VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Thiếu Khanh

(LTG. Bài viết dưới đây vốn là một lá thư điện tử (email) nhằm trao đổi hạn chế trong một nhóm bạn hữu nhân những bức xúc với sự kiện quân Tàu đỏ chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta. V́ là một lá thư viết tức thời, không được chuẩn bị như một bài nghiên cứu nghiêm túc, và v́ chỉ được viết trong cảm hứng ngay lúc đó, không có điều kiện đào sâu, không có tư liệu tham khảo nên nội dung bức thư rất sơ sài hời hợt, chỉ mong là một gợi ư nho nhỏ để nhiều bạn suy nghĩ và tự ḿnh nghiên cứu làm rơ tính độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Đây là một vấn đề rất lớn, nằm ngoài khả năng của người viết – nếu muốn viết một cách thấu đáo. Trong bài viết in lại ở đây, người viết chỉ đặt cho nó một tựa đề, ghi thêm vài chú thích, và sửa một vài câu chữ chưa rơ ư nhưng giữ nguyên tính chất một bức thư trong đó người viết không tự dấu cái tôi của ḿnh đi như cách thông thường khi viết những đề tài nghiên cứu. TK) 

H́nh minh hoạ lănh thổ Tàu hiện nay

Vào năm 1978, nhân đọc cuốn sách "Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại" của tác giả Nguyễn Văn Tu, dường như bấy giờ là giáo sư ngôn ngữ học ở Hà Nội, tôi thấy trong đó tác giả liệt kê nhiều từ tiếng Việt hiện đại được cho là từ gốc Hán hay từ Hán cổ, trong số đó có  hai từ "Vua" và "Bố". Tôi ngạc nhiên quá, và bắt đầu suy nghĩ về chuyện này. Sau đó ít lâu, tôi đọc thấy trên báo Kiến Thức Ngày Nay, ông An Chi c̣n đi xa hơn, khi trả lời một độc giả, ông cho tất cả - đúng là tất cả - những từ tiếng Việt cha mẹ chú bác cô d́ cậu mợ... vân vân, nghĩa là những từ chỉ vị trí họ hàng trong gia tộc mỗi người Việt Nam, đều là từ gốc Hán cả, nếu không từ đời Đường th́ cũng là từ đời.... mật! Tôi mở sách "Việt Nam Văn Hóa Sử Cương" của cụ Đào Duy Anh, thấy vị học giả vĩ đại ấy nói rằng "... v́ khi ta tiếp xúc với Trung Hoa th́ văn hóa của họ đă phát triển rực rỡ mà văn hóa của ta rất chất phác thấp hèn (sic!)," tôi thấy lạnh cả người. Tôi tưởng như ḿnh bị đánh trúng một cú nốc ao vào giữa mặt.

Từ Stalin th́ đă đành là phải học, và có thể người ta phải cúi đầu xuống [ ] để có được “Tiếng đầu ḷng con gọi Xít-ta-lin”. Nhưng lẽ nào ta phải học cả những từ rất căn bản để biểu thị ta là người, và được cha mẹ ta sinh ra, là những từ “cha, mẹ…”?Không có từ cha mẹ, tức là ta không có cha mẹ – tức là c̣n sống kiếp thú vật. Không có vua, tức là c̣n trong trạng thái mông muội ăn lông ở lỗ, chưa có tổ chức xă hội. Thế th́ trong những điều kiện đó làm sao ông cha ta có thể có được một nền văn hiến bốn ngàn năm rất đổi tự hào?

Ta bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa để học những từ thân thiết và sang trọng ấy từ bao giờ? Lần tiếp xúc đầu tiên và sớm nhất là khoảng hai ngàn rưỡi năm trước đây.

Vậy ra câu nói rất tự hào trên đầu môi mỗi người Việt Nam về "Bốn Ngàn Năm Văn Hiến" của dân tộc ḿnh là một câu nói dối vĩ đại ư?

Hoặc là tiền nhân của chúng ta đă nói dối về bốn ngàn năm văn hiến do một sự tự hào dân tộc vô lối, hoặc các ông Nguyễn Văn Tu và An Chi lập lại những lời của bậc thầy của các ông là nhà ngữ học Tàu Vương Lực, từ đó gián tiếp thừa nhận nguồn gốc văn hóa của ta là do người Tàu "dạy dỗ."

Vào thời gian đọc được những điều không vui này tôi đang cùng gia đ́nh sống rất chật vật cuộc sống nông dân trên núi rừng, nhưng tôi thấy "ức" quá, nên lao vào "nghiên cứu" thử xem Ta Là Ai. V́ cuộc sống của tôi quá khó khăn, và không có điều kiện tiếp cận một nguồn tư liệu tham khảo nào quan trọng, cho nên "công tŕnh" ảo tưởng của tôi đành phải bỏ dở. Bây giờ sau gần ba mươi năm, tôi không c̣n nhớ được nhiều những ǵ ḿnh đă học được từ "công tŕnh" đó, nhưng tôi vẫn c̣n nhớ một số nét chính, xin tŕnh bày để các bạn cùng suy nghĩ xem những người chủ trương như nói trên đă đóng góp công lao như thế nào trong việc quân Tàu đỏ cướp đất đai của tổ quốc ta.

Theo tài liệu lịch sử, tổ tiên chúng ta tiếp cận người Tàu lần đầu tiên là thời kỳ sứ giả của nước Việt Thường đến thăm triều đ́nh nhà Chu thời vua Chu Thành Vương, cách đây khoảng hai ngàn rưởi năm (do tôi chỉ "nói mép" không có tư liệu nào trong tay nên không biết rơ năm tháng chính xác). Đây là một sự kiện có ư nghĩa rất lớn với tŕnh độ văn minh của người Việt. Tôi không nhớ người Tàu đă "vượt Hà" nghĩa là vượt qua sông Hoàng Hà để tiến xuống Hoa nam vào năm nào, nhưng theo một số sử liệu mà tôi c̣n nhớ, cách đây ba ngàn năm người Tàu chưa tiến xuống đến Sơn Đông, họ c̣n ở đâu trên vùng Thiểm Tây Cam Túc, tây bắc nước Tàu, là vùng đất khởi nguyên của họ. Giữa ta và nước Tàu thời nhà Chu c̣n có nhiều quốc gia khác. Thế th́ việc sứ giả của nước Việt Thường chủ động vượt qua các quốc gia khác với nhiều ngàn cây số đến giao hảo với họ trong điều kiện địa lư và hiểu biết về địa lư của người Việt vào thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, là cả một kỳ tích vĩ đại trong lịch sử văn minh. Hai bên phải qua nhiều lần phiên dịch mới hiểu được nhau. Sách lịch sử nói thế. Nếu thời đó ta cũng nói tiếng Tàu "gốc" như họ, sao lại phải qua nhiều lần phiên dịch?

Một số sử gia của ta nhắm mắt nhại lại sách Tàu rằng nước Việt Thường khiếp sợ oai danh của nhà Chu nên sai sứ đến cống, và rằng sứ giả Việt Thường không biết đường về nên được triều đ́nh Chu Thành Vương tặng cho chiếc xe có kim chỉ nam để t́m đường về nước. (Thật buồn cười, các sứ giả Việt Thường đă tự ḿnh đi qua bao nhiêu quốc gia khác, đến được triều đ́nh nhà Chu mà lại không biết đường về!)

Nếu các nhà viết sử ấy đừng có tinh thần nô lệ, chịu khó suy nghĩ một chút ắt thấy rằng cái nước Tàu ấy ở quá xa ḿnh như thế th́ liệu họ làm ǵ được nhau mà phải sợ họ đến vậy? Cho tới thế kỷ hai mươi họ vẫn chưa có ... phi cơ như B52 của Mỹ kia mà! Và nếu các sử gia ấy của ta tự đặt ḿnh vào vị trí triều đ́nh nhà Chu, ắt họ phải thấy tự thẹn với sứ thần của nước Việt Thường về sự thua kém của họ. Phương cách chữa thẹn của họ là ǵ nếu không phải lôi của báu trong nhà ra để khoe? Và họ đă khoe kim chỉ nam. Chỉ đơn giản có vậy thôi. (Về sau chính người Tàu sai sứ đi thám hiểm và giao thiệp với nhiều quốc gia xa xôi khác, và đến tận Châu Mỹ, th́ họ có sợ ǵ ai mà phải đi… nộp cống đâu!)

Và sự việc nói trên XÁC NHẬN KHOẢNG HAI NGÀN RƯỞI NĂM TRƯỚC ĐÂY TA VĂN MINH KHÔNG KÉM CẠNH G̀ TÀU SAU NÀY. (Nhưng nền văn minh cổ sơ đó không phát triển được là do nhiều hoàn cảnh khốc liệt của lịch sử mà ai cũng biết.)

Sự tiếp xúc văn hóa với Tàu chỉ thực sự diễn ra vào đời Hán, nghĩa là khoảng đầu Công Nguyên, nhất là sau khi ta bị Tàu đô hộ ([1]). (Trước đó, quân Tần – nước Tần - có sai quân đi đánh Giao Chỉ và bị người Giao Chỉ đánh bại và giết cả tướng Tư lệnh của họ là Đồ Thư. Không lẽ giặc nó đánh ta và ta giết nó mà cũng kể là... tiếp xúc văn hóa ư?)

Tên tướng Mă Viện báo cáo với triều đ́nh nhà Hán rằng phong tục tập quán (tức văn minh) của người Việt "khác người Tàu mười điều". Theo ông B́nh Nguyên Lộc, "khác mười điều" là hoàn toàn khác, như đen khác trắng, nước khác lửa. C̣n theo một số nhà viết sử nệ Tàu th́ khác mười điều có nghĩa là... khác mười điều. Chỉ khác mười điều thôi, c̣n lại ta là... Tàu!([2])

Một khi "khác mười điều” là khác tất cả, hoàn toàn khác, th́ sao ta lại là Tàu về mặt văn hóa được? Một số những điều khác nhau có tính bản chất về văn hóa giữa ta và Tàu thời cổ c̣n được sách vở ghi nhận sờ sờ ra đó, mà sao nhiều người  cứ không chịu nh́n thấy nhỉ?

Đây là một số nét chính nhớ đâu nói đó, không theo tŕnh tự hay logic nào:

1. -Trong khi người Tàu gọi con trai của vua là hoàng tử, con gái của vua là công chúa, nếu tổ tiên của ta học theo văn hóa Tàu th́ tại sao các Vua Hùng lại nhất định không cùng gọi như thế với "thiên triều" mà đặt ra những từ Quan Lang và Mị Nương để gọi con trai và con gái của vua? Đó chẳng qua tổ tiên chúng ta có một nền văn minh và văn hóa riêng, chẳng “dính” ǵ đến văn hóa Tàu cả.

2. -Từ đời nhà Chu của Tàu, chế độ “tông pháp” đă phát triển rất mạnh mẽ và áp dụng rất chặt chẽ trong toàn xă hội, đề cao vị trí quan trọng một cách tuyệt đối của đàn ông trong gia đ́nh và trong xă hội. Đó là một nền văn hóa phản ánh cuộc sống du mục, trong đó người đàn bà Tàu không có vai tṛ nào trong cuộc sống, mà chỉ là “vật phụ thuộc” của ba người đàn ông. Khi c̣n ở gia đ́nh chịu quyền chỉ huy của cha, khi lấy chồng chịu quyền điều khiển của chồng, chồng chết, chịu sự chỉ đạo của con trai.

Đến thể kỷ đầu Công nguyên ở nước ta, hai bà Trưng và về sau nữa là bà Triệu lănh đạo các cuộc kháng chiến của nhân dân đánh giặc ngoại xâm. Điều đó nói lên cái ǵ? Nói rằng cho đến lúc đó văn hóa của người Việt Nam vẫn là văn hóa nông nghiệp, với tàn dư của chế độ mẫu hệ trước đó,  trong đó người phụ nữ giữ vai tṛ rất quan trọng trong gia đ́nh – nội tướng. Câu “Nhất vợ nh́ trời” tuy có vẻ đùa cợt một cách cường điệu, nhưng nó phản ánh đúng vị trí người “nội tướng” trong chế độ mẫu hệ của người Việt. Từ vị trí nội tướng lănh đạo trong gia đ́nh, họ dễ dàng và nghiễm nhiên trở thành “ngoại tướng”, lănh đạo toàn dân trong những t́nh huống dầu sôi lửa bỏng của quốc gia. (Vơ Tắc Thiên của Tàu tuy là một người đàn bà tài hoa thao lược, đến những nhân tài như Địch Nhân Kiệt, Trần Tử Ngang… phải khấu đầu phủ phục, nhưng không có được vị trí tôn kính trong ḷng người dân Tàu, và măi bị coi là “quân cướp ngôi, soán đoạt”, là “gà mái gáy” thuộc giới người … không qua đầu ngọn cỏ mà thôi.)

3. Trong khi văn hóa tông pháp của người Tàu du mục chủ trương vua là con trời, từ đó “quân xử thần tử… phụ xử tử vong…” (vua và cha là trời, đă bắt chết th́ bề tôi và người con phải chết mới đúng đạo lư của họ), và con vua mới được làm vua, con săi ở chùa đi quét lá đa, th́ văn hóa nông nghiệp Việt Nam nhu ḥa nói rằng “Được làm vua thua làm giặc” – chẳng qua chuyện tranh giành ngôi vị quyền lực ấy mà, có “thiên mệnh” ǵ đâu! Rồi con phải hơn cha th́ nhà mới có phúc, đất nước mới từ đó mở mang văn minh thịnh vượng theo kịp thời đại. Người Tàu th́ chồng “phán” vợ phải tuân theo (phu xướng phụ tùy), c̣n người Việt th́ nhất thiết phải “thuận vợ thuận chồng” th́ bể nào cũng tát cạn, không cứ chỉ bể Đông.

4. Trong các triều đại Tàu nhan nhản nhũng trường hợp anh em chém giết nhau, con giết cha, và cha mẹ giết con (tiêu biểu là Đường Minh Hoàng hạ lệnh giết một lúc ba đứa con trai của ông ta mà không hối tiếc! và bà Vơ Hậu nói trên kia cũng giết những đứa con ruột không nghe lệnh “thiên tử” của bà mà chẳng chút chồn tay). Trong 24 chuyện hiếu của Tàu có chuyện cực kỳ dă man vô nhân đạo là vợ chồng Quách Cự (?) chôn sống đứa con của ḿnh để dành phần ăn của nó nuôi ông bà nó. Trong truyện (dă sử) của Tàu mỗi khi mô tả những nạn đói kém hay trong thành bị vây lâu ngày luôn luôn tác giả viết rằng “nhà nhà đổi con cho nhau để ăn thịt”.  Và từ “hắc điếm” mà người Việt chúng ta biết đến là từ đâu mà ra nếu không phải từ những truyện Tàu trong đó đầy dẫy những pḥng trọ giết khách lữ hành để lấy thịt làm nhân bánh bao?  Ai có thể t́m ra được những chuyện như thế trong văn hóa văn học Việt Nam?

 Trong  lịch sử Việt Nam ngoài trường hợp cá biệt của Lê Long Đĩnh, một kẻ bại họai mất nhân tính([3]) nhưng không hề phản ảnh tính chất tàn bạo chính trị như các vua Tàu, người ta thấy Nguyễn Hàm Ninh đă “mắng” vua Tự Đức v́ giết Hồng Bảo (chớ không phải như các quan Tàu đều cho việc cốt nhục tương tàn là … cần thiết để “an thiên hạ” – kể cả việc Đường Thái Tông Lư Thế Dân giết anh là Kiến Thành v́ tranh giành quyền lực và sau đó chiếm đọat luôn người vợ của anh). Một trường hợp khác trong lịch sử Việt Nam gần giống hoàn cảnh Lư Thế Dân, nhưng  Vua Trần Thái Tông cùng An Sinh Vương Trần Liễu đă ôm nhau mà khóc. Cái tước “An Sinh Vương” nhà vua phong cho người anh ruột ḿnh há chẳng nói rơ quyết tâm của nhà vua không thể nào làm người đứng đầu thiên hạ mà coi thường t́nh cốt nhục đó sao?  Trong những sự việc đó văn hóa Tàu đứng ở đâu? Sao ta lại phải học từ họ để biết ai là cha mẹ?

Ta chỉ chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu sau khi đă tiếp xúc và sống chung lâu dài với sự cưỡng bức tiếp nhận văn hóa của họ. Nhiều sử gia nhất trí rằng ta chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu nhiều nhất bắt đầu từ đời Lê. Nhưng đời Lê th́ gần đây, mới sáu bảy trăm năm thôi. Cứ giả sử ta đă chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu ngay từ thời nhà Tần cử tên tướng úy là Đồ Thư sang xâm lược nước ta và y để cái đầu của y lại làm tin và làm mốc cho các thế hệ tướng Tàu về sau theo đó đến… nộp đầu, th́ thời gian đó đến nay cũng chỉ dưới hai ngàn rưỡi năm. Và nếu vậy, từ đó trở về trước, tổ tiên chúng ta chưa có tiếng Tàu để gọi cha mẹ chú bác cô d́, th́ hẳn là … chưa có tổ tiên người Việt! Hay họ c̣n là những … con tinh tinh đi bốn chân chưa có tiếng nói? Và nếu từ đó về trước tổ tiên ta chưa được văn hóa Tàu dạy cho từ “Vua” th́ có nghĩa là tổ tiên chúng ta c̣n ăn lông ở lỗ, chưa có tổ chức xă hội?

Thử hỏi, một dân tộc cho đến hai ngàn rưỡi năm trước đây, chưa có từ để gọi cha mẹ ông bà, chú bác, cô d́, anh chị em… và chưa có tổ chức xă hội, th́ làm sao lại có “Xưng nền văn hiến đă lâu… Phong tục bắc nam cũng khác”? (Nguyễn Trăi – B́nh Ngô Đại Cáo). Làm sao có được một nền văn hiến đến bốn ngàn năm? Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học đă xác nhận nền văn minh của người Việt rất rực rỡ vào thời đại đồ đồng cách đây hơn bốn ngàn năm.  Có thể nào tổ tiên ta đă có văn minh văn hiến từ bốn ngàn năm trước mà phải đợi một ngàn rưởi năm sau để được người Tàu dạy cho các khái niệm xă hội (Vua), và dạy cho tiếng để gọi người đẻ ra ḿnh!? Thế mà có những người “thông thái” của chúng ta đọc thiên kinh vạn quyển đă cả quyết như vậy đó. Ấy là thầy của họ, nhà ngôn ngữ học Vương Lực nổi tiếng của Tàu đă “phán” như thế theo đúng ư đồ chính trị của Mao Trạch Đông, th́ họ phải tuân theo như thế. Rồi có người c̣n đi xa hơn, cả quyết danh hiệu của mười tám đời Hùng Vương đều là… tiếng Tàu, như Hùng Định Vương, Hùng Ninh Vương…vân vân! Như thế từ bốn ngàn năm trước tổ tiên ta đă nói tiếng … Tàu, ngay trước khi họ biết trên đời này có người Tàu.

Sự giao tiếp văn hóa phải là hai chiều, chỉ những kẻ đầu óc nô lệ tối tăm mới tin chuyện văn hóa một chiều từ… trên thiên triều rót xuống. Nếu ta nhất nhất học của Tàu, học từ tiếng gọi cha mẹ trở đi, nghĩa là ta là học tṛ ruột ngoan ngoăn của chúng th́ hà cớ ǵ mỗi lần xâm lược nước ta chúng đều có chủ tâm và chính thức t́m mọi cách để hủy diệt nền văn hóa của ta. Ta nhất nhất học của chúng th́ ta có ǵ khác chúng đâu để khiến chúng phải sợ hăi và tàn sát cho kỳ hết mới thôi?

Các kết quả khảo cổ học cho thấy hơn bốn ngh́n năm trước tổ tiên ta có nền văn hóa riêng, cũng xán lạn không thua kém văn hóa Tàu thời đó([4]). (Bằng chứng là chúng có học của ta – it ra là có trao đổi qua lại). Ta chỉ thua kém chúng v́ chúng là nước lớn quá (và là một dân tộc … tiểu nhân quá – sẽ nhớ chi tiết này để nói sau), luôn ŕnh rập tàn hại ta, và không lúc nào để ta được yên, kể cả khi giới lănh đạo hèn nhát của ta đầu hàng và xưng thần với chúng rồi, và nhất là v́ chúng ta có những kẻ có đầu óc thờ Tàu, luôn luôn thủ vai “thấp hèn” trước chúng.

….

Khi làm công việc “nghiên cứu” văn hóa Việt Nam một cách cảm tính và… nghiệp dư kiểu “điếc không sợ súng”, tôi đă “phát hiện” một số điều có thể không làm cho các học giả nhếch mép (v́ có thể là không mới lạ ǵ) nhưng có thể có người … ôm bụng cười, cho là tôi dốt nát, không chịu đọc sách của Vương Lực. Đó là, trong khi họ nói tiếng “Bố” của người Việt là âm cổ của từ “phụ” (là cha) trong tiếng Tàu, và từ “Vua” tiếng việt là âm cổ của từ “Vương” (Chỗ này tôi không nhớ chính xác – sau ba mươi năm rồi mà – nhưng tinh thần đại khái như thế), th́ tôi lại thấy ngược lại. Chữ ‘Bố” () được viết lối Tàu với nghĩa là cha (như trong chữ Bố Cái Đại Vương       chẳng hạn)  là một TỪ VIỆT được phiên âm: người Tàu dùng mặt chữ “bố” ( nghĩa là “vải”) đă có sẵn trong văn tự của họ để gán cho một từ mới họ mới học được của người Việt. Người Tàu rất thích vẽ.  Họ “vẽ” chữ của họ. Nhưng với những âm ngoại quốc mà họ đă có chữ rồi, th́ họ mượn chữ có sẵn để dùng cho tiện. Ví dụ chữ "Vạn" ()  họ vẽ h́nh con... bọ cạp được dùng cho từ "vạn" với nghĩa là mười ngàn. Nếu không vậy, sao “bố” là cha mà lại vẽ ra là… vải ()? (trong khi, nếu tôi nhớ không sai, sách Thuyết Văn Giải Tự giải thích chữ “phụ” () là vẽ h́nh hai tay người cha cầm roi để dạy con.) Một điều buồn cười là những nhà thông thái “nệ Tàu’ của chúng ta dường như … không thấy buồn cười khi, theo ư họ, trong bốn chữ “Bố Cái Đại Vương” người Việt xưa dùng tiếng Việt (Cái) để chỉ Mẹ, và dùng “ngoại ngữ” Bố (theo họ là tiếng Tàu cổ) để gọi cha. Cho sang chăng? – Không phải vậy đâu. Bố, cũng như Cái, là những từ tiếng Việt – Cả bốn chữ “Bố Cái Đại Vương” đều là tiếng Việt, tuy bản thân tôi chưa giải thích được nguồn gốc tiếng Việt của từ “Đại” () trong Đại Vương (  ).

Tôi cho từ VƯƠNG () là một từ “thuần Việt”, của người Việt với nền văn minh nông nghiệp, cho nên nghĩa nguyên thủy của nó không phải là Vua theo khái niệm của chúng ta ngày nay. Do chữ Vương được viết theo lối Tàu với ba vạch ngang và một vạch dọc ở giữa, nối liền ba gạch ngang, nhiều người đồng ư với nhau rằng, chữ Vương đó là tượng trưng cho người “nối thông tam tài Thiên - Địa – Nhân.” Vậy, Vương là một hiền giả, một nhà minh triết của nền văn minh nông nghiệp. Vương có thể được tôn làm người lănh đạo một tổ chức hoặc một thể chế của người Việt – tôi nhấn mạnh là của người Việt – như vai tṛ tù trưởng bộ lạc chẳng hạn, nhưng chủ yếu đó là một hiền nhân, một thức giả, một người lănh đạo tinh thần, chớ không phải chỉ là một nhà lănh đạo chính trị (tù trưởng hay Vua), và có vị trí tinh thần cao hơn nhà lănh đạo chính trị. Ai muốn căi chỗ này cứ tha hồ căi, nhưng rơ ràng từ xưa người Tàu hiểu và biết chính xác ư nghĩa và XUẤT XỨ của từ Vương này,  và họ cũng biết địa vị xă hội của vị được gọi là Vương đó. Họ biết rơ VƯƠNG không hề là khái niệm của dân tộc họ. Vương là một tôn hiệu mang một khái niệm ngoại lai đối với họ. Nói rơ hơn họ nhận lấy từ vương đó của người Việt. Tôi có thể hàm hồ nói đại rằng Vương là của dân tộc Việt Nam trong Bách Việt, chớ không phải của chung Bách Việt. Có bạn nào thấy “ức” như tôi trước đây, cứ việc nghiên cứu để làm sáng tỏ.

Tại sao tôi cả quyết người Tàu biết rơ Vương không phải là của họ? Bởi v́ họ quá biết đó là một khái niệm ngoại lai, không phù hợp với tinh thần văn minh du mục đề cao người lănh đạo đoàn thể xă hội và chính trị, cho nên họ không dùng. Tất cả các vua Tàu lớn bé trong lịch sử đều xưng Đế, không ai xưng vương cả ([5]). Con trai trưởng của vua được phong Đông cung thái tử để nối ngôi đế. C̣n vương chỉ là một tước hiệu để nhà vua phong cho con trai thứ. Thử nghĩ mà xem, các ông con trai thứ được phong tước Vương ấy có đáng là người “nối thông tam tài  Thiên – Địa – Nhân” hay không? Có đứng trên người lănh đạo thế tục không? (Người ta cứ biết Khổng Tử là bậc Thánh vĩ đại mà không được vua chư hầu nào dùng – trong khi nhà Chu có tới tám trăm nước chư hầu – mà không chịu nói v́ sao ông ấy không được ai tin dùng: ông ấy thuyết giảng Vương đạo, là thứ triết học của văn hóa nông nghiệp, của người Việt, xa lạ với họ, cho nên họ không dùng. Ông ta chào hàng cái áo vương đạo rất rực rỡ, nhưng nó… rộng quá, mặc không vừa nên người ta không dùng chớ sao!).

Nếu Vương là tiếng Việt, thế th́ tại sao nó được chính người Tàu viết ra, bằng h́nh vẽ biểu ư đàng hoàng chớ không phải chữ phiên âm “lơ mơ” như chữ “Bố”? Ậy, tôi cho là thế này: họ vẽ một cách “kiểu thức hóa” những thứ mà vị Vương (hay nhà lănh đạo tinh thần – và có thể là cả lănh đạo chính trị - của xă hội người Việt) mang trên người như một dấu hiệu để làm rơ chức phận. Các bạn có để ư những tù trưởng người da đỏ trong các phim Viễn Tây của Mỹ có mang những răng nanh xương thú trên ṿng cổ của họ không? Không phải là món trang sức đâu. Nó cũng giống như phù hiệu cấp bậc trong quân đội vậy. Các tù trưởng bộ lạc của người Việt cổ chắc cũng mang những thứ tương tự như thế. Và người Tàu chỉ cần vẽ cái “phù hiệu” ấy thôi là ai thấy cũng hiểu ngay! Bạn thử “vẽ’ chữ Vương ra một tờ giấy, gồm ba vạch ngang, vạch này nằm trên vạch kia và cách rời nhau, rồi vẽ một đường dọc ở giữa ba vạch ngang đó để “xâu” chúng lại. Bạn lật nghiêng cái h́nh vẽ cho h́nh ba vạch ngang thành ba vạch thẳng dọc thử xem. Nếu vẫn chưa tưởng tượng được th́ bạn thử kéo dài cái vạch nối liền ba vạch ngang và ṿng lại cho nó giáp mí với nhau xem. Có phải nó giống cái ṿng cườm đeo cổ đính nanh heo xương thú của người da đỏ không? Bây giờ bạn xóa cái ṿng đi. Và lật trở lại theo chiều hướng như hồi mới vẽ: đó là chữ Vương, vừa là một dấu hiệu nhận dạng, vừa là một biếu tượng hàm ngụ nội dung tinh thần.

Vương tuy là chữ Tàu, nhưng nó là một TỪ TIẾNG VIỆT. Do cái vỏ chữ Tàu mà nó bị người Việt từ chối, xô nó sang Tàu. Chớ bản thân người Tàu không thích nó đâu. Một trong những bằng chứng cụ thể nhất họ không chịu công nhận nó là đây:

Ai học chữ Trung Quốc cũng biết người Tàu có hai chữ Quốc để chỉ đất nước, quốc gia. Một chữ quốc thông dụng mà người học nào cũng biết là chữ Quốc “kép” được viết với chữ “hoặc” ở trong chữ “vi” mà có chỗ tường giải lịch sử h́nh thành của nó như vầy: Thoạt đầu người Tàu “vẽ” khái niệm quốc gia của minh bằng hai vạch ngang song song (), ở giữa là một cái ô vuông. Hai vạch tượng trưng trên là trời, dưới là… băi chăn thả. Dưới trời và trên băi chân thả là… người Tàu (cái ô vuông – chữ khẩu () – tượng trưng cho người). Trong cuộc sống du mục họ thường phải cạnh tranh giành băi chăn thả của nhau, nên cần phải có vũ khí để bảo vệ - và để xâm lăng. Cái vạch ngang phía trên được vẽ thêm vài nét thành một món vũ khí – cái qua. () (Can qua (干戈) là cái qua và cái khiên, hai món biểu tượng cho chiến tranh). Cụm h́nh vẽ đó gọi là chữ “hoặc “ hay “hoắc,” () hàm nghĩa “có người”.  Về sau, khi khái niệm quốc gia phát triển lên một mức cao hơn, họ vẽ thêm chữ “vi”, () cái ô vuông to hơn, bao bọc chung quanh chữ “hoặc” – như ṿng thành bảo vệ chỗ “có người.” – Đó là chữ Quốc “kép” ()  hàm nghĩa đất nước của người du mục, có vũ khí để xâm lăng và tự vệ.

Trái với chữ Quốc “kép” là chữ Quốc “đơn” đơn giản hơn: một chữ vi (ṿng thành) bao bọc lấy chữ Vương ta nói ở trên, ngụ ư đó là đất nước của dân tộc có khái niệm triết học “nối thông tam tài,” không phải là đất nước Trung Quốc của Tàu. Họ nói trớ rằng v́ đó là chữ Quốc “đơn” nên họ không dùng. – Không dùng th́ sáng tạo ra để làm chi? Họ sáng tạo ra chữ Quốc đó chỉ với mục đích phân biệt cái quốc gia văn minh nông nghiệp kia khác với quốc gia văn minh du mục của họ. Và chỉ với mục đích đó thôi.

Theo trí nhớ lơm bơm của tôi, trong cuốn sách Giai Thoại Làng Nho của cụ Lăng Nhân th́ phải, cụ kể một giai thoại trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tàu . Ông trạng của ta họa lại một bài thơ của vua Tàu, trong đó ông dùng chữ Quốc “đơn”, bị người Tàu chê là phúc phận không nhiều. T́nh tiết giai thoại không quan trọng lắm. Điều quan trọng mà dường như ít người để ư là vị trạng nguyên – nhất định là người thông kim bác cổ - đă dùng chữ quốc “đơn” không hề là chuyện ngẫu nhiên. Ông biết rơ và tự hào về nền văn hóa của dân tộc ḿnh. Khi hiểu như thế, đọc lại giai thoại đó, ta sẽ thấy thú vị hơn.

 Năm 1949, trong khi cải tổ chữ viết họ nói chữ Quốc “kép” nhiều nét rắc rối, khó nhớ quá, phải đơn giản thôi. Tuy vậy, họ vẫn không dùng chữ quốc minh triết của người Việt. Họ sửa nó bằng cách thêm một dấu chấm vào cạnh nét sổ dọc của chữ Vương, biến chữ Vương thành chữ ngọc (), ngụ ư, Trung Quốc (中国) là đất nước của ngọc ngà (chớ không phải của Vương đạo - Vương đạo là thứ của dân tộc Việt thuộc văn minh nông nghiệp).

Nhân đây nói thêm một chữ nữa, được người Tàu vẽ thành… chữ Hán nhưng theo tôi, nó là một từ tiếng Việt thuần túy. Đó là chữ “Gia” ( - nghĩa là nhà) có thể là âm cổ của từ nhà tiếng Việt, chớ nó không phải là một từ Hán. Trong chữ Hán, chữ gia được vẽ h́nh một cái mái nhà (), phía dưới mái nhà là một con heo () (Ngụ ư một … chuồng heo, hay một chuồng súc vật.)

Ai cũng biết người du mục ở lều chớ không ở nhà. Nhà là kiến trúc gắn liền với văn minh nông nghiệp định cư. Người Tàu (thượng cổ) không ở nhà. Họ là  người du mục. Cho nên ngôn ngữ của họ không thể có từ Gia để gọi cái mà họ vốn không có. Họ thấy người Việt ở nhà, và họ vẽ h́nh cái nhà của người Việt và ghi luôn âm của từ đó: Đó là một cái nhà sàn, người ở phía trên, ở dưới nuôi súc vật.

Khi chuyển sang định cư, người Tàu có thể xây dựng nhiều kiến trúc to lớn và sang trọng; tất cả những chữ dùng để chỉ các loại kiến trúc đó của họ đều được cung kính đặt dưới một cái mái nhà (sản phẩm của nền văn minh định cư nông nghiệp), nhưng trong ngôn ngữ của người Tàu không hề có từ gia để chỉ một cấu trúc con người cư trú trong đó, như cái nhà của chúng ta. Gia là một từ của người Việt về sau biến thành âm nhà như hiện nay ([6])

Vân vân…

Khi một nền văn minh vay mượn một đặc tính nào đó từ một nền văn minh khác, th́ nền văn minh “cho vay” không thể “thấp hèn” hơn nền văn minh người vay như cụ Đào Duy Anh thoạt tưởng như thế. Khi họ “mượn” của chúng ta các giá trị tinh thần quan trọng (Vương, Bố) và ghi nhận nền văn minh vật chất và xă hội của chúng ta (Gia), th́ rơ ràng chúng ta không thể chờ họ dạy để biết cách gọi cha mẹ ông bà cô bác anh chị em ḿnh là ǵ, và cách tổ chức xă hội để được văn minh. Chỉ có những đầu óc “vọng ngoại” một cách điên rồ và bệnh hoạn mới có thể nghĩ như thế mà cứ tự hào ḿnh nói có sách mách có chứng. “Tận tín ư thư bất như vô thư” – Thứ ǵ cũng dựa vào sách th́ thà đừng có sách lại tốt hơn – nhất là sách của một nhà ngôn ngữ học người Tàu coi tiếng Tàu là cha đẻ các thứ tiếng “nhược tiểu” khác. Vậy mà cũng nghe lấy được.

Tàu là quốc gia duy nhất trên thế giới này có học thuyết (tuy không tập trung) về người quân tử - tiểu nhân. Từ xưa đến nay họ không ngớt đề cao người quân tử. Tại sao vậy? Người ta thường đề cao cái ḿnh không có, hay chưa có, như một mục đích để vươn tới. Đó là v́ trong nền triết học của họ không có thánh nhân - người quân tử nối thông tam tài. Những thánh nhân “tam hoàng ngũ đế” chỉ là phịa theo kiểu “người tốt việc tốt” như anh hùng Lê Văn Tám lấy thân ḿnh làm ngọn đuốc đốt kho xăng Nhà Bè, như anh hùng Ngô Mây ôm bom lao vào xe tăng địch. Những anh hùng đó trên trời rớt xuống, không để lại tăm tích “hộ tịch” nào, giống như truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương. Các thánh nhân quân tử của Tàu cũng vậy. Một nước lớn đến thế, luôn nói chuyện đạo lư quân tử, mà từ giới lănh đạo đến người dân của họ luôn làm những việc cực kỳ tiểu nhân bỉ ổi như lén dời cột mốc biên giới quốc gia vào sâu trong lănh thổ Việt Nam vài… chục hay vài trăm thước đất, hay t́m cách đóng cọc ở giữa ḷng sông phân giới thế nào để bờ bên Việt bị lở, bờ bên Tàu được bồi thêm mỗi năm vài tấc đất. Khi bán cho Việt Nam những con ốc tà vẹt đường sắt, chúng in chữ của chúng lên đó. Khi xảy ra xung đột, chúng cho những con ốc đó là đồ viện trợ, đă tháo dở mang về nước. Chúng từng mua rể hồi, sừng đuôi móng trâu để tiêu diệt sản vật quí của ta, và tiêu diệt sức kéo của người nông dân nghèo Việt Nam… và nhiều thứ chó chết nữa. Chúng luôn ḍm ngó t́m cách thôn tính sông biển đất nước của tổ quốc ta. Không hiểu giới trí thức Tàu có nh́n ra cái nhục ti tiểu của dân tộc họ hay không?

Chỉ tiếc là chúng ta chưa có – và không biết bao giờ mới có lại một Hoàng đế Quang Trung.

 

Thiếu Khanh

1 tháng 5, 2008

 


[1] Một điều “ngẫu nhiên” đáng chú ư: các khai quật khảo cổ học ở nước ta phát hiện nhiều thanh gươm của người Tàu trong các ngôi mộ cổ từ đời Hán trở về sau. Vũ khí chính của người Việt cổ là cái ŕu, chữ Hán gọi là cái “việt”. Trong một chữ “Việt” ()để chỉ người Việt cổ, người Tàu đă vẽ h́nh cái “việt” này. 

[2] Sử gia Nguyễn Phương, giáo sư Đại học Huế, với tác phẩm Việt Nam thời Khai Sinh cho rằng người Việt Nam là hậu duệ của người Tàu!

[3] Trong bài viết Chân Dung Lê Long Đĩnh trong sách “Những Cuộc Đảo Chánh Cung Đ́nh Việt Nam” (Toronto, Canada, 1999, và tác phẩm Việt Sử Đại Cương (NXB Non Nước, Toronto, Canada – 2004),  sử gia Trần Gia Phụng đă nhận định đây là một nghi án lịch sử nhằm bôi lọ một vị vua trẻ tuổi và có tài năng để nêu chính nghĩa cho triều đại mới của nhà Lư. " ...Thực chất Lê Long Đỉnh là một người rất hoạt động.  Ông luôn luôn thân chinh cầm quân đi đánh dẹp khắp nơi.  Sách T̉AN THƯ và CƯƠNG MỤC đều ghi lại rằng tháng 7 năm Kỷ Dậu ( 1009 ), nhà vua c̣n tự cầm quân ra trận; nhưng 3 tháng sau, vào tháng 10 năm kỷ dậu (1009 ), chẳng may ông từ trần, th́ làm sao gọi ông là "ngọa triều" ? (Trần Gia Phung, Việt Sử Đại Cương, tr. 164, dẫn theo Trần Công Nghị, email ngày 9 Mar. 2008)

Cách đây vài tháng, một nhà báo trong nước đă lập lại luận cứ này trên báo Thanh Niên ở Sài G̣n như là một “phát hiện” mới mẻ của chính ḿnh! (TK ghi chú thêm – 30.12.2008) 

[4] Tổ tiên ta cũng có trống đồng đồng thời với Tàu, nhưng trống đồng của ta hoàn toàn khác từ kỹ thuật đúc đến chất liệu đồng. Đó là chưa kể có thuyết nói trống đồng là từ phương Nam đưa lên phương Bắc 

[5] Trừ giai đoạn nhà Chu, nếu có điều kiện sẽ đề cập vào một dịp khác. 

[6] Đến nay vẫn c̣n một số địa phương ở miền Trung nước ta, từ Huế trở ra, người ta vẫn c̣n phát âm từ Nhà là “” (dà).

 art2all.net

 

 

Trở lại