Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung về Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải

Thụy My

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Băi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.Copie écran

Sau khi Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng, ngày 29/08/2019 ba nước Anh, Pháp, Đức đă ra tuyên bố chung về Biển Đông, bày tỏ lo ngại là t́nh h́nh hiện nay có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực. Cùng ngày, bộ Ngoại Giao Ấn Độ tuyên bố kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Pháp, Đức, Anh « kêu gọi các quốc gia ven Biển Đông có những bước đi và biện pháp làm dịu căng thẳng, góp phần duy tŕ và thúc đẩy ḥa b́nh, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực ». Trong đó bao gồm cả quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của ḿnh và quyền tự do hàng hải, hàng không trên khu vực Biển Đông.

Với tư cách là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh « nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng một cách phổ quát Công ước ». Điều này tạo cơ sở cho việc hợp tác trên b́nh diện quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Pháp, Đức, Anh nhắc lại phán quyết của Ṭa Trọng Tài Quốc Tế La Haye được đưa ra theo UNCLOS vào ngày 12/07/2016, theo đó « đường lưỡi ḅ » do Trung Quốc tự vẽ là không có cơ sở pháp lư.

Bên cạnh đó, Pháp, Đức và Anh hoan nghênh tiến tŕnh đàm phán đang diễn ra giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS, và khuyến khích các bên sớm hoàn tất quá tŕnh này.

Cũng trong ngày 29/08, Ấn Độ tuyên bố kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, thương mại hợp pháp không thể bị cản trở trên vùng biển quốc tế, theo đúng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.

Trả lời câu hỏi về vụ tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với các tàu hải cảnh xâm nhập băi Tư Chính của Việt Nam từ tháng Bảy, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Ấn Độ Raveesh Kumar bày tỏ sự tin tưởng là những bất đồng sẽ được giải quyết một cách ḥa b́nh, thông qua các tiến tŕnh pháp lư và ngoại giao, không dùng biện pháp đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Trên thực địa, tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn tiếp tục khảo sát tại băi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có ít nhất hai tàu Việt Nam luôn theo sát chiếc tàu Trung Quốc.  

***

Thời sự:

Anh-Pháp-Đức lên tiếng về Biển Đông, Trung Quốc đáp trả: ‘Đừng thổi phồng’

Trong một động thái hiếm hoi, chính phủ của ba nước châu Âu đă ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, như một lời cảnh báo đối với t́nh trạng bành trướng kiểm soát của Trung Quốc trong khu vực.

Theo Bloomberg, ba nước Anh – Pháp – Đức hôm thứ Năm (29/8) đă đưa ra một tuyên bố chung, kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông, sau khi báo chí đưa tin về cuộc đối mặt giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam ở vùng biển mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Bản tuyên bố không đề cập đến Việt Nam hay Trung Quốc, nhưng có ghi: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia ven Biển Đông thực hiện các bước và các biện pháp nhằm làm giảm căng thẳng và góp phần duy tŕ, thúc đẩy ḥa b́nh, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực, bao gồm cả quyền lợi của các quốc gia ven biển trong vùng biển của họ”.

Với tư cách là các quốc gia thành viên của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, Anh, Pháp và Đức nhấn mạnh mối quan tâm của họ đối với việc áp dụng phổ biến Công ước, trong đó cung cấp khuôn khổ pháp lư toàn diện cho các hoạt động trong đại dương và trên biển, bao gồm cả Biển Đông.

Khi được hỏi về tuyên bố của ba nước trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng t́nh h́nh ở Biển Đông là ổn định và đổ lỗi cho các quốc gia không thuộc khu vực “thổi phồng căng thẳng”.

Ông Cảnh nói: “Chúng tôi kêu gọi các nước có liên quan hăy xem xét vấn đề này một cách khách quan, ngừng đưa ra những nhận xét tiêu cực như vậy, để tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực”.

Tuyên bố của Anh-Pháp-Đức được đưa ra vài ngày sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai lên án “các thủ đoạn bắt nạt” của Trung Quốc đối với Việt Nam. Trong bản tuyên bố đăng trên website của Bộ Quốc pḥng Mỹ, chính quyền Trump chỉ trích Trung Quốc “can thiệp cưỡng chế đối với các hoạt động [khai thác] dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Người phát ngôn của Bộ này tuyên bố hôm 22/8: “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc rằng Trung Quốc đang tiếp tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam tại Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam”.

 

Trở lại