Việt Nam Cộng Hoà 1975, Nguyên Nhân Sụp Đổ 
Phần Một 
 Trọng Đạt
   


Cho đến nay, nguyên nhân sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Ḥa vẫn c̣n là một điều gây nhiều tranh căi, ít ra là trên sách báo và trên những tài liệu dưới h́nh thức những hối ức. Bài viết này của tác giả Trọng Đạt là một trong một số ít những bài viết rất công phu về điểm này. Mục Diễn Đàn xin giới thiệu cùng bạn đọc. Phần dưới cùng của bài viết là danh sách những tài liệu tham khảo.
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài gần 30 năm từ nửa đêm 19-12 -1946 khi Việt Minh tấn công quân Pháp tại Hà Nội chấm dứt vào ngày 30-4-1975 khi sài G̣n thất thủ. Theo thống kê năm1973 của Ngũ Giác Đài, người Mỹ tốn kém gần 300 tỉ đô la từ giữa thập niên 60 tới ngày kư Hiệp định Paris, có khoảng 58 ngàn người chết, phía VNCH khoảng hơn 180 ngàn người tử thương, CSBV và VC mất hơn một triệu cán binh, dân chúng hai miền được ước lượng vào khoảng hơn một triệu người chết v́ bom đạn.

Nói về những nguyên nhân khiến miền nam mất về tay CS đă được biết bao người bàn tán tranh luận từ mấy chục năm qua cho tới nay người ta vẫn c̣n tranh căi. Người Mỹ th́ đổ lỗi cho VNCH như Tổng thống Bush và bộ trưởng quốc pḥng Rumfield cách đây mấy năm đă nói thua tại v́ Quân đội VNCH không chịu đánh ! Họ ư nói ta chỉ chờ Mỹ đánh dùm! Phía Việt Nam nhiều người kết án tại Mỹ tháo chạy bỏ rơi đồng minh.
Nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương cho rằng phía Việt nam có ba nguyên nhân chính đưa tới sụp đổ:

- Ta thiếu một lănh tụ có đủ khả năng
- Dân chúng miền Nam không tích cực yểm trợ công cuộc chiến đấu.

- Quân đội CSBV đă nhanh chóng khai thác thời cơ, lợi dụng các yếu điểm của QLVNCH.
Những nguyên nhân đưa tới sự mạng vong của VNCH th́ chằng chịt nhiều vô kể, không có nguyên nhân nào là độc quyền chủ chốt, nhiều người quả quyết ta thua v́ hết đạn, người Mỹ cúp quân viện, nhưng sự thực cũng không hẳn như vậy. Ông Nguyễn Đức Phương căn cứ theo tài liệu Mỹ cho biết sau 30-4-1975 CSBV đă tịch thu được của VNCH rất nhiều chiến lợi phẩm trị giá trên 5 tỉ đô la trong đó có 130 ngàn tấn đạn. Năm 1972 ta xử dụng mỗi tháng trên 60 ngàn tấn, sau tháng 7-1975 ta xử dụng tiết kiệm 18 ngàn tấn một tháng như vậy số đạn dược 130 ngàn tấn nếu không bị CS tịch thu ta có thể xử dụng được 5, 6 tháng.
Ở đây chúng tôi chỉ nêu một số điểm chính đi từ gần đến xa, trước hết xin nói về nguyên nhân gần, tiếng Pháp gọi cause immédiate.

-Nguyên nhân quân sự:

Nguyên nhân gần gũi nhất ai cũng biết là do sự sai lầm của ông Tổng tư lệnh quân đội Nguyễn Văn Thiệu trong kế hoạch triệt thoái hai Quân khu 1 và 2 gây nên sự hỗn loạn dây chuyền sụp đổ hai vùng chiến thuật rồi đưa tới sụp đổ toàn bộ miền Nam. Kể từ sau ngày kư Hiệp định Paris 28-1-1973 trong khi BV mở mang xa lộ Đông Trường Sơn, xử dụng 16 ngàn xe vận tải chuyển vận vũ khí đạn dược vào Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công 1975 , chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không có một kế hoạch nào về chính trị, quân sự để chống lại âm mưu địch cưỡng chiếm miền Nam mà chỉ ngồi chờ giặc tới và hy vọng vào sự can thiệp của không lực Mỹ.

T́nh báo yếu kém nên ông Thiệu đă khinh địch, đánh giá sai lực lượng địch cho rằng CSBV không đủ khả năng đánh vào các thành phố lớn, không đủ lực lượng để mở những trận tấn công lớn như năm 1972. Trước hết chúng tôi xin so sánh lực lượng hai bên vào năm 1975.
VNCH tổng cộng có hơn một triệu quân trong đó 40 % là bộ binh chính qui, 50% là địa phương quân, nghĩa quân c̣n lại là cảnh sát và Không quân, Hải quân.. .V́ ta tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chánh tài chánh… cho nên trên thực tế lính nhà nghề chưa tới 200 ngàn người, thành phần không tác chiến (non combatant) chiếm khá nhiều, địa phương quân và nghĩa quân chỉ đủ sức cầm cự chờ lính BB của sư đoàn.

Chủ lực quân VNCH được bố trí tại 4 quân khu như sau:

Quân khu 1: 3 sư đoàn BB cơ hữu của QK 1, 2, 3, và hai sư đoàn Tổng trừ bị TQLC và Dù, 4 Liên đoàn Biệt động quân, 410 đại bác, khoảng 450 xe tăng thiết giáp, hơn 90 máy bay chiến đấu.
Quân khu 2: 2 sư đoàn BB chủ lực 22 và 23 và 7 liên đoàn BĐQ, 380 đại bác, 477 xe tăng thiết giáp, máy bay chiến đấu 138 chiếc .

Quân khu 3: 3 sư đoàn BB chủ lực 5, 18, 25 và 4 liên đoàn BĐQ, 376 khẩu pháo, 655 xe tăng, 250 máy bay chiến đấu.

Quân khu 4: 3 sư đoàn BB 7, 9, 21 gồm 380 đại bác 493 xe tăng, 72 máy bay chiến đấu, 580 tầu xuồng các loại.

Về pháo binh ta có hơn 1500 khẩu đại bác , hơn một nửa là súng 105 ly, chưa tới 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là súng 175 ly. Về xe tăng tổng cộng ta có khoảng 2000 chiếc nhưng hơn một nửa là M-113 và các loại thiết giáp xưa cũ, khoảng gần 40% là xe M-41 và M-48, trong đó chỉ có M-48 là tương đương với T-54 của địch.

Vũ khí QĐVNCH trông cũng khá hùng hậu nhưng t́nh h́nh 1975 do hậu quả cắt giảm quân viện, nhiều máy bay, xe tăng, tầu chiến… thiếu cơ phận thay thế đă trở thành bất khiển dụng. Hoả lực giảm 60% so với năm 1972, đạn dược chỉ đủ đánh cho tới tháng 6 năm 1975. V́ phải trải quân giữ đất, toàn bộ 13 sư đoàn của ta và 15 liên đoàn BĐQ (tương đương với hơn 2 sư đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh, tính trung b́nh một tỉnh chỉ được hơn một trung đoàn bảo vệ trong khi CSBV có thể tập trung hơn 10 trung đoàn để đánh một tỉnh thí dụ như tại Ban Mê Thuột tháng 3-1975.

Lực lượng chính qui CSBV năm 1975 gồm có 4 quân đoàn và đoàn 232 (tương đương một quân đoàn).

Quân đoàn 1 có 3 sư đoàn (308, 312, 320B).

Quân đoàn 2 có 3 sư đoàn (304, 324, 325).

Quân đoàn 3 có 3 sư đoàn (10, 316, 320)

Quân đoàn 4 có 3 sư đoàn (6, 7, 341).

Đoàn 232 có 3 sư đoàn BB (3, 5, 9) và sư đoàn đặc công 27. Tổng cộng BV có 16 sư đoàn BB và đặc công, ngoài ra BV có khoảng 15 trung đoàn BB độc lập và đặc công tương đương với 4 hoặc 5 sư đoàn. Toàn bộ lực lượng chính qui BV năm 1975 vào khoảng 20 hay 21 sư đoàn BB.
Người ta ước lượng không chính xác BV đưa vào Nam khoảng trên 500 xe tăng và 500 đại bác. Về vũ khí đạn dược theo báo chí VC năm 1976 tiết lộ cho biết năm 1975 vũ khí đạn dược của chúng gấp 3 lần 1972, hư thực th́ không rơ nhưng có điều chắc chắn năm 1975 BV đă được CS quốc tế viện trợ quân sự tối đa. Về số lượng xe tăng và pháo binh của ta nhiều gấp hai, ba lần đối phương nhưng về mặt phẩm vũ khí địch hơn ta. Xe tăng chỉ có M-48 tương đương với T-54 của BV, súng 155 và 105 ly tầm viễn xạ tối đa chỉ được 15 và 11 cây số trong khi súng 130 ly CSBV bắn xa 30 cây số. Năm 1972 Mỹ có viện trợ cho ta súng 175 ly bắn xa 28 km nhưng số lượng không nhiều lắm.

Đầu năm 1975 hơn 80% chủ lực quân CSBV đă có mặt tại miền Nam chúng chỉ để lại quân đoàn 1 tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị. Khoảng hơn 70 % chủ lực quân BV được tập trung vào QK1 và QK2 của ta. Tại QK2, BV để 5 sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn độc lập (tương đương một sư đoàn), toàn bộ khoảng 6 sư đoàn, tại QK1 của ta BV để 5 sư đoàn BB và hơn mười trung đoàn độc lập, toàn bộ vào khoảng hơn 8 sư đoàn
Chiến thuật chiến lược hai bên vẫn y như cũ, không khác ǵ thời chiến tranh Việt Pháp 1947-54 là mấy, ta vẫn theo chính sách đóng đồn cũ rích có từ thời ông Đờ lát 1950, trải quân giữ đất. VC vẫn chiến thuật chiến lược cũ công đồn đả viện, tiền pháo hậu xung, lấy thịt đè người. Cường độ chiến tranh gia tăng nhiều, trận Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 CS đánh cấp tiểu đoàn trung đoàn, năm 1972 địch đánh cấp sư đoàn nay 1975 chúng tiến lên cấp quân đoàn, VC xả láng toàn bộ lực lượng vào ván bài chót.

So với năm 1972, t́nh h́nh bi đát hơn gấp bội phần v́ đồng minh phản bội xé bỏ giấy tờ cam kết yểm trợ không quân khi bị VC tấn công, một ḿnh VNCH phải gánh vác chiến trường với sự thiếu thốn trầm trọng về tiếp liệu, đạn dược.

Như trên ta thấy BV tung vào chiến trường miền Trung tất cả 14 sư đoàn trong khi ta chỉ có 7 sư đoàn và 11 liên đoàn BĐQ (tương đương hơn 2 sư đoàn), toàn bộ chủ lực quân ta (kể cả Biệt động quân) vào khoảng hơn 8 sư đoàn, ta phải trải quân giữ đất, địch tập trung quân nên mũi dùi tấn công rất mạnh. Theo Văn Tiến Dũng (trong Đại Thắng Mùa Xuân) Tướng Thiệu đă bố trí lực lượng sai ở chỗ mạnh hai đầu, có nghĩa ta để 5 sư đoàn tại QK1 và 3 sư đoàn tại QK3, QK3 được tăng cường nhiều máy bay chiến đấu và xe tăng. Như thế ta để yếu ở QK2, đó là nơi CS chủ trương tấn công mở đầu chiến dịch 1975.

Tại QK2 như trên ta thấy chủ lực quân VNCH là 2 sư đoàn và 7 liên đoàn BĐQ, toàn bộ chỉ vào khoảng 3 sư đoàn trong khi CSBV tập trung tại đây tới 6 sư đoàn, v́ ta bố trí sai lực lượng nên không đủ sức chống lại địch. Ngày 10-3 Cộng quân đem 3 sư đoàn tấn công chớp nhoáng chiếm Ban Mê Thuột, phần v́ sai lầm của Tướng Phú, ông mắc lừa kế nghi binh của địch tưởng chúng đánh Pleiku, phần v́ Bộ TTM và Tướng Thiệu đă bố trí sai lực lượng tại QK2 nên ta không đủ lực lượng chống lại địch. Tại Ban Mê Thuột lực lượng ta chỉ có 2 tiểu đoàn BB và 3 liên đoàn địa phương quân không thể chống lại quân số địch khoảng 12 trung đoàn. Theo bút kư của Nguyễn Định, năm 1975, QĐVNCH Ban Mê Thuột chỉ vào khoảng 2000 kể cả nghĩa quân, cảnh sát..BMT như một thành phố bỏ hoang.
Ban Mê Thuột thất thủ đưa tới những hậu quả tai hại không thể lường trước được, ngày 11-3, một ngày sau khi VC vào Ban Mê Thuột, ông Thiệu họp HĐ An ninh QG gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, phụ tá an ninh QG. Tướng Thiệu cho biết trước t́nh h́nh khó khăn do cắt giảm quân viện, lănh thổ pḥng thủ quá rộng, áp lực địch nặng, ta chỉ đủ quân giữ QK3 và QK4 và một phần duyên hải QK2, QK1 chỉ cần giữ Huế và Đà Nẵng. Ông sẽ thực hiện tái phối trí lực lượng, rút bỏ các tỉnh Cao Nguyên về giữ đồng bằng. Ngày 13-3 Hạ Viện Mỹ khối đa số Dân chủ bỏ phiếu chống tăng viện cho VNCH 300 triệu Mỹ kim do Tổng thống Ford đệ tŕnh.

Phần th́ hốt hoảng v́ mất Ban Mê Thuột, lại bị toá hoả tam tinh v́ hạ Viện Mỹ bác bỏ quân viện, Tướng Thiệu bèn ra lệnh triệt thoái Cao Nguyên hôm 14-3-1975 mặc dù Tướng Phú nài nỉ xin ở lại giữ đất. Cuộc triệt thoái bắt đầu từ ngày 16-3, chia làm 4 đoàn, mỗi ngày một đoàn xe, mỗi đoàn 250 chiếc, ngày đầu 16-3 th́ êm xuôi nhờ yếu tố bất ngờ, ngày hôm sau dân chúng chạy ùa theo gây náo noạn cả lên , ngày 16-3 sư đoàn 320 VC được lệnh cấp tốc đuổi theo đến 18-3 th́ bắt kịp. Hỗn loạn bắt đầu xẩy ra tại Phú Bổn, bọn lưu manh côn đồ đốt chợ, VC pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đám người di tản. Tối đến VC pháo thị xă, 70% xe tăng và đại bác dồn đống tại thị xă bị phá hủy gần hết, 40 xe tăng M-41, M-48 bị huỷ, Tướng Phú ra lệnh bỏ Phú Bổn, đoàn quân đi được 20km th́ VC tràn vào Phú túc, BĐQ chiếm lại Phú Túc, ra khỏi Phú Túc người ta tranh dành nhau lên trước hỗn loạn xẩy ra, bắn nhau dành đường đi, VC đưa các lực lượng đă tham chiến tại Ban Mê Thuột để đuổi theo truy kích, tới 26-3 trong số 1200 ciếc xe chỉ có 300 cái mở đường máu về được Tuy hoà. Phạm Huấn gọi đây là một hành lang máu.

Trong số 60 ngàn chủ lực quân chỉ có 20 ngàn tới được Tuy Hoà, 5 Liên đoàn BĐQ 7,000 người chỉ c̣n 900 người, 100 xe tăng chỉ c̣n 13 cái M-113, toàn bộ vũ khí đạn dược trị giá 253 triệu phần lớn lọt vào tay VC, theo Đại tướng Cao Văn Viên ít nhất 75% lực lượng chiếnđấu của Quân đoàn 2 bị tiêu diệt, đây là một cuộc hành quân phá sản kéo theo sự sụp đổ của cả Quân khu.

Ngày 13-3 ông Thiệu lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân khu 1 đưa sư đoàn Dù về Sài G̣n. Ngày 14-3 Tướng Trưởng về dinh Độc Lập họp Hội Đồng an ninh QG về kế hoạch tái phối trí, hôm sau Tướng Trưởng ra QK1 họp nội bộ thi hành lệnh tái phối trí đưa sư đoàn Dù về Sài G̣n, ngày 17-3 TQLC ra Đà Nẵng thay Dù khiến dân chúng sợ hăi ùn ùn kéo nhau di tản trên Quốc lộ 1 về Đà nẵng.

Ngày 19-3 Tướng Trưởng về Sài G̣n tŕnh bầy kế hoạch lui binh. Kế hoạch thứ nhất cho các đơn vị theo Quốc Lộ 1 từ Chu Lai về Đà Nẵng, kế hoạch thứ hai các lực lượng tập trung tại Huế và Chu Lai sau đó tầu Hải quân sẽ đưa về Đà Nẵng, trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng vẫn là điểm tựa cuối cùng. Từ ngày 19-3 CSBV bắt đầu tấn công mạnh từ Bắc và Nam QK1 theo thế gọng ḱm. Ngày 20-3 đài Huế cho phát thanh hiệu triệu của Tổng thống tử thủ Huế. Chiều hôm ấy Tướng Thiệu đổi ư gửi công điện cho Tướng Trưởng không bó buộc phải giữ Huế, chỉ giữ Đà Nẵng. Ngày 24-3 Quảng Nam, Quảng Tín ở phía Nam QK1 bị VC tấn công mạnh phải rút về Chu lai, t́nh h́nh QK chỉ trong một ngày rối loạn đến mức không thế kiểm soát được . Ngày 23-3 lệnh bỏ Huế được chính thức ban hành v́ áp lực CS và binh sĩ ta ră ngũ, nhiều sĩ quan cao cấp bỏ chạy trước nên các đơn vị VNCH như rắn mất đầu đă tan hàng . Tại Nam QK1 sư đoàn 2 tại Chu lai được tầu đưa ra Cù Lao Ré nhưng chỉ được một nửa quân số. Các đơn vị VNCH từ Huế di tản về cửa Thuận An, Tư Hiền bị thiệt hại rất nặng, các đơn vị tập trung tại hai cửa biển đă làm mồi cho pháo binh địch, dân quân trúng pháo kích chết như rạ. Hỗn loạn diễn ra, tranh nhau lên tầu bắn giết nhau dă man, t́nh trạng hỗn loạn được coi là quá tồi tệ so với QK2.

Ngày 27-3 Cuộc pḥng thủ Đà Nẵng trở nên vô hiệu v́ hỗn loạn, dân tị nạn quá đông (hơn một triệu người), phố xá chật ních những người, hỗn loạn diễn ra dữ dội tranh nhau lên tầu, lên máy bay bắn giết nhau không c̣n quân kỷ y như xă hội thời thượng cổ. Ngày 28-3 xă ấp quanh Đà Nẵng lọt vào tay CSBV, 4 sư đoàn BV bao vây tấn công Đà Nẵng. Các sư đoàn 1 và 2, các đơn vị thiết giáp, pháo binh VNCH thiệt hại nặng trên đường di tản khiến cho cuộc pḥng thủ Đà Nẵng không c̣n lực lượng nào ngoài sư đoàn 3 . Ngày 29-3 Tướng Trưởng xin lệnh bỏ Đà Nẵng, thành phố lớn thứ nh́ của VNCH coi như mất ngày 29-3. Trong ṿng 10 ngày Quân đoàn 1 gồm 3 sư đoàn BB và sư đoàn TQLC, thiết giáp, pháo binh, Công binh… coi như tan ră, VC chiếm được cả QK 1 mà không phải giao tranh dai dẳng.
Nguyên do chính của sự thất bại theo Nguyễn Đức Phương như sau: Ông Thiệu cho rút sư đoàn Dù khiến dân chúng hoang mang lo sợ di tản náo loạn cả lên, bỏ Cao Nguyên, QK2 rồi lại bỏ Huế làm cho tin đồn cắt đất loan truyền khiến dân chúng ồ ạt di tản. Binh sĩ ră ngũ t́m thân nhân, nhiều sĩ quan cao cấp bỏ chạy trước, cuộc lui binh hỗn độn không có kế hoạch, không có đơn vị nào đánh tŕ hoăn, đánh chận hậu. Ông Cao Văn Viên cho rằng thất bại do sự lúng túng của ta hơn là v́ áp lực địch, nhiều sĩ quan cao cấp hèn nhát bỏ chạy trước khiến cho các đơn vị của ta ră ngũ dần dần, tinh thần chiến đấu của quân ta không c̣n nữa. Vấn đề tị nạn của dân chúng đă làm đảo lộn mọi kế hoạch của Quân đoàn. Chúng ta cũng để ư thêm một yếu tố nữa: đài BBC tuyên truyền phá hoại đă đóng góp phần lớn vào sự thảm bại của cả 2 QK.

Qua kinh nghiệm các cuộc Tổng công kích trước đây như năm1968, 1972 địch không đủ khả năng tấn công cả 4 quân khu cùng một lúc v́ mũi dùi sẽ yếu dễ bị bẻ gẫy mà chúng chỉ tấn công vào 2 Quân khu nhất là Vùng 1 và 2. Năm 1975 CSBV tung vào chiến trường miền Trung 14 sư đoàn (6 SĐ tại QK2 và 8 SĐ tại QK1), tính ra khoảng 70% chủ lực quân của chúng, mũi dùi tấn công rất mạnh, ta chỉ có 7 sư đoàn (22, 23, 1, 2, 3, TQLC, Dù) và 11 Liên đoàn BĐQ trải quân giữ đất, đă thế ông Thiệu lại cho rút sư đoàn Dù về Sài G̣n khiến cho t́nh h́nh càng bi đát hơn. Trong khi ấy Vùng 4 đă có trên 200 ngàn Địa Phương quân (40% toàn bộ ĐPQ toàn quốc) lại để thêm 3 Sư đoàn BB giữ đất, tại đây áp lực địch nhẹ chúng chỉ có 6 trung đoàn, không có nhiều xe tăng đại bác có nhiệm vụ đánh cầm chân QĐVNCH, ta có thể rút bớt quân để tăng cường cho chiến trường miền Trung, chắc ông Thiệu cũng biết vậy nhưng ông không muốn đưa thêm quân tăng viện v́ trong thâm tâm ông muốn bỏ miền Trung để giữ hai QK 3 và 4.

Cuối tháng 3-1975 QK 1 hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân, hai ngày sau QK2 cũng mất gần hết lănh thổ chỉ c̣n Phan Rang và Phan Thiết. Ba sư đoàn 1, 3, 23 BB bị tan ră hoàn toàn, sư đoàn 2, 22, TQLC, các sư đoàn không quân, Lữ đoàn Dù, BĐQ.. bị thiệt hại từ 60 tới 70 % quân số , toàn bộ vũ khí đạn dược xe tăng đại bác của miền Trung coi như mất hết, theo Phạm Huấn:
“Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1000 chiến xa”
Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước, trang 98.

Điều nguy hại nhất là phần lớn số vũ khí đạn dược ấy lại lọt vào tay CSBV, giáo vào tay giặc, miền Nam đưa dao cho người ta giết ḿnh.

Văn Tiến Dũng viết trong Đại Thắng Mùa Xuân.

“Hậu cần vẫn bảo đảm, không những chỉ mới dùng hết một phần số lượng đạn dược đă dự tính trong kế hoạch mà lại c̣n lấy thêm được khá nhiều của địch” (Trang 117).

“Ta thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất và hậu cần quân ngụy…..(trang 136-137)

“…Vũ khí đạn dược tiêu hao không đáng kể. . . . Ta thu được của địch một khối lượng rất lớn vũ khí và đạn dược” (trang 137)

Cũng có nhiều người cho rằng ông Thiệu tháu cáy giả vờ thua chạy để lôi kéo Mỹ vào yểm trợ nên đă đưa tới sụp đổ nhanh chóng như vậy, ông đă đem đất nước non sông gấm vóc ra đánh bạc th́ thật hết chỗ nói.

Sau khi hai QK1 và QK2 sụp đổ, giới lănh đạo Sài G̣n chỉ c̣n mong manh hy vọng vào sự cứu trợ của Mỹ. CSBV hối hả chuyển vận vũ khí đại binh vào Nam để tấn công chiếm Sài G̣n trước mùa mưa th́ ta không có một kế hoạch cụ thể nào để ngăn chận địch như phá cầu, oanh kích các đoàn xe, phục kích đánh công voa… mà chỉ ngồi chờ giặc. Vả lại cấp lănh đạo, ông to bà lớn của ta chỉ lo kế hoạch “tẩu vi thượng sách” cho ḿnh hơn là lo cho đất nước, cha chung không ai khóc. Tại Xuân Lộc, từ 9-4 cho tới 20-4- 1975 sư đoàn 18 dưới sự chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đă anh dũng đẩy lui các cuộc tấn công vũ băo của VC trong hơn một tuần lễ nhưng cũng không cứu văn nổi t́nh thế.

CSBC dốc toàn bộ lực lượng vào canh bạc cuối cùng, chúng đưa vào trận địa 20 sư đoàn BB, khoảng 280 ngàn người, cùng với 400 xe tăng, 400 đại bác, QĐVNCH gồm 6 sư đoàn chủ lực và địa phương quân, thiết giáp.. tổng cộng 240 ngàn người nhưng lính nhà nghề chỉ có khoảng 60 ngàn. Nhân lực đă chênh lệch, ta lại lâm vào t́nh trạng hết đạn trong khi VC đầy đủ đạn dược. Năm tuyến pḥng thủ của ta quanh SàiG̣n gồm:Tuyến Củ Chi ở tây bắc, Tuyến B́nh Dương phía bắc, tuyến Biên Hoà phía đông bắc, tuyến Vũng Tầu phía đông, Tuyến Long An phía Nam.

Ngày 21-4 Ông Thiệu từ chức bàn giao cho ông Hương, ngày 24-3 hai ông Thiệu và Khiêm bỏ nước ra đi, tinh thần quân ta suy sụp. Ngày 26-4 Cộng quân bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài g̣n, ngày 28-4 Đại tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần văn Hương, các pḥng tuyến của ta sụp đổ dần dần trước các đợt tấn công pháo kích của địch. Ngày 30-4-1975 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ.
Nhiều người kết án ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân khu 2 và 1 đă đưa tới sự sụp đổ toàn bộ VNCH. Ông Thiệu là nguyên nhân gần gây nên sự sụp đổ, nhưng nếu kết án ông ta là nguyên nhân duy nhất th́ không đúng lắm, ở đây không phải để bênh vực cho ông Thiệu nhưng chúng ta không thể nói sai lịch sử. Giả thử ông Thiệu tăng cường lực lượng cho hai quân, đẩy lui được cuộc tổng tấn công của địch năm 1975, nhưng sau đó ta vẫn lâm vào t́nh trạng hết đạn, sẽ phải xin viện trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ trong khi đảng Dân chủ nắm đa số tại Quốc Hội. Họ chủ trương cắt hoàn toàn quân viện bỏ rơi miền Nam th́ cũng chỉ có khoảng 30% hy vọng được tiếp viện trở lại.

V́ thế ngoài nguyên nhân quân sự nêu trên c̣n những nguyên nhân khác đóng góp vào sự sụp đổ miền Nam. Một nguyên nhân gần nữa vô cùng quan trọng ở đây là vấn đề cắt quân viện.
- Cắt quân viện:

Theo Nguyễn Đức Phương vấn đề cắt quân viện đă manh nha từ đầu thập niên 1970.
“Hành quân Kampuchia năm 1970 đă tạo ra phản ứng chống đối dữ dội của Quốc Hội Mỹ v́ họ cảm thấy bị ngành hành pháp che dấu sự thật. Tháng 6.1970, Thượng viện đă biểu quyết với đa số chấm dứt nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động cho Tổng thống Mỹ từ năm 1964. Hai Thượng nghị sĩ John S. Cooper (đảng Cộng Hoà, tiểu bang Kentucky) và Frank F. Church (đảng Dân Chủ, tiểu bang Idaho) một thành viên của Ủy ban Ngoại giao Thượng viện đă đề nghị một tu chính án cắt tất cả phí tổn về quân sự của Mỹ tại Miên kể từ ngày 1.7.1970. Sau 7 tuần lễ tranh căi, Thượng viện Mỹ biểu quyết vào cuối tháng 6.1970 với 58 phiếu thuận và 37 phiếu chống. Tuy nhiên Hạ viện đă bác bỏ tu chính án này. Tu chính án do đó được sửa đổi lại và được biểu quyết chấp thuận vào tháng 12. Theo đó Mỹ không được đưa quân tác chiến vào Lào và Thái Lan . Lần đầu tiên Tổng thống Mỹ với tư cách Tổng tư lệnh Quân đội bị giới hạn quyền hành trong t́nh trạng chiến tranh. Một tu chính án khác do hai Thượng nghị sĩ George Mc Govern (đảng Dân chủ, tiểu bang South Dakota) và Mark O.Hatfield (đảng Cộng hoà, tiểu bang Oregon) đă đề nghị rút tất cả quân đội Mỹ và cắt tất cả quân viện cho VNCH vào cuối năm 1971. Tuy nhiên Thượng viện Mỹ đă bác bỏ hai lần (1970 và 1971) tu chính án này. Năm 1973, quốc hội Mỹ biểu quyết chấp thuận tu chính án do Frank Church và Thượng nghị sĩ Clifford (đảng Cộng Hoà) chấm dứt tất cả quân viện cho các nước Đông Dương.” Chiến Tranh Việt NamToàn Tập trang 510 Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Đông Dương, ngày 1-7 Nixon miễn cưỡng kư thành luật áp dụng kể từ 15-8. Đến tháng 10-73 Quốc Hội lại thông qua dự luật Quyền Hạn Chiến Tranh (War powers Act) buộc Tổng thống phải tham khảo ư kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Ư định phản bội của người bạn đồng minh đă bắt đầu lộ diện.
Khi người Mỹ mới đổ quân ồ ạt vào Việt Nam năm 1965 ngân sách năm ấy mới có 646 triệu đô la, năm sau 1966 tăng vọt lên gần 6 tỷ, đến 1967 tăng lên 20 tỷ, năm 1968 tăng lên 26 tỷ năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 xuống c̣n 12 tỷ v́ Mỹ đang rút quân. Năm 1972 họ rút gần hết chỉ c̣n 24,200 người khi ấy miền Nam phải một ḿnh gánh vác chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 Quân viện là 2 tỷ 1, sang năm 1974 chỉ c̣n 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống c̣n 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ. VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết.
Năm 1975 đảng Dân chủ nắm đa số tại Quốc hội Mỹ, họ chủ trương bỏ Đông Dương không cần biết hậu quả cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về thế lực cũng như tài chính Dân chủ thua kém Cộng Hoà nên chỉ thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng sơ hở của Cộng Ḥa để thọc gậy bánh xe. Họ thường o bế giới b́nh dân, da đen, Mễ miếc, cu li cu leo khố rách áo ôm, đám trốn lính, chống chiến tranh … để lấy ḷng kiếm phiếu. Họ chớp đúng thời cơ khi phong trào phản chiến lên cao được dân chúng ủng hộ để nắm đa số tại Quốc Hội và thẳng tay bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cái mà ông Nguyễn Tiến Hưng gọi là “nhát gươm đao phủ”.
“Ngay sau đó, 13 tháng Ba, nhát gươm đao phủ đă hạ xuống: ban lănh đạo Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đại đa số : chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền nam” Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 245.
Theo Đại Tướng Cao Văn Viên hậu quả của cắt giảm quân viện là không quân phải cho hớn 200 máy bay ngưng bay.. giảm giờ bay, huấn luyện 50%, số giờ bay thám thính 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.. Hải quân cũng bị cắt giảm hoạt động 50%, 600 tầu xuồng các loại nằm ụ, các chiến cụ, quân dụng hư hỏng không được thay thế, chỉ có khoảng 33% được thay mà thôi. Tổng số đạn trong kho chỉ đủ dùng cho đến tháng 6-1975, thuốc men thiếu thốn, số tử vong lên cao khiến tinh thần binh sĩ xuống thấp.

Người Mỹ kư hiệp định Ba Lê để rút quân ra khỏi VN và lấy tù binh về không đếm xỉa ǵ tới sự tồn vong của miền Nam nước Việt. Sir R Thompson, chuyên viên về du kích chiến cho rằng miền Nam bị đe doạ chỉ v́ để cứu nước Mỹ khỏi cảnh xâu xé nhau, miền Bắc bị buộc phải ngồi vào bàn hội nghị để cứu nước Mỹ. Ông M.Gauvin nguyên chủ tịch Ủy Hội Kiểm Soát Quốc tế tuyên bố ngày 4-4-1975 cho rằng miền Nam VN thất bại do quyết tâm bỏ rơi đồng minh của Mỹ nhiều hơn là do hết đạn.

“C̣n về khả năng tồn tại, ông cho là ‘vẫn c̣n tùy thuộc vào số quân viện Hoa Kỳ cung cấp cho VNCH’. ĐT Viên kết luận “Một sự thật không thể chối căi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu” Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 457.

Khi lập luận như trên người ta sẽ đạt thêm câu hỏi tại sao họ lại bỏ rơi VNCH? ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết “Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền nam? Câu trả lời ngắn gọn là v́ quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đă không c̣n nữa” KĐMTC trang 455.

Ngoài những nguyên nhân gần nêu trên, lại những động cơ khác đă gây lên hoặc ảnh hưởng trực tiếp mà ta gọi là nguyên nhân xa, người Pháp gọi là cause lointaine.

Mời xem tiếp phần hai

Trọng Đạt

 

Trở lại