Liễu Thăng bỏ mạng ở Quỷ Môn Quan

Phần 5

Những tướng lĩnh nổi danh đă thất bại tại Đại Việt (P.5): Liễu Thăng bỏ mạng ở Quỷ Môn Quan

Bài viết này không phải nhằm mục đích hạ thấp các tướng lĩnh đă từng có phen chiến bại trên dải đất Đại Việt, mà chỉ là mượn chút uy danh của họ để nêu bật lên sự huy hoàng của các tướng sĩ nước Nam…

  • Tiếp theo: Phần:  1  2  3  4

Sau khi nhà Trần chiến thắng quân Mông Cổ một cách oanh liệt, nhà Hồ kế vị đă làm mất nước vào tay nhà Minh. Lần đầu tiên sau hơn 400 năm độc lập, nước ta một lần nữa phải trải qua 20 năm Bắc thuộc vô cùng đen tối và tủi nhục.

Thế nhưng, vật cực tất phản, “nhật nguyệt hối rồi lại minh”, sau khoảng thời gian u ám nhất chính là ánh b́nh minh huy hoàng. Sự quật khởi của triều đại Hậu Lê của Lê Lợi đă viết nên những trang sử oai hùng nhất của dân tộc chúng ta.

Phần 5: Liễu Thăng (?-1427)

  • Tên Hán: Liễu Thăng (柳昇), tự Tử Tiêm (子漸).
  • Chức vụ:
    • Lần 1: Tả quân Đô đốc thiêm sự.
    • Lần 2 : Tổng binh Chinh Lỗ tướng quân Thái tử thái phó An Viễn hầu, chỉ huy cánh quân tiếp viện từ Quảng Tây.
  • Đối thủ chính:
    • Lần 1: nhà Hồ – cha con Hồ Quư Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng.
    • Lần 2: Lê Lợi, Nguyễn Trăi, Lê Sát, Lê Nhân Chú.
      Bị đánh bại tại: trận Mă Yên ải Chi Lăng, bị chém đầu bởi nghĩa quân Lam Sơn.

Ḍng dơi nhà binh, sự nghiệp đang lên

Liễu Thăng là người huyện Hoài Ninh, phủ An Khánh (nay là thành phố An Khánh, tỉnh An Huy). Cha Liễu Thăng là một vơ tướng nhỏ, từng theo pḥ tá Minh Thái Tổ. V́ vậy, từ trẻ Liễu Thăng đă được tập ấm cha, giữ chức Yên Sơn hộ vệ bách hộ qua đến đời Minh Huệ Đế.

Trong loạn Tĩnh Nan, Liễu Thăng tham gia đội quân của Yên vương Chu Đệ, tham chiến hơn 20 trận lớn nhỏ. Khi Chu Đệ giành được ngôi đế, Liễu Thăng được xét công, thăng đến chức Tả quân Đô đốc thiêm sự (Theo Minh sử, cuốn 154).

Loạn Tĩnh Nan là cuộc nội chiến rất lớn kéo dài hơn 3 năm giữa Yên vương Chu Đệ và Minh Huệ Đế; chiến trường rất khốc liệt với hàng trăm ngh́n quân tham chiến khắp cả Trung Quốc. Liễu Thăng tham gia hơn 20 trận lớn nhỏ, chứng tỏ ông là người có thực tài và kinh nghiệm chiến trường phong phú.

Theo Trương Phụ đánh chiếm An Nam, thăng lên Bá tước

Với tài năng quân sự sẵn có, thời thế chiến loạn chính là dịp để lập công phong hầu, Liễu Thăng may mắn được phái sang đánh nhà Hồ cùng với Trương Phụ. Đây là lần đầu tiên ông ta theo quân viễn chinh và đă chiến đấu rất thành công.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Chính biên, quyển XII có chép:

“Tháng 9 năm 1406, khi đang là Tả quân Đô đốc thiêm sự, Thăng được lệnh theo Chu Năng, Trương Phụ đem quân tấn công nhà Hồ. Tháng 5 năm 1407, đem thủy quân truy đuổi tàn quân nhà Hồ tới cửa biển Kỳ La, Hà Tĩnh. Quân Minh lần lượt bắt được vua Hồ Quư Ly và các con Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng.

Tháng 6 năm 1407, Thăng nhận lệnh Trương Phụ giao cùng Lỗ Lân dẫn giải cha con họ Hồ về Kim Lăng, được thăng chức An Viễn bá, mỗi năm được hưởng bổng lộc ngh́n thạch”.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/u24563989831285632705fm173s5602afe3c2201cafef9358b20300801aw640h456img.jpeg

Sau khi đánh bại nhà Hồ, Liễu Thăng được thăng chức An Viễn bá, mỗi năm được hưởng bổng lộc ngh́n thạch. (Ảnh minh họa: ifuun.com)

Thủy lục lập công, gia phong hầu tước

Cuộc đời binh nghiệp của Liễu Thăng sau khi đánh chiếm nước Nam cực kỳ thuận lợi, một phần cũng bởi tài năng của ông. Liễu Thăng là một tướng lĩnh không những tinh thông về lục quân mà c̣n có khả năng chỉ huy thủy quân khá giỏi.

Năm 1409, Liễu Thăng cùng Trần Tuyên đem thủy quân đi tuần biển, đến vùng biển Thanh Châu, phá cướp biển của người Nhật Bản, truy đuổi tới tận đảo Bạch Sơn thuộc Kim Châu, Liêu Ninh.

Cùng năm đó, Liễu Thăng tham gia quân Bắc chinh, đem quân bản bộ tấn công và đánh bại lănh tụ người Mông Cổ là Arughtai (sử Minh chép là 阿魯台, tức A Lỗ Đài). Trong trận này, quân Liễu Thăng sử dụng súng Thần Cơ đánh thắng quân Mông Cổ.

Cũng cần nói thêm rằng súng Thần Cơ là loại vũ khí được trang bị cho một quân chủng đặc biệt của nhà Minh tên là Thần Cơ Doanh; đây là loại súng trường cá nhân ṇng dài, tương tự súng hỏa mai ra đời sau này. Súng Thần Cơ vốn được Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quư Ly) chế tạo ra.

Sau chiến thắng trước quân Mông Cổ, Liễu Thăng được lên tước An Viễn hầu, bổng lộc tăng thêm 500 thạch. Minh Nhân Tông lên ngôi, Liễu Thăng được giao cai quản hữu phủ, hàm gia thêm thành Thái tử thái phó.

Nên mới nói, không có Trừng th́ có lẽ cũng không có chuyện Liễu Thăng đánh thắng quân Mông Cổ và được phong hầu vậy. Có lẽ v́ thế mà sau này Liễu Thăng phải trả hết những ǵ ông đă nợ người Nam và nước Nam chăng?

Tất toán nhân quả tại nước Nam

Con đường thăng quan của Liễu Thăng ‘phất’ nhanh như diều gặp gió kể từ khi đánh bại nhà Hồ. Nhưng lẽ đời có vay có trả, nhân quả công bằng, nên khi ông ta đem quân sang Đại Việt lần thứ hai th́ một kết cục thảm khốc đă chờ đợi sẵn:

Ngày 18/9/1427, nhà Minh sai Tổng binh Chinh Lỗ tướng quân, Thái tử thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng, Tham tướng Bảo Định bá Lương Minh, Đô đốc Thôi Tụ, Binh bộ thượng thư Lư Khánh, Công bộ thượng thư Hoàng Phúc, Thổ quan Hữu bố chính sứ Nguyễn Đức Huân đem hơn 10 vạn quân và 2 vạn ngựa đánh vào cửa Pha Lũy.

Trong khi đó, Chinh Nam tướng quân thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh, Tham tướng Hưng An bá Từ Hanh, Tân Ninh bá Đàm Trung đem 5 vạn quân và 1 vạn ngựa đánh vào cửa Lê Hoa. Cả hai đều đă tới đầu địa giới Đại Việt.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/1_309411.jpg

Quân giặc thế mạnh đă tới đầu địa giới Đại Việt. (Ảnh minh họa theo kienthuc)

“Sĩ tốt kén người hùng hổ, bề tôi chọn kẻ vuốt nanh;
Gươm mài đá đá núi cũng ṃn, voi uống nước nước sông phải cạn”

Theo Lam Sơn thực lục, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn lúc ấy có 5 vạn tinh binh; Lê Lợi điều tất cả những vị tướng giỏi nhất của ḿnh tham gia chiến dịch này.

Tuy nhiên, theo Đại Việt sử kư toàn thư, tổng số quân của khởi nghĩa Lam Sơn lúc đó, theo lời Lê Lợi, là 35 vạn quân:

“Buổi đầu số quân của ta có mấy trăm người. Hiện nay có 35 vạn. Đợi khi phá được thành Đông Quan, sẽ cho 25 vạn người về nhà làm ruộng, chỉ để lại 10 vạn làm quân để đề pḥng việc nước…”

Đây là lực lượng quân sự khổng lồ của một quốc gia đang thành h́nh với ṇng cốt là 5 vạn tinh binh Lam Sơn.

Lại nói, Liễu Thăng khi ấy đang lúc xuân phong đắc ư, quan vận hanh thông dẫn quân sang nước Nam, tưởng rằng cũng như 20 năm trước lại lập công dễ dàng, thăng quan tiến chức, chứ đâu ngờ rằng ḿnh đang đối diện với kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần.

“Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan
Thập nhân khứ nhất nhân hoàn”…

Tương truyền rằng, đấy là câu thơ mà binh lính phương Bắc thời xưa hay hát mỗi khi hành quân xâm lăng phương Nam phải qua cửa ải này. Trùng hợp thay, Liễu Thăng lại dẫn quân qua đúng Quỷ Môn Quan. Có lẽ nào, việc ông ta và toàn quân bị diệt là đă có định số.

Đại Việt sử kư toàn thư có chép:

“Lê Lợi họp với các tướng bàn rằng:

‘Giặc vốn khinh ta, cho là người nước ta nhút nhát, sợ oai giặc đă lâu, nay nghe tin đại quân sang, hẳn là ta rất hoảng sợ. Huống chi lấy mạnh nạt yếu, lấy nhiều lần ít đó là lẽ thường. Giặc không thể tính được h́nh thế được thua của người của ḿnh, không thể hiểu được cơ vi qua lại của thời của vận. Vả lại, quân đi cứu nguy cấp phải lấy mau chóng làm quư, giặc nhất định phải hành quân gấp vội. Binh pháp có nói: Hành quân 500 dặm mà chỉ vội hám lợi th́ sẽ què thượng tướng. Nay Liễu Thăng đến, đường sá xa xôi, quân lính tất mỏi mệt. Ta đem quân nhàn khỏe, đợi đánh quân mỏi mệt, nhất định sẽ thắng’.

Lê Lợi sai Lê Sát và chư tướng đem 1 vạn quân tinh nhuệ, 5 thớt voi, bí mật mai phục trước ở ải Chi Lăng để đợi quân Minh.

Quân Minh tiến đến cửa Pha Lũy, tướng Trần Lựu giữ cửa Pha Lũy, thấy quân Minh đến, lui giữ cửa Ải Lưu. Quân Minh tiến đánh, Trần Lựu lại bỏ cửa Ải Lưu lui về đóng ở Chi Lăng, Liễu Thăng thừa thắng đuổi theo, đi đến đâu cũng không ai dám kháng cự, càng tỏ ra mặt kiêu ngạo.

Để tăng thêm tính chủ quan khinh địch của giặc, Lê Lợi lại sai người đến quân môn của Liễu Thăng xin lập Trần Cảo [1], Liễu Thăng nhận thư không thèm mở xem, cứ dẫn quân thẳng tiến. Trần Dong nói với thượng thư Lư Khánh rằng:

‘Chí của Thống binh kiêu lắm rồi, quân địch quyệt trá lắm, biết đâu chúng không làm ra thế yếu để dử ta; huống chi trong sắc thư dặn rằng Lê Lợi chỉ chuyên dùng cách mai phục mà thắng, ta không nên khinh địch’.

Lư Khánh bảo với Liễu Thăng, Liễu Thăng không hề để ư”.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/bglldxroyw5n.jpg

Liễu Thăng cùng đám kỵ binh mải miết đuổi theo Trần Lựu. (Ảnh minh họa theo vnhot )

Chém đầu ở Mă Yên, kiêu binh tất bại

Chi Lăng là một thung lũng hẹp nằm giữa những dăy núi cao vút, có địa thế vô cùng hiểm yếu. Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) là cửa ải xung yếu nhất trên con đường từ Pha Lũy đến Đông Quan với chiều dài khoảng 4 km. Từ xưa, ải Chi Lăng là con đường mà hầu như bất cứ đạo quân phương bắc nào cũng phải đi qua khi tiến đánh phương nam.

Phía bắc ải được mệnh danh là Quỷ Môn Quan, là nơi mà cả người phương bắc lẫn người phương nam đều ái ngại.

Phía nam ải Chi Lăng là Ngơ Thề, nơi mà những đạo quân người Việt qua các triều đại cất lên những lời thề quyết tử rồi bước vào trận chiến với giặc xâm lăng.

Phía tây ải là các núi đá vôi nằm cạnh ḍng sông Thương.

Phía đông ải là hai dăy núi Thái Ḥa, Bảo Đài.

Bên trong ải lại có năm ngọn núi Nà Sản, Mă Yên, Phượng Hoàng, Kỳ Lân, Hàm Quỷ chia cắt ải thành những con đường, thung lũng nhỏ. Nhiều nơi trong ải phải bắc cầu treo để đi qua những đầm lầy, thung lũng, khe suối.

Ngày 20/9 (tức mùng 10/10 dương lịch), quân Minh đánh ải Chi Lăng. Lê Sát, Lưu Nhân Chú bí mật sai tướng Trần Lựu ra đánh rồi vờ thua chạy để nhử Liễu Thăng vào sâu trận địa mai phục. Liễu Thăng đuổi theo Trần Lựu đến Ải Lưu và lại “thắng” nên càng tỏ ra chủ quan, khinh địch.

Trần Lựu trá bại quả thật cũng có bản lĩnh: có khi bại thật nhanh, càng về sau th́ càng đánh kịch liệt rồi mới bại, nên càng làm Liễu Thăng chắc mẩm là sẽ lập đại công mà nhất quyết đuổi theo. Trần Lựu rút khỏi Ải Lưu, chạy về đến đầu cửa ải Chi Lăng chỗ núi Hàm Quỷ th́ bỗng nhiên quay lại đánh tiếp một trận thật kịch liệt, rồi biến mất vào ḷng ải. Điều này đă làm cho Liễu Thăng tức giận hơn bao giờ hết, hung hăng dẫn cánh quân tiên phong gồm hơn 1 vạn lính tinh nhuệ cùng 100 quân kỵ mă thân tín đi hộ vệ, bỏ lại đại quân ở phía sau, xông thẳng vào thung lũng.

Đoàn quân này vượt qua cầu treo tiến vào cánh đồng lầy bên dưới chân núi Mă Yên th́ rơi vào trận mai phục. Từ mé sau quả núi Mă Yên giữa ḷng ải và từ khắp chỗ ém quân mai phục trong thung lũng, hơn 1 vạn phục binh cùng 5 thớt voi trận và 100 chiến mă, dưới sự chỉ huy của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt… nhất tề xông ra đánh phá dữ dội. Liễu Thăng trúng một mũi lao phóng, chết tại trận. Toàn bộ cánh quân tiên phong tinh nhuệ gồm hơn 1 vạn chiến binh và 100 kỵ sĩ hộ vệ chủ tướng cũng đều bị tiêu diệt sạch.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/05-2.jpg

Phục binh của nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Liễu Thăng. (Ảnh minh họa: ydvn.net)

Đại quân 9 vạn phía sau vẫn c̣n ngơ ngác th́ 1 vạn quân tiên phong cùng chủ tướng đă bay đầu thật nhanh và gọn gàng như chưa từng tồn tại. Đây cũng là một trận chiến điển h́nh cho chiến thuật mai phục bẻ găy tiên phong, đánh tan nhuệ khí giặc của quân Lam Sơn, như Nguyễn Trăi đă viết trong “B́nh Ngô Đại Cáo”:

“Ta trước đă điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong”.

“Đánh một trận sạch không ḱnh ngạc; Đánh hai trận tan tác chim muông”

Mặc dù đoàn quân tiếp viện đến từ Quảng Tây vẫn c̣n nguyên bộ chỉ huy và 9 vạn quân, việc Tổng binh An Viễn hầu Liễu Thăng bị chém đầu ở trận Mă Yên đă dự báo kiếp số toàn diệt của đội quân này. Một loạt trận chiến tiếp theo đă chứng thực điều đó.
Lam Sơn thực lục chép rằng:

“T́ tướng quân Minh là Thôi Tụ, Hoàng Phúc thu nhập tàn quân, gượng tiến đến ải núi Mă Yên. Ngày 25 tháng 9, Lê Lợi sai Nguyễn Lư, Lê Văn An đem 3 vạn quân tới tiếp viện. Lê Sát, Lưu Nhân Chú tung hết quân ra đánh, chém Bảo Định bá Lương Minh tại trận, Binh bộ thượng thư Lư Khánh phải thắt cổ tự tử”.

“Thôi Tụ nghĩ rằng thành Xương Giang chưa bị hạ, vẫn tiếp tục kéo quân về hướng thành Xương Giang. Lê Sát mở đường cho tiến, chờ đến chỗ phục binh, mới tung quân đón đánh.

Trong trận Phố Cát, Lê Sát, Lưu Nhân Chú lại đánh bại quân Minh, chém được hơn 2 vạn người, bắt được lừa ngựa, trâu ḅ, quân tư khí giới nhiều không kể xiết”.

“Xương Giang, B́nh Than, máu trôi đỏ nước”

Quân Minh tuy thua nhưng vẫn c̣n quân số đông và mạnh. Thôi Tụ dự tính vào thành Xương Giang làm nơi trú quân để phối hợp với Vương Thông, nhưng khi tiến đến gần Xương Giang mới biết là thành đă bị quân Lam Sơn hạ. Thôi Tụ phải đóng quân ngoài cánh đồng Xương Giang và xung quanh, cách thành Xương Giang khoảng 3 km, đắp lũy đất để pḥng thủ. Lại cho quân bắn pháo làm hiệu để quân ở Đông Quan đến ứng cứu.

Quân Minh đóng quân ở một vị trí mà phía nam là thành Xương Giang kiên cố; phía tây bắc, tây và tây nam là sông Thương; phía đông nam có sông Lục Nam; phía bắc, quân của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Lư, Lê Văn An sau trận Phố Cát tiếp tục bám lưng đối phương. Quân Lam Sơn c̣n có các đơn vị thủy quân bố trí trên sông Thương và sông Lục Nam.

Trong t́nh thế đó, Lê Lợi sai các quân thủy, bộ cùng tiến quân bao vây; lại chia quân chặn hết các ải Mă Yên, Chi Lăng, Pha Lũy, Bàng Quan. Thôi Tụ và Hoàng Phúc muốn tiến cũng không được, muốn lui cũng không xong, bèn giả hoà, âm mưu chạy vào thành Chí Linh. Lê Lợi biết được quỷ kế của chúng, kiên quyết khước từ không cho ḥa.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/06-1-1.jpg

Hiểu được mưu kế của địch, Lê Lợi kiên quyết khước từ không cho ḥa. (Ảnh minh họa: trithucvn.net)

Lê Lợi sai Trần Nguyên Hăn chặn đứng đường vận chuyển lương thực của giặc; sai Lê Vấn, Lê Khôi đem 3 ngh́n quân thiết đột, 4 thớt voi, cùng với quân của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Lư, Lê Văn An tấn công.

Sách Việt sử tiêu án viết rằng: “Gặp lúc có mưa gió to, người và ngựa chỉ trông nhau không đi được bước nào; Vương sai chư quân đến vây kín”.

Ngày 15/10/1427, hai quân giao chiến, quân Minh đại bại; nghĩa quân chém chết hơn 5 vạn thủ cấp, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc và hơn 3 vạn người, thu được vũ khí, ngựa chiến, vàng bạc, vải lụa nhiều không kể xiết. C̣n những kẻ chạy trốn th́ trong khoảng chưa đến 5 ngày đều bị bọn chăn trâu kiếm củi bắt gần hết, không sót một ai.

Thôi Tụ không chịu đầu hàng, Lê Lợi sai giết đi. C̣n Hoàng Phúc v́ trước đă nhậm chức Bố chính, hơi được ḷng dân, không nỡ gia hại. Hoàng Phúc xin tương kiến với Vương Thông để điều đ́nh việc giảng ḥa băi binh.

Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong ṿng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.

Tĩnh Thuỷ

Chú thích:

[1] Trước kia, quân Minh sang xâm lược nước ta dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. Trần Cảo là người mà Lê Lợi t́m và nói với quân Minh rằng sẽ lập lên làm vua để nối lại họ Trần, hàm ư rằng Lê Lợi chỉ là chỉ huy một đạo quân giúp nhà Trần phục quốc, mục đích là để làm mất đi hiệu lực danh nghĩa của cuộc chiến mà quân Minh lợi dụng xâm lược nước ta. Đây c̣n là chiêu bài ngoại giao nhằm làm quân địch chủ quan và đánh giá sai thực lực của nghĩa quân Lam Sơn, tạo một ảo giác cho Liễu Thăng về sự khiếp nhược của Lê Lợi trước quân uy của nhà Minh.

Tài liệu tham khảo:

Đại Việt sử kư toàn thư. Nhà xuất bản khoa học xă hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 351.
Đại Việt thông sử. Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1976, trang 79, 80, 240.
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XII, XIII, XIV.
Lam Sơn thực lục. Nhà xuất bản Tân Việt, 1956, cuốn 2.
Minh sử: Liệt truyện, quyển 42, 145, 154, 321.
Việt Nam sử lược. Bản in của Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa năm 1971, tập 1, trang 232 và 233.
Việt sử tiêu án. Nhà xuất bản Văn Sử 1991, Phần Ngoại thuộc nhà Minh, bản điện tử.

 

Trở lại