© Hội Chuyên Gia Việt Nam

 

Dựa theo Bộ Việt Sử Bằng Tranh của

Cụ Bùi Vân Bùi Văn Bảo

 

Tài Liệu

     
trở về "Trăm trứng trăm con"  

 

Nhà Hồng Bàng(2879-258 trước tây lịch)

- Truyền thuyết về nhà Hồng Bàng
- Nước Văn Lang của chúng ta.

- H́nh Ảnh

1- Truyền Thuyết Về Nhà Hồng Bàng:

Các nhà chép sử gọi ḍng họ đầu tiên ngự trị giống Lạc Việt là Hồng Bàng thị.

Trong Lịch Sử Xă Hội Việt Nam truy cứu ở Từ Nguyên Hoàng Thúc Trâm giải thích ba chữ Hồng Bàng thị như sau:

1) Hồng Bàng là thứ tên chim nước to hơn con nhạn cánh đen, bụng trắng, mầu tro, tính mạnh dạn. thính giác lanh lẹ.

2) Hồng theo ư nghĩa thông dụng là lớn. Tỉ dụ hồng thủy (nước lớn).

3) Chim "Hồng" nói trong sách cổ thường chỉ về con "Hồng hộc" tức là con ngỗng trời.

Nếu đi với "Hoang" th́ hồng hoang nghĩa là thái cổ. Bàng cũng theo Từ Nguyên tức là đầy, lớn, bác tạp không thuần túy.

Thị theo Thuyết Văn là g̣, núi như Hoàng Đế ban đầu ở đất Hữu Hùng nên gọi là Hữu Hùng thị sau đến đời Hiên Viên chi ngưu gọi là Hiên Viên thị. Như vậy chữ "thị" chỉ do chỗ đất mà được gọi tên là "thị". Không có nghĩa là họ mà là bộ tộc hay "thị tộc" theo danh từ xă hội học ngày nay.

Như vậy Hồng Bàng chỉ là một thị tộc do Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân lănh đạo.

Theo lời tục truyền th́ vua Đế Minh cháu thứ ba đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến miền núi Ngũ Lĩnh thuộc núi Hồ Nam gặp một nàng tiên, lấy nhau rồi sinh ra Kinh Dương Vương đặt làm vua phương Nam. Sau nầy Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đ́nh Quân là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra 100 con trai, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống bể Nam Hải, v́ mẹ là giống Tiên và cha là giống Rồng do đó có giống Bách Việt rải rác khắp niền nam Trung Quốc (nước của Kinh Dương Vương lấy quốc hiệu là Xích Quỷ gồm tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây bây giờ). Người Việt ngày nay tự cho ḿnh là con Tiên cháu Rồng là do sự tích này. (Cũng như người Nhật tự xưng ḿnh là con cháu của Thái Dương thần (Amatérasu), người Tàu cho ḿnh là con cháu Hoàng Đế, người Đức dưới chế độ Quốc Xă vừa qua tự cho ḿnh là một giống người thượng đẳng sinh ra để thống trị các dân tộc khác (theo thuyết Mein Kampt của Hitler đảng trưởng Quốc Xă). Các nhà làm sử sách v́ ḷng ái quốc, trọng ṇi giống mà tô điểm cho dân tộc của ḿnh những điều tốt đẹp hoặc có ư muốn làm phấn khởi tinh thần dân tộc.

Lạc Long Quân phong cho con cả làm vua nước Văn Lang (quốc hiệu đầu tiên của nước ta) xưng là Lạc Vương.

Họ Hồng Bàng kể từ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 đời Lạc Vương là những triều đại trước hết. Những triều đại nầy theo ư chúng tôi và cũng dựa vào thuyết của Léonard Aurous seau, đă ra đời vào cuối đời Xuân Thu (6 thế kỷ trước công lịch) bởi nếu cho rằng họ Hồng Bàng xuất hiện từ năm Nhâm Tuất (2897) đến năm Quư Măo (258 trước Công Lịch) vừa đúng 2621 năm, th́ mỗi triều vua trung b́nh 150 năm sau, chúng tôi e rằng có sự sai lầm quá lớn.

Bàn về danh hiệu của Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ta không thể quên chữ Kinh và Dương là đất Dương, hai châu thuộc địa bàn của giống Giao Chỉ chúng ta. Với chữ Lạc Long Quân cũng vậy. Danh hiệu này chỉ có nghĩa là vua của giống Lạc Long cũng như Kinh Dương Vương là vua miền Châu Kinh, châu Dương, Vân Nam Vương, Hán Đế v.v... nó nhắc tên đất đai hay chủng tộc của các vua chúa, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ tức là nàng con gái đất Âu.

Chữ Âu lại gặp trong chữ Âu Giang tên một con sông nước Việt (Chiết Giang) ngày nay vẫn c̣n tên ấy. Nó nhắc chữ Âu Lạc, Âu Việt, Đông Âu, Tây Âu...

Như trên đă nói, vào thế kỷ thứ 9 một số thị tộc Việt lập ra nước Việt do một nhà quư tộc họ Mị cùng họ với vua nước Sở, do đó ta thấy các vua Sở lấy chữ Hùng làm hiệu th́ 18 ông vua nhà Hồng Bàng cũng làm theo các vua nước Sở, tỷ dụ:

1. Hùng Dịch (1122-1078 tr T.C)
2. Hùng Nghệ (1078 tr T.C)
3. Hùng Đán (1052 tr T.C)
4. Hùng Thắng (1001 tr T.C)
5. Hùng Dương (946 tr T.C)
6. Hùng Cừ (887 tr T.C)
7. Hùng Chấp (877 tr T.C)
8. Hùng Duyên (876 tr T.C)
9. Hùng Dơng (847-837 tr T.C)

Và 18 ông vua của nhà Hồng Bàng lấy hiệu như sau:

 1. Kinh Dương Vương (Lục Dục Vương).
 2. Lạc Long Quân (Hùng Hiền Vương).
 3. Hùng Lân (Hùng Quốc Vương).
 4. Hùng Việt Vương
 5. Hùng Hi Vương
 6. Hùng Huy Vương
 7. Hùng Chiêu Vương
 8. Hùng Vị Vương
 9. Hùng Định Vương
10. Hùng Uy Vương
11. Hùng Trịnh Vương
12. Hùng Vũ Vương
13. Hùng Việt Vương
14. Hùng Anh Vương
15. Hùng Triều Vương
16. Hùng Tạo Vương
17. Hùng Nghị Vương
18. Hùng Duệ Vương

C̣n nói theo cha một nửa xuống biển, một nửa theo mẹ lên núi, tức là một phần qui tụ ở miền sơn cước, một phần ở rải rác vùng đồng bằng là ra tới bể là lưu vực sông Dương Tử với miền núi ở giẫy Nam Lĩnh. Dân tiến xuống bể được nhiều điều kiện thuận tiện nên tiến bộ nhiều v́ vậy đă sống vào trạng thái phụ hệ, c̣n đám người lên non chậm việc khai hóa nên c̣n ở vào chế độ mẫu hệ. Đó là các dân dă man tỉnh Quí Châu, Vân Nam (ở Quí Châu có dân Miêu Tử. Ở Vân Nam có dân Sâm Ly hay Xa Lư đến đời Nguyên mới bị chinh phục. Họ tương truyền đời Chu Thành vương có sai xứ triều cống khi về được Chu Công Đán làm xe Chỉ Nam tiễn chân, cho nên họ có tên là Xạ Lư. Cũng có Bộ lạc tên là Lăo Qua, xưng là Việt Thường dưới đời Chu, bộ lạc nầy bị nhà Minh chinh phục. Tài liệu nầy ở cuốn Les babrbares du Yun nan trong B.E.F.E.O. tome 8 1908).

Nhưng một điều quan hệ khác cần phải xét lại là Việt tộc hay họ Hồng Bàng có phải con cháu Thần Nông không và Thần Nông là người Hán tộc hay Việt tộc.

Chúng tôi không đồng ư với các sử liệu Tàu cho rằng Hồng Bàng là con cháu Thần Nông, điều mà nhiều người Việt chúng ta tin có thật v́ quên rằng đấy chỉ là một truyền thuyết.

Thần Nông đây thực ra chỉ có nghĩa là vị thần dạy nghề nông, ông tổ nghề Nông. Có lẽ người ta đă lầm Thần Nông của ta với Thần Nông thị là ḍng họ làm vua giống Hán sau Phục Hi thị (4480-4350 tr C.L.)

Ta nhận thấy rằng truyền thuyết trên đây dù sao cũng có phần nào sự thật. Ngày nay căn cứ vào các tài liệu của các nhà khảo cổ và sử học, ta có thể giải thích như sau để hiểu rơ t́nh trạng dân tộc ta dưới thời Thái cổ rơ rệt hơn:

Vào thế kỷ 30 trước C.L. dân Hán tộc sống dọc sông Hoàng Hà. Tại Lưu vực sông Dương tử th́ có dân bản thổ: bên bờ sông phía Bắc có dân Miêu và Man, bên bờ phía Nam vùng Động Đ́nh và Phiên Dương có dân Việt chúng ta ở rải rác đến núi Ngũ Lĩnh, các dân ở đây có tŕnh độ xă hội canh nông.

Một nhà quí tộc dạy dân nghề khai khẩn ruộng đất, sau dân nhớ ơn thờ người ấy làm Thần Nông, Miêu, Man tuy không cùng chung chủng tộc nhưng cùng ở dưới quyền một nhà quí tộc thuộc ḍng dơi Thần Nông. Người cháu ba đời của Thần Nông đi tuần thú về phương Nam đến Ngũ Lĩnh gặp một nàng con gái đẹp như tiên, ăn ở cùng nhau xin được một đứa con trai đặt tên là Lộc Tục. Sau vua phong cho con trưởng làm vua dân Miêu và Man ở phía Bắc sông Dương Tử và cho Lộc Tục làm vua dân Việt ở phương Nam, nghĩa là đất Kinh và Dương lấy quốc hiệu là Xích Quỉ vào khoảng thế kỷ thứ XXIX trước C.L.

Bấy giờ là thời đại phong kiến. Xích Quỉ chia ra ba nước (theo Vũ Cống trong Kinh Thư). Trong ba nước ấy, vùng Động Đ́nh là một, vua Kinh Dương Vương lấy con gái vua kế vùng Động Đ́nh là Long Nữ được một con trai tên là Sùng Lăm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân. Vua Lạc Long cưới con gái vua một nước láng giềng đất Âu, nàng Âu Cơ đến đây ta gặp một thời kỳ khuyết sử. Sau nầy Hán tộc tràn xuống phía Nam qua nước Sở th́ nước Xích Quỉ có 100 nhà quí tộc đều xưng là ḍng dơi của vua Lạc Long và Âu Cơ. (Ở đây ta có thể loại bỏ việc Âu Cơ đẻ ra trăm con do một bọc nở ra 100 trứng là hiện tượng không từng thấy trong y học). Có lẽ trong dịp áp lực của Bắc phương, có người mưu trí trong các nhà quí tộc đó đă nêu lên thuyết một trăm thị tộc cùng máu mủ, một cha mẹ phải đoàn kết để tự vệ, như vậy chắc trước kia họ thường xung đột với nhau.

Vào thế kỷ thứ 24 trước C.L trong ba nước kể trên có nước Việt thường kinh đô đóng ở phía Nam hồ Phiên Dương trở nên cường thịnh làm bá chủ vùng Phiên Dương và Động Đ́nh. Năm 1352 trước C.L. có sai sứ sang cống vua Đế Nghiêu một con rùa lớn và năm 1109 tr. C.L. có cống cho vua Thành Vương nhà Chu.

Trước thế kỷ XII tr. C.L., trong các quí tộc có người tên là Hùng Dịch chinh phục được dân Miêu, Man miền sông Hán chảy vào sông Dương Tử, tổ chức thành một quốc gia, Tàu gọi là Kinh Man, đóng đô ở Đan Dương gần thành Nghi Xương (Itchang) ngày nay. Đến đời vua Hùng Cừ đem binh đánh lấy nước Đông và Dương Việt (nghĩa là người Việt đất Dương Tử. Việt Chương trước kia là Việt Thường, luôn dịp nước Ngạc ở vào khoảng thành Vũ Xương (Ou T chang) thuộc tỉnh Hồ Bắc cũng bị kiêm tính nốt.

Rồi Hùng Cừ cho con trưởng là Khang ở đất Cú Đản, con thứ hai là Hồng ở đất Ngạc, con thứ ba là Chấp Tỳ làm vua Việt Chương đó là nguyên nhân của chữ Hùng Vương trong truyền thuyết của ta.

Dân Việt quen sống với cảnh thái b́nh, bỏ lâu chinh chiến, không chống nổi quân Kinh Man nên phải thua. V́ dân số đông, nên dân Việt, một phần phải tiến lên núi Nam Lĩnh và đa số đă tiến xuống Nam Hải rồi lại gặp nhau ở đất Quảng Đông và Quảng Tây sau gọi là Bách Việt vậy.

Từ vua Chấp Tỳ trở về sau lịch sử Việt Thường ra sau? Có lẽ có lúc thịnh, vào năm 581 trước C.L., con cháu Chấp Tỳ có người làm vua Việt Thường xưng là Hùng Vương thứ nhất. Người Việt bấy giờ ở theo dọc bờ Nam Hải và Nam ngạn sông Dương Tử cho đến hồ Động Đ́nh, họ đều có xâm ḿnh nên người Tàu gọi là Văn Lang.

Bấy giờ nước Sở trước kia ở Kinh Man trở nên cường thịnh và thạo văn hóa Hán Tộc bành trướng về phương nam trở nên nguy hiểm cho nước Việt thường.

Thế rồi một ông vua họ Hùng bèn thiên đô qua đất Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang đặt quốc hiệu là U Việt. Đến đời vua Hùng Vương thứ VI mà người Tàu gọi là Câu Tiễn (496 tr. C.L.) Việt chiếm được Ngô trở thành cường quốc, làm bá chủ một khoảng đất phía Bắc tiến đến gần tỉnh Sơn Đông phía Tây gồm Việt Thường phía Nam giáp Hồ Tôn.

Câu Tiễn mất, đế quốc chia cho con cháu. Một người con Câu Tiễn được làm vua đất Lạc Việt ở tận phía Nam giáp Hồ Tôn xưng Hùng Vương thứ VII hoặc v́ có lẽ là con trưởng, hoặc v́ có ư ḍm ngó các nước Việt ở phía Bắc nên xưng như vậy để tỏ ư là chúa tể chính thức của dân Văn Lang.

Đến đời vua Hùng Vương thứ XVIII, phía Bắc Lạc Việt có nước Âu Việt. Vua nước nầy là Thục An Dương Vương cướp được Lạc Việt nhập hai nước làm một gọi là Âu Lạc. V́ hai dân đều thuộc thị tộc Việt, ngôn ngữ cũng giống nhau nên con gái Hùng Vương thứ 18 gọi là Mị Nương, con gái An Dương Vương tên là Mị Châu đều có chữ Mị cả. Ấy là bằng chứng dân Âu Lạc tuy là hai nước mà vẫn là người Văn Lang, tức người Việt.

2- Nước Văn Lang

Bờ cơi của nước Văn Lang theo sử cũ gồm có 15 bộ:

 1. Văn Lang: (Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên).
 2. Châu Viên: (Sơn Tây vùng núi Ba V́).
 3. Phước Lộc: (Miền đồng bằng).
 4. Tân Hưng: (Hưng Hóa Tuyên Quang).
 5. Vũ Định: (Thái Nguyên và một phần đất của Hoa Nam).
 6. Vũ Ninh: (Bắc Ninh).
 7. Lục Hải: (Lạng Sơn và một phần Quảng Tây).
 8. Ninh Hải: (Quảng Yên và một phần Quảng Đông).
 9. Dương Tuyền: (Hải Dương).
10. Giao Chỉ: (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh B́nh).
11. Cửu Chân: (Thanh Hóa).
12. Hoài Nam: (Nghệ An Hà Tĩnh).
13. Cửu Đức: (Lưu vực sông Đà, sông Mă).
14. Việt Thường: (Quảng B́nh, Quảng Trị) không phải là vị trí nguyên thủy.
15. B́nh Văn: (?).

Xét địa thế 15 bộ trên đây, ta thấy dưới đời những ông vua cuối cùng Hồng Bàng (thời Chu Mạt) vị trí địa dư của nước Văn Lang đă lùi xuống Bắc Việt, và phía Nam của Văn Lang gồm hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay.

C̣n cương vực của nước Văn Lang phía Bắc giáp hồ Động Đ́nh (tỉnh Hồ Nam), phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) phía nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), Phía Đông giáp Nam Hải, là cương vực cổ xưa của toàn thể gia đ́nh Bách Việt hay là của nước Xích Quỉ, mà chúng ta chỉ là một chi phái. trong đoạn bàn về Bách Việt chúng tôi đă có dịp nói vào những thời khởi thủy dân Giao Chỉ sinh tụ ở Nam bộ Trung Quốc tại lưu vực sông Dương Tử, rồi tổ tiên chúng ta di cư dần xuống lưu vực sông Nhị và sông Mă. Tới nơi cuối nầy, địa bàn của chúng ta quả gồm có đúng 15 bộ đă kể trên. Sở dĩ có sự sai lầm mà ta thấy trong một vài cuốn sử chữ nho về vấn đề cương giới sau nầy của nước Văn Lang là v́ chữ Văn Lang (trong cái tên Văn Lang) với chữ Dạ (trong cái tên Dạ Lang) hơi giống nhau. Dạ Lang đầu đời Hán là một nước Miêu Tử (Mèo) ở phía Nam Trung Quốc. Đây không phải là điều ức đoán bởi sách chép nhầm thật. Quyển Thông Điển (Quyển 181 25b) chép: Phong Châu là nước Văn Lang đời xưa (Cỗ nầy viết chữ lăng "lương" bên chữ nguyệt và cho rằng có sông Văn Lang). Nguyên Ḥa Quân Huyện Chí (Quyển 38 tờ 9b) nói quả quyết rằng Phong Châu là đất của Dạ Lang đời xưa. Thực thế, trong địa phận huyện Tân Xương bấy giờ có khe nước Dạ Lang và đây là địa bàn của nước Miêu Tử.

Nước nầy ăn qua một phần Quảng Tây và Quư châu, phía tây giáp La La (Lô Lô) gọi là Điền ở phía Tây Vân Nam, phía Đông Hồ Vân Nam thuộc Quận Kiện Ví, khi lệ thuộc về Hán từ năm III trước T.C. Sau quận ấy chia làm hai, phía Bắc là Kiện Ví phía Nam là Thương Ngô. Cuối đời Tiền Hán, quận Kiện Ví giáp phía Bắc và phía Tây sông Dương Tử.

C̣n quận thương Ngô giáp phía Bắc quận Kiện Ví và phía Tây quận Tân Ninh là nước Điền ngày xưa ở phía Đông Bắc Thương Ngô giáp quận Ngũ lăng, ở đấy có Hồ Động Đ́nh. Tóm lại v́ Dạ Lang và Văn Lang đă lấn nhau, tất nhiên người ta phải lầm bờ cơi Dạ Lang là của Văn Lang.

Về vấn đề nầy, Ô. Lê Chí Thiệp phát biểu một ư kiến khác. Theo ông, trong thư tịch cũ của Trung Quốc không thấy nói tới tên Văn Lang, đến đời Thái B́nh ngự lăm nhà Đường mới nói. Văn Lang để gọi chung người Kinh Man (dân Sở) ở dọc sông Dương Tử, người Việt ở Chiết Giang và người Lạc Việt là những người có vẽ ḿnh, sau nầy sống ở Lưu Vực sông Dương Tử trôi dạt dân xuống tới bờ biển Nam Hải, bởi vậy các cổ sử mới ghi bờ cơi Văn Lang: Bắc giáp Hồ Động Đ́nh, Đông giáp Nam Hải, Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành) v.v...

Tên Văn Lang nầy được đặt ra do một quan niệm chủng tộc để phân biệt với giống dân không vẽ ḿnh chớ không phải là dân một nước....

Vậy nên kết luận rằng cương vực cũ của chúng ta khi c̣n là Giao Chỉ gồm hồ Động Đ́nh, biển Nam Hải, Tứ Xuyên và Hồ Tôn. Sau nầy dân ta di cư xuống Bắc Việt th́ nước ta chỉ gồm 15 bộ kể ở trên, hoàn toàn trên đất Bắc Việt và vào tới Nghệ An. Đây là vị trí địa dư cuối cùng của ta sau cuộc Nam chinh của nhà Tần và khi đế quốc Nam Việt của Triệu Đà thành lập.

Ngoài ra ta c̣n thấy sử chép nước Văn Lang có 15 bộ. Trong đó có bộ Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường là thế nào? phải chăng nhớ nguồn gốc của ḿnh ngày xưa kia ở miền Hoa Nam, nên dân gian giữ các tên đó để đặt quốc hiệu hay đặt tên cho các bộ ?

Giai cấp phong kiến thời thượng cổ của chúng ta như thế nào ?

Theo Maspéro trong cuốn Royaume de Văn Lang BEEO trang 9, mỗi Lạc Tướng coi vài làng xóm, thuộc quyền Lạc Hầu là chủ những đất đai rộng bằng một tỉnh hay vài huyện ngày nay. Cũng có khi một vị Lạc Hầu đem chia bớt gia tài cho các con cháu và phong chúng làm Lạc Tướng. Công việc của các Lạc Hầu Lạc Tướng cai trị nhân dân. Khi họ nhàn rỗi thường họp nhau săn bắn. Tính họ hoạt động và hiếu chiến nên hay xung đột với các dân láng giềng. Ra trận họ mặc bộ áo giáp dầy dệt bằng lông chim hay bện bằng cỏ cây để tránh dấu tên hay mũi giáo; áo giáp có hai mảnh che đằng trước và đằng sau, từ ngang lưng thơng đến bắp chân. Ḿnh mặc áo ngắn chẽn để hở cổ và hai cánh tay trạm h́nh sặc sỡ. Họ mang lá mộc (có chỗ gọi là lá chắn) h́nh vuông đan bằng tre trên mặt có kẻ hoa và vẽ mặt người. Đầu họ cũng đội một thứ mũ cũng bằng lông chim thực dài kết cái h́nh dữ dội. Họ đeo cung lớn, mang giáo dài và dao nhọn, luôn luôn bắn, phóng và đâm. Mũi tên có tẩm thuốc độc chạm vào da thịt dù chỉ sướt qua loa. thuốc cũng ngấm vào và phải chết. (Theo Parmentier: trong cuốn Lestambors de bronze).

Dân lo việc giồng lúa cho họ ăn, làm nhà cho họ ở, cắt người phục dịch cho họ mà không được đ̣i công sá. Xét ra như vậy dân chỉ là một thứ tài sản của họ mà thôi. Ngày nay các dân tộc thiểu số dưới chế độ quan Lang ở miền Bắc Việt có thể nói là h́nh ảnh hoàn toàn của chế độ Lạc Hầu, Lạc Tướng thuở xưa.

Các vị Lạc Hầu, Lạc Tướng tuy giữ quyền tự trị ở khu vực của ḿnh nhưng cũng phải theo về một vị tù trưởng giàu mạnh ở phía Tây Bắc Trung châu sát với Trung du gồm địa phận tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn Tây ngày nay. Đây là một miền có nhiều thung lũng ph́ nhiêu, đồi đất tốt, dân đông đảo phát đạt hơn cả.

Kinh đô của Lạc Vương đóng ở Phong Châu (vào địa hạt huyện Bạch Hạc tỉnh Vĩnh Yên bây giờ). Họ nhà vua gọi Hồng Bàng. Lạc Vương đặt quan chế như sau: tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng vơ gọi là Lạc Tướng , các quan nhỏ gọi là Bồ chính. Con vua gọi là quan Lang. Con gái gọi là Mị Nương. Các Lạc Hầu được đặt trên các Lạc Tướng và có thôn, ấp lớn hơn. Hết thảy từ vua đến chúa đến các Lạc Hầu, Lạc Tướng điều có quyền thế tập.

Nước Văn Lang ra đời đă chịu cả uy thế của các vương triều Trung Quốc nên ngay buổi bấy giờ đă biết lập chính sách ngoại giao. Về đời vua Nghiêu, nhà đường bên Trung Quốc, sứ thần Văn Lang đă có lần đem dâng con rùa lớn. Về đời Chu Thành Vương (nhà Chu) có nói ở đoạn trên của sách nầy.