musk đă nhắn tin cho ông Trump: “You quit Paris, so I quit you.” Nhà tỉ phú xe hơi điện cho rằng sự thay đổi khí hậu là có thực, việc ông Trump bỏ Thỏa Thuận Paris là không tốt cho cả Hoa Kỳ lẫn thế giới.

Phản ứng cương quyết của ông Elon Musk dành cho ông Trump là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi v́ tỉ phú Musk được cho là đánh cuộc sự nghiệp kinh doanh của ḿnh trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Ngoài việc sản xuất những model xe chạy điện 100% Tesla, bắt đầu từ Tháng Năm vừa qua, công ty của ông Musk đă bắt đầu nhận tiền đặt cọc của khách hàng cho sản phẩm Solar Roof (tấm lợp năng lượng mặt trời) của ḿnh. Công ty này tin tưởng rằng thế giới ngày nay đang sử dụng năng lượng sạch ngày càng nhiều hơn.

Ông nói: “Đó là viễn ảnh mà chúng tôi cho rằng xứng đáng cho tương lai, và chúng tôi đang xây dựng hướng về nó.” Với cái nh́n “màu xanh” như vậy, đă có những doanh nhân triệu phú bạn bè của ông Musk ngạc nhiên khi ông tỉ phú này quyết định nằm trong ban cố vấn của ông Trump, và tới giờ này mới chịu… bỏ cuộc!

Có thật là xe hơi góp phần làm trái đất nóng lên? Có thật là việc phát triển xe điện là để cứu trái địa cầu? Theo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA), khí thải chính từ xe xăng là CO2 (khí nhà kính) góp phần dẫn đến hiện tượng nóng lên của quả địa cầu. Ngoài CO2, có bốn thành phần ô nhiễm khác thải ra từ xe xăng:

-Xe thải ra khí CO, khi carbon không được đốt cháy hoàn toàn.

-Xe thải ra hydrocarbon, những hợp chất có hại cho sức khỏe có thành phần là hydro và carbon.

-Khi nhiên liệu cháy, nitrogen và oxy kết hợp tạo thành khí Nox, một loại khí có hại cho sức khỏe con người.

-Những hạt bụi tế vi từ chất thải, khiến cho bầu không khí bị mù, và gây tác hại cho lá phổi của con người.

Các nhà khoa học nói rằng khó mà xác định chính xác được phần trăm khí ô nhiễm trong bầu khí quyển do các loại xe cộ tạo ra. Bởi v́ những ngành công nghiệp khác đều có góp phần vào việc tạo ô nhiễm bầu không khí.

Theo EPA ước tính, tại nước Mỹ, xe cộ đóng góp khoảng 75% lượng khí CO trong không khí. C̣n theo Quỹ Bảo Vệ Môi Trường (EDF), xe cộ thải ra khoảng 1/3 lượng khí ô nhiễm tạo ra khói sương trong bầu không khí nước Mỹ.

Nước Mỹ chiếm khoảng 30% lượng xe cộ trên thế giới, nhưng đóng góp khoảng một nửa lượng khí thải từ xe cộ vào bầu khí quyển trái đất. Nước Mỹ từng bị cho là quốc gia gây ô nhiễm cho bầu khí quyển nhất thế giới.

Cho đến năm 2008, Liên Hiệp Quốc “tấn phong” vị trí “quán quân” này cho Trung Quốc. Mà việc ô nhiễm của Trung Quốc th́ có thể thấy rơ ràng hơn rất nhiều so với ở Mỹ. Và cũng v́ vậy, Trung Quốc hiện nay đang rất hào hứng trong việc dẫn đầu thế giới trong Thỏa Thuận Khí Hậu Paris, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút lui.

Nhưng xin lưu ư rằng nước Mỹ thải ra khí ô nhiễm nhiều, nhưng cũng có rất nhiều nỗ lực trong ngành công nhiệp xe hơi để làm giảm thiểu sự ô nhiễm do xe cộ gây ra. Chính phủ Hoa Kỳ trong thập niên qua đă đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe để giới hạn khí thải từ xe cộ lưu hành. Nhờ vậy mà các nhà chế tạo xe đă đầu tư cải tiến kỹ thuật, để đáp ứng các yêu cầu này.

Theo EPA, các thế hệ xe ngày nay thải khí ô nhiễm ít hơn từ 75% đến 90% so với các loại xe của thập niên 1970! Một bước tiến bộ rất đáng khen ngợi, mà nếu không có những quy định từ chính quyền, th́ chưa chắc các công ty sản xuất xe đă tự nguyện làm.

Rồi cũng v́ những quy định đó, mà các loại xe hybrid, xe điện, các chủng loại xe thân thiện với môi trường khác ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên đường phố Mỹ. Nước Mỹ đang đi tiên phong trong phong trào “xe hơi xanh” cho đến thời điểm này.

Nói đi th́ cũng phải nói lại. Cũng cần lưu ư thêm, không phải ai cũng đồng ư rằng con người, xe cộ là nhân tố chính làm cho quả địa cầu nóng lên trong một thế kỷ vừa qua. Người Mỹ có một truyền thống rất đáng khen, đó là luôn nh́n sự việc dưới những góc độ khác nhau.

Đa số truyền thông báo chí trong thời gian vừa qua chỉ đưa tin rằng “cả thế giới” tin rằng khí thải do con người, xe cộ gây ra đang làm trái đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, tàn phá môi trường. Nhưng ít thấy ai nhắc đến ư kiến của những nhà khoa học, nhà chuyên môn không đồng ư với lập luận này. Mà họ đâu phải là người “tầm thường.” Họ cũng là tiến sĩ, giáo sư đó chứ!

Hăy cùng điểm qua một vài ư kiến đáng chú ư của những nhà khoa học đóng vai tṛ “phản biện” lập luận này:

-Tiến Sĩ Patrick Moore, cựu giám đốc Greenpeace International, tường tŕnh vào ngày 25 Tháng Hai, 2014, trước Ủy Ban Công Cộng Môi Trường Thượng Viện: Không có bằng chứng khoa học để kết luận rằng sự thải khí CO2 của con người là nguyên chính gây ra sự ấm lên của khí quyển trái đất trong 100 năm vừa qua… Nếu có một bằng chứng nào, nó đă phải được ghi chép lại để mọi người nghiên cứu

Khoảng 500 triệu năm trước, khi sự sống bắt đầu tiến hóa, hàm lượng CO2 trong khí quyển cao gấp hơn 10 lần hiện nay. Vậy mà sự sống vẫn phát triển. Và kỷ nguyên băng giá xảy ra cách đây 450 triệu năm cũng với lượng CO2 cao gấp 10 lần hiện nay. Có thể có sự liên đới, nhưng rất ít bằng chứng chỉ ra được sự liên hệ trực tiếp giữa CO2 và nhiệt độ toàn cầu…

-Tiến Sĩ John Christy, giáo sư ngành Khoa Học Khí Quyển, giám đốc Trung Tâm Khoa Học Hệ Thống Địa Cầu của Đại Học Alabama, tŕnh bày vào ngày 1 Tháng Tám, 2012, trước Ủy Ban Công Cộng Môi Trường Thượng Viện: Một lần nữa đa số dư luận cho rằng những hiện tượng thiên nhiên bất thường như hạn hán ở trung tâm nước Mỹ là minh chứng cho việc khí hậu thay đổi do tác động của con người.

Thực sự, trái đất rất lớn, và khí hậu có năng lượng rất lớn. Những loại thời tiết khắc nghiệt như vậy vẫn tiếp diễn ở một nơi nào đó trên thế giới hằng năm… Một số khám phá mới đă cố giải thích việc trái đất nóng lên bằng cách đo nhiệt độ bề mặt trái đất. Nhưng sự nóng lên cục bộ đó không có liên hệ đến sự tích nhiệt do việc tăng lượng khí nhà kính, mà liên hệ tới những hoạt động của con người ở khu vực trạm đặt nhiệt kế…

Những báo cáo hiện được phổ biến rộng răi hay tự nhận là “hàng ngàn nhà khoa học,” nhưng lại không đại diện cho khoa học khí hậu, thường chứa đựng những khẳng định thổi phồng về biến đổi khí hậu mang tính cảm tính… Thiếu bằng chứng để đổ lỗi cho con người làm gia tăng thiên tai, hay CO2 gây ra những thiên tai này, v́ nó đă có từ trước khi lượng CO2 tăng. Và cần phải thấy CO2 là nguồn thức ăn cho thực vật, là có lợi cho thiên nhiên chứ không phải chỉ là yếu tố phá hoại…

Chỉ dẫn chứng một ít ư kiến khoa học “phản biện” như vậy, để thấy rằng không phải ai cũng công nhận là “khói xe gây biến đổi khí hậu.” Chuyện ǵ cũng có hai mặt. Nói rằng “khói xe có hại cho sức khỏe con người” th́ có lẽ dễ chứng minh hơn. C̣n chuyện “xe hơi và khí hậu.” th́ vẫn sẽ c̣n căi nhau dài dài

Trở lại