Phạm
Viết Khiết, Thủ Khoa khóa 1 Đặc Biệt
đang nhận bằng tốt nghiệp
Đầu năm 1972 Trung Tâm Huấn Luyện Hải
Quân Nha Trang [TTHL/HQ/NT] bắt đầu khai giảng khóa
1 Đặc Biệt Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Khóa
1 Đặc Biệt được đặt tên là
khoá Thủy Tinh (Mercury), khoá 2 Đặc Biệt là khoá
KimTinh (Venus), khóa 3 Đặc Biệt là Hỏa Tinh
(Mars), khóa 4 là khoá Mộc Tinh (Jupiter) và khoá 5 là khóa
cuối được đặt tên là khóa Thổ
Tinh (Saturn).
Các khóa Đặc Biệt này nhằm mục đích
bổ túc Hải Nghiệp cho các sĩ quan Hải quân
chưa thụ huấn qua một khóa hải nghiệp
nào trong hoặc ngoài nước.Những sĩ quan
hải quân chưa học hải nghiệp được
gọi là Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh (Chiến
Binh viết tắt lá CB). Các khóa Đặc Biệt này
gồm nhiều thành phần sĩ quan xuất thân khác
nhau. Nhưng đa số khóa sinh là những cựu
sinh viên sĩ quan Hải Quân đă tốt nghiệp căn
bản Sĩ Quan Lục quân. Theo học các khoá Đặc
Biệt này c̣n có một số sĩ quan khóa 22B, 23 và
24 Sĩ Quan Hiện Dịch của trường Vơ
Bị Quốc Gia Đà Lạt được
chuyển sang Hải Quân và các sĩ quan trừ bị
Thủ Đức được Bộ tư Lệnh
Hải Quân tuyển mộ. Ngoài ra có một số ít
khóa sinh từng là những sĩ quan hải quân đă
phục vụ lâu năm trong Hải quân. Khóa 1 Đặc
Biệt c̣n có 2 Sĩ quan Biên tập viên cải
ngạch sang Giang Cảnh và khóa 2 Đặc Biệt có
2 Sĩ quan cấp Úy (một Đại Úy và một
Thiếu Úy) của Quân Vận theo học.
SĨ QUAN ĐẶC BIỆT HẢI QUÂN NHA TRANG
XUẤT THÂN TỪ HẢI QUÂN:
Các Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt gốc
Hải Quân chính là những Cựu Sinh Viên Sĩ Quan
Hải Quân thuộc tài nguyên khóa 21 và 22 SQHQ được
BTL/HQ tuyển mộ vào năm 1969. Quá tŕnh quân ngũ
của những sĩ quan gốc Hải quân đă
trải qua 4 giai đoạn huấn luyện và
phục vụ như sau:
Giai đoạn 1 : dự tuyển vào Hải Quân và
được gởi thụ huấn Căn Bản Quân
Sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung
[TTHL/Quang Trung] (3 tháng). Điều kiện được
tuyển mộ cũng như các SVSQ Hải quân
của các khóa khác: có sức khoẻ và tŕnh độ
văn hóa từ Tú Tài Toàn Phần ( Tú Tài II) ban Toán
( ban B) hay Tú Tài II Kỷ Thuật trở lên.
Giai đoạn 2 : thụ huấn Kỷ Thuật Tác
Chiến Bộ Binh và Lảnh Đạo Chỉ Huy
tại các trường huấn luyện Sĩ Quan
Bộ Binh như Thủ Đức và Đồng Đế
( thời gian 6 tháng). Sau khi tốt nghiệp trở
về hải quân được mang cấp bậc
HQ.Chuẩn Úy CB ( Chiến Binh).
Giai đoạn 3 : sau khi tốt nghiệp giai đoạn
2 kể trên các tân sĩ quan được BTL/HQ/VNCH
bổ sung về các đơn vị bờ, các trung tâm
huấn luyện, căn cứ, duyên đoàn và
những đơn vị tác chiến sông ng̣i
( thời gian phục vụ trên dưới 2 năm ).
Giai đoạn 4 : bổ túc Hải Nghiệp tại
Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang (6 tháng).
Sau khi tốt nghiệp đương nhiên trở thành
Sĩ Quan Hải Quân Ngành Chỉ Huy. Một đặc
điểm đáng nêu lên là tất cả sĩ quan
hải quân đặc biệt sau khi tốt nghiệp
đều được đưa đi phục
vụ các đơn vị biển như Hạm Đội
và Hải Đội Duyên Pḥng
Như vậy một Sĩ Quan Đặc Biệt
Hải Quân Nha Trang có 2 văn bằng tốt nghiệp
do bộ Quốc Pḥng cấp:
1/ Văn Bằng Tốt Nghiệp Sĩ Quan Bộ Binh.
2/ Văn Bằng Tốt Nghiệp Sĩ Quan Hải Quân
Ngành Chỉ Huy. (theo Nghị Định số
210/QP/NĐ của Bộ Quốc Phňng VNCH).
CHI TIẾT VỀ KHÓA 21 VÀ 22 SĨ QUAN HẢI QUÂN:
Khởi đầu vào cuối năm 1969 BTL/HQ đă
gởi một số sinh viên sĩ quan tài nguyên khóa
20, khóa21, khóa 22 SQHQ/NT đến quân trường
Thủ Đức và Đồng Đế theo học
khóa 6/69 Sĩ Quan Trừ bị Bộ Binh. (Trong kế
hoạch hóa chiến tranh Việt Nam năm1969 BTL/HQ
đă gởi trên 1.000 Sinh Viên Sĩ Quan Hải quân Nha
Trang thuộc tài nguyên của các khóa 20, khóa 21, khóa 22
để đào tạo thành Sĩ Quan ở các quân
trường như: Nha Trang,O.C.S,Thủ Đức ,
Đồng Đế để họ trở thành sĩ
quan và trở về phục vụ cho Quân chủng
Hải Quân).
Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang chỉ thâu
nhận nhưng vẫn không đủ chổ cho tài
nguyên khóa 20 được vào học khóa 20 NhaTrang
trong năm 1969. Nên năm 1970 BTL/HQ tiếp tục
tuyển mộ sinh viên sĩ quan hải quân cho trường
sĩ quan hải quân Nha Trang phải dùng lại danh xưng
tài nguyên khóa 21 lần thứ 2 (tài nguyên khóa 21 và khóa
22 của năm 1969 không c̣n nửa, đây là chi
tiết kỳ lạ giải thích tại sao tài nguyên
khóa 22 lại đi trước tài nguyên khóa 21). Tiếp theo cuối tháng 3 năm 1970 BTL/HQ tiếp
tục gởi một số sinh viên khóa 21 SQHQ đến
quân trường Thủ Đức theo học khóa 1/70
Sĩ Quan Bộ Binh. Khóa 21- 1/70 sớm rời quân trường
Thủ Đức và trở về BTL/HQ vào trung
tuần tháng 7 năm 1970, không phải theo học giai
đoạn cuối của chương tŕnh bộ
binh.
Kế hoạch ACTOV ( Accelerated Turn Over VietNam ):
Kể từ năm 1969 chính phủ Hoa Kỳ bắt
đầu thực thi kế hoạch này nhầm
mục đích gia tăng quân số Quân Lực
Việt Nam Cộng Ḥa [QLVNCH] để có đủ
khả năng tự bảo vệ miền Nam Việt
Nam và quân đội VNCH sẽ từ từ thay
thế quân đội đồng minh (Kế Hoạch
Việt Nam Hoá Chiến Tranh). Do đó nhu cầu quân
số cũng như huấn luyện từ cấp sĩ
quan đến binh sĩ đă được
cấp bách soạn thảo và thi hành. Kế
hoạch Việt Nam Hóa áp dụng cho toàn quân binh
chủng Hải Lục Không Quân trong QLVNC và giao
nhiều Tuần Duyên Đĩnh -WPB ( lực lượng
Coast Guard của Hoa Kỳ), Khinh Tốc Đĩnh (PCF),
các Giang Đoàn, Căn Cứ Yểm Trợ
Tiếp Vận cůng lúc chuyển giao nhiều
chiến hạm lớn như Khu Trục Hạm (DER) và
Tuần Dương Hạm (WHEC). Bởi thế số
lượng sĩ quan và đoàn viên hải quân lúc
bấy giờ trở nên thiếu hụt trầm
trọng.
Trước nhu cầu cấp bách về quân số
nhất là sĩ quan chỉ huy, trưởng toán, chuyên
viên kỷ thuật. BTL/HQ đă phải tuyển
mộ ồ ạt Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân và
đồng thời đào tạo cấp tốc
một số sinh viên tân tuyển trở thành Sĩ
Quan Hải Quân Chiến Binh trong một thời gian
ngắn nhất ( không cần kiến thức về
hải hành đ̣i hỏi về chuyên môn hải
nghiệp. Cùng lúc cuộc chiến sông ng̣i đang lúc
dầu sôi lửa bỏng, nhu cầu sĩ quan trưởng
toán giang đĩnh và sĩ quan kỷ thuật lại
càng trở nên cấp bách hơn.
Cho đến cuối năm 1969 Bộ Tư Lệnh
Hải quân đă tuyển mộ được
gần hàng ngh́n khóa sinh sinh viên sĩ quan Hải Quân.
Vào thời điểm này TTHL/HQ/Nha Trang có 2 khóa đang
thụ huấn : khóa 19 và 20 SQHQ.
Tại trung Tâm Tạm Trú Bạch Đằng II Saigon tân
khóa sinh càng ngày càng ứ động. V́ thế
phải có một số khóa sinh được
đưa xuống tạp dịch tręn các chiến
hạm. BTL/HQ tiếp tục khai triển kế
hoạch đŕo tạo cấp bách sĩ quan hải
quân kịp thời cho kế hoạch Việt Nam Hóa
Hải Quân . Do dó, cuối năm 1969 lần lượt
nhiều đợt khóa sinh được đưa
đến TTHL Quang Trung thụ huấn Căn Bản Quân
Sự.
Khởi đầu lên Quang Trung học căn
bản quân sự là khóa 19 SQHQ, tiếp đến là
khóa 20 SQHQ. Sau khóa 20 SQHQ, vào cuối năm 1969 BTL/HQ
tiếp tục đưa lên Quang Trung hằng trăm
khóa sinh thuộc tài nguyên khóa 22 SQHQ. Ngay sau khi măn khóa
tại Quang Trung, số sinh viên khóa 22 SQHQ này được
BTL/HQ đưa thẳng lên trường Bộ Binh
Thủ Đức và Đồng Đế. Đây là
khóa đầu tiên mà BTL/HQ đưa SVSQ/HQ đến
trường bộ binh đào tạo Sĩ Quan với
số lượng trên hằng trăm sinh và bộ khóa
21 SQHQ với tổng số 530 SVSQ/HQ lên TTHL/Quang
Trung.
Song song với việc đưa sinh viên đến các
quân trường Bộ Binh để được
huấn luyện căn bản quân sự và tác
chiến bộ binh. BTL/HQ c̣n tuyển khóa sinh có tŕnh
độ khá Anh Ngữ từ tài nguyên các khóa 20, 21 và
22 SQHQ sau khi họ đă học xong giai đoạn căn
bản quân sự tại Quang Trung để gởi
thụ huấn Hải Nghiệp ngắn hạn (6 tháng)
tại các trường Hải quân của Hoa Kỳ và
Úc ( Officer Candidate School) đuợc gọi tắt là Sĩ
Quan Hải Quân OCS.
SINH VIÊN SĨ QUAN HẢI QUÂN ĐƯỢC
GỞI ĐẾN CÁC QUÂN TRƯỜNG BỘ BINH:
Đợt đầu tiên theo học khóa 6/69
Thủ Đức :
Có 202 Sinh Viên Khóa 22 SQHQ, trong số này có 13 sinh viên
của khóa 20 SQHQ (có 9 sinh viên c̣n đang theo tạp
dịch trên các chiến hạm đang hoạt động
ngoài vùng công tác không theo về kịp để
nhập học khóa 20 SQHQ Nha Trang ). Tại trường
Bô Binh Thủ Đức trong lúc di hành ra băi tập
ngang qua cầu Bến Nọc có một đại
đội sinh viên bị ḿn gài (DH 10) của Việt
Cộng phục kích gây cho một số sinh viên khóa
6/69 này bị tử vong và bị thương. Trong
số này có 1 SVSQ/HQ bị tử thương, 2 SVSQ/HQ
khác bị trọng thương phải giải ngũ
sớm và 1 SVSQ/HQ khác bị thương nhẹ
tiếp tục học sau khi nằm bệnh xá một
tuần lễ.
Khóa 6/69 Thủ Đức có 2 SVSQ/HQ cho rớt v́ đón
xe lam về quân trường thay v́ đợi xe GMC
chở về , ra trường mang cấp bậc HQ Thượng
Sĩ CB, sau trở về học khóa 23 SQHQ/Nha Trang. Khóa
6/69 Đồng Đế có 50 SVSQ/HQ theo học. Đồng
thời BTL/HQ cũng đă tuyển thêm 35 sĩ quan
Bộ binh vừa tốt nghiệp khóa 6/69 Thủ Đức
sang Hải quân ( gần phân nữa số sĩ quan
Bộ binh này được về Liên Đoàn Người
Nhái ).
Sĩ Quan Hải Quân theo học khóa 6/69 Thủ Đức
và Đồng Đế ra trường mang cấp
bậc HQ Chuẩn Úy sau sĩ quan Hải quân khóa 19
SQHQ Nha Trang 2 tháng và trước khóa 20 SQHQ Nha Trang 4 tháng.
Danh xưng “Hải quân lưu đày”. Danh xưng này
do các sinh viên sĩ quan Hải quân như Phạm Thái
Hoàng, Vơ Văn Màng, Trần Hùng Cận (tử
trận vào đầu tháng 4 năm 1975 trên HQ 401
tại cửa Bồ Đề Năm Căn Cà Mâu ).
Tiếp sau đó danh xưng này được
truyền khẩu qua các sinh viên hải quân khác và các
sinh viên khóa sau. Phần đông các SVSQ/HQ được
đưa đến các quân trường Bộ binh
đồng chấp nhận danh xưng này một cách
dễ dàng bởi v́ hầu hết sinh viên hải quân
lúc bấy giờ không ai hiểu được
mục đích của BTL/HQ đưa sinh viên sĩ
quan hải quân đi học trường bộ binh. Cũng
cần nêu lên lúc bấy giờ có sự kiện
một số phụ huynh của có con em là SVSQ/HQ
khiếu nại. Nhưng phần lớn th́ vô tư,
dễ dàng chấp nhận sự huấn luyện
của BTL/HQ. Nghĩa là BTL/HQ đưa đâu học
đó. Thậm chí nhiều sinh viên sớm mong rời
quân trường ra đơn vị phục vụ càng
sớm càng tốt.
Đợt thứ hai theo học khóa 1/70
Thủ Đức :
Sau khóa 6/69, ngày 30 tháng 12 năm 1969 BTL/HQ tiếp
tục đưa 530 Sinh Vięn khóa 21 SQHQ lên TTHL/Quang
Trung (gồm 3 đại đội : 18C,19D và 20E
của Tiểu Đoàn Trương Tấn Bửu, Liên
Đoàn B). Sau khi măn khóa căn bản tại Quang
Trung,tài nguyên khóa 21 SQHQ có 86 sinh viên trở về
BTL/HQ học bổ túc Anh Ngữ chuẩn bị du
học Sĩ Quan OCS tại Hoa Kỳ và 268 sinh viên
được đưa ra TTHL/HQ/Nha Trang để
thụ huấn khoá 21 SQHQ/Nha Trang (Khóa Đệ
Nhị Nhân Mă ). C̣n lại 176 sinh viên được
gởi theo học khóa 1/70 Sĩ Quan Bộ Binh Thủ
Đức.
Mặc dù BTL/HQ đă tuyển mộ sinh viên sĩ quan
Hải quân ồ ạt và đồng thời lấy
thêm sĩ quan vừa tốt nghiệp từ Thủ
Đức và Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt sang
hải quân nhưng nhu cầu sĩ quan hải quân
vẫn chưa đủ. BTL/HQ phải gởi tiếp
một số tân khóa sinh c̣n đang tạm trú tại
TT/Tạm Trú Bạch Đằng II lần lượt
đến các khóa 2/70, 3/70 và 4/70 Thủ Đức nhưng
với quân số ít hơn khóa 6/69 và khoá 1/70.
SĨ QUAN HẢI QUÂN CHIẾN BINH
Các sĩ quan Hải quân sau khi tốt nghiệp từ
các quân trường Bộ Binh trở về Hải Quân
mang cấp bậc HQ Chuẩn Úy Chiến Binh ( viết
tắt HQ Chuẩn Úy CB ) và được điều
động đến phục vụ các đơn
vị không cần kiến thức hải nghiệp như:
Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tư Lệnh
Hải Quân các Vùng, Căn Cứ, Duyên Đoàn, Hải
Quân Công Xưởng, các đơn vị Yểm
Trợ Tiếp Vận như Căn Cứ Yểm
Trợ Tiếp Vận Sửa Chữa, Tiền Doanh hay
Tiền Phương Yểm Trợ và đông
nhất là các đơn vị Tác Chiến trong sông.
Riêng khóa 22 SQHQ học khóa 6/69 Thủ Đức có
đến 96 Sĩ Quan Hải Quân xuất thân từ các
trường Kỷ Thuật tại SaiGon (Cao Thắng),
Vĩnh Long, Đà Nẳng, Qui Nhơn v.v...cho nên
những tân sĩ quan Hải quân này được
trực tiếp thuyên chuyển về những
đơn vị Yểm Trợ Tiếp Vận Sửa
Chữa. Tuy nhiên các Giang Đoàn Thủy Bộ,
Tuần Thám, Ngăn Chận, Trục Lôi, Hộ
Tống, Tác Chiến Điện Tử, Xung Kích
Hải Quân, Duyên Đoàn và Liên Đội Người
Nhái nói chung là những đơn vị tác chiến lúc
đó có Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh tân đáo
đông nhất vào đầu thập niên 1970.
Đặc biệt sĩ quan hải quân Chiến Binh
rất nhiều người có Cử Nhân hoặc
sắp xong Đại Học Khoa Học,Văn Khoa,
Luật Khoa cho nên sau khi tốt nghiệp Sĩ Quan
Bộ Binh nhiều HQ Chuẩn Úy CB được
bổ nhiệm về các Trung Tâm Huấn Luyện
Hải Quân SaiGon, Nha Trang và Cam Ranh làm Sĩ Quan Cán
Bộ như Nguyễn Kim Sa, Bùi Thọ Xung, Phạm
Viết Khiết, Giang Hữu Tuyên, Nguyễn Hữu
Lễ, Đổ Ngọc Thành v.v.....[tất cả có
11 Sĩ Quan Hải Quân trong số 176 Sĩ Quan Hải
Quân Chiến Binh khóa 1/70 Thủ Đức [tài nguyên
khóa 21 SQHQ) chưa kể các khóa khác]. Có nhiều sĩ
quan Chiến Binh bấy giờ được bổ
đi học các ngành đặc biệt như An Ninh,
T́nh Báo, Không Ảnh, Chiến Tranh Chính Trị,
Tiếp Liệu, Truyền Tin v.v...Đồng thời cũng
có nhiều sĩ quan Hải Quân Chiến Binh trở
về BTL/HQ tái dự tuyển Anh Ngữ để
đi học OCS ( U/ O ) và Sĩ Quan Người Nhái Hoa
Kỳ.
Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh xuất thân từ
Hải Quân, Thủ Đức, Đồng Đế,
Vő Bị Quốc Gia Đà Lạt chẳng những
là một lực lượng quan trọng mà cũng là
trái độn cần thiết cho giai đoạn
khởi đầu kế hoạch bành trướng
Hải Quân VNCH ( 1969-1972) lúc bấy giờ. Họ c̣n
là đội ngũ sĩ quan trẻ sớm được
tung ra chiến trường trong giai đoạn
khốc liệt nhất.
Với khả năng lănh đạo chỉ huy và
kiến thức quân sự được đào
tạo tại các quân trường Bộ Binh cùng
với vốn liếng văn hóa cũng như chuyên môn
kỷ thuật sẵn có, các sĩ quan hải quân
Chiến Binh đă mang vào ứng dụng rất có
hiệu quả qua các công tác điều hành tiếp
vận, sửa chữa, cũng cố , tái tạo các
công sự chiến đấu, pḥng thủ, hành quân
hỗn hợp với các đơn vị bộ binh,
trưởng toán các giang đĩnh chỉ huy ngăn
chận ,tấn công, xung kích, hải kích, thám sát, truy
lùng, đột kích địch quân tręn kắp
hang cůng sông rạch miền Nam và biên giới
Việt Miên. Trước chiến trường
khốc liệt lúc bấy giờ, thật sự
nhờ vào khả năng lănh đạo chỉ huy và
kỹ thuật tác chiến bộ binh lănh nhận
được từ các quân trường bộ binh mà
các sĩ quan hải quân chiến binh đă tránh
được những tổn thất lớn trên
chiến trường và đồng thời tạo
được nhiều thành tích chiến thắng
vẽ vang.
Coi như kế hoạch của BTL/HQ đưa SVSQ/HQ
đi học trường bộ binh đă thành công
trên 2 mặt : đáp ứng được nhu cầu
tăng quân số và đồng thời huấn
luyện được một đội ngũ sĩ
quan hải quân có khả năng chiến đấu thích
ứng với chiến trường sông rạch lúc
bấy giờ.
Sĩ quan hải quân Chiến Binh đă đóng góp
không nhỏ trọng trách trấn đảo giữ sông
trong giai đoạn khốc liệt nhất của
cuộc chiến sông ng̣i mà họ đă góp
phần gánh vác ngay từ phút đầu. Nhiều sĩ
quan hải quân Chiến Binh từng là trưởng toán
các giang đĩnh đă tạo nên những
chiến tích oanh liệt và cũng không thiếu
những chàng trai trẻ dâng cả tuổi trẻ
đầy kiêu hùng đi xây mộng hải hồ; nhưng
tiếc thay ! chưa một ngày trên sóng biển trùng
dương đă vội vă gục ngă trên những ḍng
sông, trong kinh rạch hay hải đảo xa xôi như
HQ.Trung Úy Người Nhái Nguyễn Văn Toàn
(trận Đồng Tâm), HQ Chuẩn Úy / CB Kha Tư
Quốc ( Duyên Đoàn 16), HQ Trung Úy/ CB LêThanh Xuân (
trận Mộc Hóa ), HQ Chuẩn Úy/ CB Huỳnh Hữu
Phước(GĐ.72 Thủy Bộ), HQ Trung Úy Hải Kích
Lê Văn Đơn ( trên đảo Hoàng Sa trong
trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa 1974 ) và
c̣n nhiều sĩ quan hải quân Chiến Binh khác
nữa đă sớm hy sinh một phần cơ
thể hay yên nghĩ vĩnh viễn trong ḷng đất
mẹ đă tiếp nối nhau tô điểm
lẫm liệt thêm cho ḍng chiến sử của
Hải Quân VNCH.
CÁC KHÓA ĐẶC BIỆT SĨ QUAN HẢI QUÂN
NHA TRANG
Những sĩ quan hải quân Chiến Binh đă
một thời ngang dọc trên khắp chiến trường
sông rạch miền Nam với những ḱnh ngư
dậy sóng, với những trận đánh kinh
hồn hay ngày đêm xuất kích, săn lùng địch
quân tận nơi đầm lầy nước độc
hoặc dọc ngang bięn giới hay tręn các
chiến đĩnh của Duyên Đoàn tuần
kích dọc bờ duyên hải...Phần đông họ
trở về quân trường Nha Trang từ các
đơn vị tác chiến đó ( v́ vậy khóa
1 Đặc Biệt SQHQ/NT c̣n có tên gọi là khóa
Thiên Lôi ).
Khác với sinh viên sĩ quan Hải Quân các khóa thường
niên tại TTHL/HQ/Nha Trang, phần đông sinh viên các
khóa Đặc Biệt trước khi về quân trường
Nha Trang đă từng trải qua đoạn
đường chiến binh dày dạn tại
một số đơn vị bờ, căn cứ hay
các đơn vị tác chiến sông ng̣i. Nhiều
sĩ quan hải quân Đặc Biệt với đoạn
đường chiến binh đă sớm nếm mùi
biển mặn cùng với bộ quân phục
đă đậm màu nước biển qua
nhiều năm dài trấn đóng tại những
hải đảo xa xôi hay lăn lóc ngoài biển
khơi từ các đơn vị hải quân thuộc
các Vùng Duyên Hải trước khi trở
về quân trường Nha Trang.
Có lẽ đă trải qua đoạn đường
chiến binh, cho nên tất cả Sĩ Quan Hải
Quân các Khóa Đặc Biệt khi măn khóa Hải
Nghiệp Nha Trang đều được thuyên
chuyển về đơn vị đi biển như
Hạm Đội và Hải Đội Duyên Pḥng.
Kể từ đó trên mỗi chiến hạm có sĩ
quan hải quân Đặc Biệt phục vụ. Riêng
các sĩ quan hải quân Đặc Biệt tân đáo
về các Hải Đội Duyên Pḥng, họ
lại tiếp tục được gởi đi tu
nghiệp khóa Thuyền Trưởng Tuần Duyên
Đĩnh (WPB) và Khinh Tốc Đĩnh (PCF)
tại TTHL/HQ/Cam Ranh (có 4 khóa Thuyền Trưởng
Hải Đội Duyên Pḥng với thời gian là
2 tháng rưỡi cho mỗi khóa học). Các khóa
thuyền trưởng này nhằm đào tạo
Chức Năng Thuyền Trưởng và sẵn sàng
ứng dụng cho chiến thuật dùng các chiến
đĩnh trải dài trên mặt biển làm mục
tiêu gỉa chống hỏa tiển "hải
hải" (Surface to surface) từ các chiến đĩnh
Komar của Liên Sô trang bị cho Cộng sản
Bắc Việt dự định tràn xuống vùng
biển miền Nam Việt Nam ( chiến thuật này
được tiết lộ đến khóa 4
Thuyền Trưởng năm 1973. Chiến thuật này
có ghi trong bài "Tường thuật trận
Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa trong đoạn
" Lư Do tại sao tôi có mặt tại Hoàng Sa "
của HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc ).
Bộ Tư Lệnh Hải Quân đă bổ sung
rất đông sĩ quan hải quân Đặc
Biệt với khoảng trên dưới 30 sĩ
quan của mỗi khóa về mỗi Hải Đội
Duyên Pḥng. V́ vậy kể từ năm 1972
cho đến giờ phút cuối của cuộc di
tản Hạm Đội Hải Quân VNCH đęm
29/4/1975 hầu hết các Thuyền Trưởng
của 5 Hải Đội Duyên Pḥng đều
do Sĩ Quan Hải Quân các khoá Đặc Biệt
tiếp nhau đảm nhận trọng trách tuần
duyęn bảo vệ suốt chiều dài duyên
hải mền Nam Việt Nam.
Có một số sĩ quan hải quân Đặc
Biệt sau khi rời tàu biển được
BTL/HQ sớm gởi đi học Tham Mưu Trung Cấp
( HQ Trung Úy Vĩnh Nam, Nguyễn Văn Khang, Phạm
Viết Khiết v.v...), Kỷ Sư Phú Thọ (HQ Trung
Úy Dương Minh Châu, Lê Chí Hân, Chương Đệ,
Lưu Tiến...) và Đại Học Chíến
Tranh Chính Trị Đà Lạt ( HQ Trung Uư Hà Văn
Vinh..)
Nh́n chung sĩ quan hải quân Đặc Biệt có
một quá tŕnh được huấn luyện và
phục vụ đồng nhất vừa có kinh
nghiệm phục vụ đơn vị bờ, giàu
kinh nghiệm tác chiến trên đất liền cũng
như trên sông rạch và đồng thời
họ cũng là những " đứa con của
biển ". Rời sông ra biển, từ biển
lại về sông. Sĩ quan hải quân đặc
biệt gắn liền với sông và biển là
vậy.
Vài thành tích về khả năng và lănh đạo
chỉ huy của sĩ quan các khóa Hải Quân Đặc
Biệt:
- HQ Đại Úy Trần Minh Chánh, khóa 24 Vơ Bị
Quốc Gia được chuyển sang Hải Quân,
tốt nghiệp á khoa khóa 1 Đặc Biệt SQHQ/NT
đă sớm đảm nhận chức vụ
Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm HQ 601.
Nhiều sĩ quan hải quân Đặc Biệt
vừa là sĩ quan ngành Chỉ Huy lại có khả năng
Cơ Khí ( xuất thân học sinh, sinh viên Kỷ
Thuật ) như :
-HQ Trung Úy Bùi Đức Ly (Tài nguyên SQHQ/K. 22-6/69 ), khóa
1 Đặc Biệt SQHQ/NT vừa xử lư Hạm Phó
lại kiêm Cơ Khí Trưởng Trợ Chiến
Hạm HQ 231.
- HQ Trung Úy Nguyễn Minh Phát ( Tài nguyên SQHQ/K. 22-6/69 )
với quyền Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 35
đă tử thủ và chỉ huy nhân viên đánh
bật cuộc tấn công của Việt Cộng vào
Duyên Đoàn tháng 3 năm 1975 được Tư
Lịnh Hải Quân Lâm Nguơn Tánh gắn huy chương
ngay mặt trận.
- HQ Truyng Úy Phạm Quốc Nam ( Tài nguyên SQHQ/K. 21-1/70)
khóa 2 Đặc Biệt SQHQ/NT- Khóa 4 Thuyền Trưởng
(TTHL/HQ/ Cam Ranh ): Cựu Thuyền Trưởng Hải
Đội 4 vŕ 5 Duyên Pḥng, quyền Hạm Trưởng
Tuần Duyên Hạm HQ.611 Trường Sa.
- HQ Trung Úy Nguyễn Văn Công , khóa 3 Đặc
Biệt SQHQ/NT nguyên là Chỉ Huy Phó Tiền Doanh
Yểm Trợ Rạch Sỏi với quyền Chỉ
Huy Trưởng đă cùng với 20 Hạ Sĩ
quan và đoàn viên trong ngày 30/4/1975 không buông súng đầu
hàng địch theo lệnh của Dương Văn
Minh mà vẫn tiếp tục chiến đấu không
cho cộng quân vŕo tiếp thu đơn vị.
Cuộc kháng cự đă hạ tại chổ
một số cán binh Cộng sản. Đến khuya
mồng 1 sáng rạng ngày 2 tháng 5 năm 1975 các
chiến sĩ hải quân cůng HQ Trung Úy NVCông
mới chịu rút lui. Những chiến sĩ và
tử sĩ trong cuộc kháng cự đó dù âm
thầm và vô danh nhưng có hồn thiên sông núi
chứng giám và Tổ Quốc Việt Nam ghi ơn. Máu
đào của những chiến sĩ Hải Quân kiên
cường và bất khuất trong cuộc kháng
cự đó đă ḥa vào ḍng chiến sử
của Hải Quân VNCH.
C̣n nhiều thành tích và chiến công khác của các Sĩ
Quan Hải Quân Đặc Biệt rất oanh liệt
đáng ghi vào trang sử của Hải quân VNCH
(sẽ được ghi lại sau).
Tóm lại : Sĩ Quan Hải Quân các khóa Đặc
Biệt là một lực lượng của Bộ
Tư Lệnh Hải Quân tuyển mộ, tổ
chức và được huấn luyện chu đáo
: tất cả Sĩ Quan Hải Quân Đặc
Biệt đều có một khả năng về Quân
Sự và Hải Nghiệp đồng nhất. Đa
năng và đa hiệu vốn là gía trị vŕ
cũng là niềm tự hào của họ.
Sĩ Quan Hải quân Chiến Binh và Sĩ Quan Hải
Quân Đặc Biệt cùng chung một lực lượng
bởi họ vốn là một: cùng chung đoạn
đường chiến binh. Là một phần trái
độn quan trọng cho sự bành trướng quân
chủng Hải Quân và đồng thời cũng là
môt thực lực có khả năng cần thiết
cho chiến trường miền Nam vào đầu
thập niên 1970. Lực lượng này đă tạo
nên những vết son cho quân chủng Hải Quân,
đồng thời đă góp một phần nào cho
trang sử oanh liệt của Quân Lực Việt Nam
Cộng Hoà.
Danh Sách Thủ Khoa của 5 Khóa Sĩ Quan Đặc
Biệt Hải Quân Nha Trang :
- Thủ Khoa khóa 1 Đặc Biệt : HQ Thiếu Úy
Phạm Viết Khiết (1/70 Thủ Đức)
- Thủ Khoa khóa 2 Đặc Biệt : HQ Trung Úy
Nguyễn Văn Ba ( xuất thân khóa 5/69 Thủ Đức)
- Thủ Khoa khóa 3 Đặc Biệt : HQ Trung Úy Lương
Trung Minh (1/70 Thủ Đức)
- Thủ Khoa khóa 4 Đặc Biệt : HQ Trung Tá Lê Phước
Thiệt ( xuất thân từ Sĩ quan trừ bị
Thủ Đức )
- Thủ Khoa khóa 5 Đặc Biệt : HQ Trung Úy
Nguyễn Văn Đô (1/70 Thủ Đức)
Mùa Hè năm 2001
Phạm
Quốc Nam
và một số bạn đồng khóa đồng
môn hợp biên.
Mời
xem tiếp những bài viết liên quan tới quân chủng Hải
Quân VNCH: http://navygermany.gerussa.com
Những
Mùa Xuân Ghi Dấu [Phần
1]
|