Tại
sao hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp biến
mất trên bản đồ Thế giới? |
Gần đây trên một bài báo nọ,
có người đă viết: “công bằng mà nói
th́ dân tộc nào cũng có đầu óc thực dân
cả, không nhiều th́ ít, nhưng tôi nghĩ
rằng thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp
và Tàu nhiều, không tin ư ?. Th́ Chiêm
Thành và Thủy Chân
Lạp đă bị xóa trên bản đồ
thế giới đó.” Thật là một phát ngôn
kém suy nghĩ, kém hiểu biết về lịch
sử bang giao Việt – Chiêm, phụ hùa với
những dư luận lỗi thời từng đổ
lỗi cho người Việt Nam về sự suy thoái
của nước Chiêm Thành. V́ vậy, cũng nên t́m
hiểu nguyên do suy thoái của nước Chiêm Thành
thật sự từ đâu ? Sở dĩ có dư
luận đó, là do căn cứ trên hiện tượng
người Việt Nam từ lưu vực sông
Hồng đă dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vùng
đất cũ của Chiêm Thành và đồng
bằng sông Cửu Long. SỰ SUY THOÁI
CỦA NƯỚC CHIÊM THÀNH Người Việt nam
gọi họ là Chàm. Chiêm Thành là
do người Hán đặt ra. Người Chiêm Thành
gồm nhiều sắc tộc khác nhau. Mỗi sắc
tộc lại bao gồm nhiều thị tộc riêng
lẻ, thường hay lẫn lộn đánh nhau. Có
hai thị tộc mạnh nhất là thị
tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno) sống
ở vùng đất Indrapura phía bắc thuộc các
tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa B́nh ngày
nay; vùng lănh thổ họ có tên là Amaravati (từ
thế kỷ 4 đến thế kỷ 10). C̣n thị
tộc Cây Cau chiếm cứ vùng lănh thổ mang tên
là Panduranga từ đèo Cù Mông đến lưu
vực sông Đồng Nai do tập tục, lề thói
khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường
xảy ra xô xát các thị tộc nhỏ khác tuy
sống trong hai vùng này nhưng tại các nơi
rừng núi vẫn giữ độc lập với
nhau. Tổ chức chánh quyền không chặt chẽ
như thế, từ nội bộ Chiêm Thành mầm
mống chia rẽ v́ sắc tộc đă có sẵn.
Thêm vào đó, giới thượng tầng tăng
lữ và qúy tộc tuy thiểu số lại điều
khiển đa số dân chúng qúa nghèo khổ. Người
Chàm thường hoặc là làm nông, đi biển
hoặc làm hải tặc. Khoảng năm 605,
thị tộc Cây Cau trở nên hùng mạnh và cai
quản luôn vùng lănh thổ Indrapura phía Bắc của
thị tộc Cây Dừa để thành lập nước
Chiêm Thành.
Chánh quyền Chiêm Thành thường đem quân đi
cướp bóc hoặc chinh phạt khắp nơi. Trên
mặt biển, họ tổ chức những đoàn
cướp biển. Hải tặc Chiêm Thành
một thời là mối hăi hùng cho những thường
thuyền qua lại ở biển Đông từ Nam
Trung Hoa cho đến Nam Dương. Suốt thời
gian dài hải tặc Chiêm Thành hùng cứ vùng
biển Đông cho đến thời các nước
phương Tây làm chủ Ấn Độ Dương
và Thái B́nh Dương với những tàu bè lớn,
trang bị súng ống tối tân ngăn trở
hoạt động của những người
sống nghề cướp biển với những
hải thuyền nhỏ với khí giới thô sơ. NGUYÊN NHÂN
NGOẠI LAI Các hải thuyền Chiêm Thành
thường đi gây hấn nhiều nơi nên Chiêm
Thành thường bị các nước đem quân
đánh trả. Trung Hoa tuy ở xa nhưng cũng đă
hai lần đến đánh Chiêm Thành vào các năm
605 và 1282. Sẵn có lực lượng
hải thuyền hùng mạnh, thương gia Chiêm Thành
buôn bán nhiều nơi khắp Đông Nam Á làm cho vương
quốc Jawa chú ư v́ bị cạnh tranh. Người
Jawa hai lần đánh cướp Chiêm thành. Một
lần vào năm 774, người
Jawa đánh chiếm và tàn phá thị trấn Aya Tra (Nha Trang) và năm 787,
họ đánh phá thị trấn Panra (Phan Rang), gây nhiều tổn hại cho dân chúng
địa phương. Sự bang giao giữa hai nước
về sau thân hữu hơn vào cuối thế kỷ
thứ 9 sau các cuộc trao đổi viếng thăm
giữa sứ bộ hai nước và nhất là sau
khi vua Chiêm Thành Chế Mân lấy công chúa Tapani
của vương quốc Jawa. CHIÊM THÀNH VÀ NƯỚC
CHÂN LẠP Sau khi Phù Nam, nước
lân bang phía nam Chiêm Thành bị Chân Lạp sát nhập
vào giữa thế kỷ thứ sáu, Chiêm Thành áp
dụng lối ngoại giao mềm dẻo để
ngừa hờ sự bành trướng của Chân
Lạp. Hoàng thân Chiêm Thành Jadgaharm cưới công chúa
Cavani con vua Chân Lạp Icanavar-man. Đến thế kỷ
thứ 9, bang giao giữa hai nước ngày càng căng
thẳng, năm 950 Chân
Lạp đem quân đánh Chiêm Thành ở vùng Nha Trang,
nhưng giữa thời gian từ 1074 đến 1080, quân Chiêm
lại xâm chiếm đến vùng Sambor (bắc Nam
Vang). Năm 1145, quân Chân
Lạp phục thù đánh chiếm Đồ Bàn
của Chiêm Thành. Năm 1177, vua Chiêm Thành Jaya Indra-Varman phái một
đội chiến thuyền hùng hậu tiến ngược
ḍng sông Cửu Long đánh phá thành Angkor, giết vua
Chân Lạp, nhưng sau đó phải thối binh vào năm
1181. Năm 1190, Chiêm
Thành lại tấn công Chân Lạp lần nữa, nhưng
lần này quân Chân Lạp phản công lại rồi
tiến chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành,
rồi chia nước Chiêm Thành làm hai tiểu
quốc đặt dưới quyền đô hộ
của Chân Lạp. Năm
1192, hoàng thân Chiêm Thành Vidyanandana đánh đuổi
được quân Chân Lạp, thống nhất
trở lại được nước Chiêm Thành.
Đến năm 1203,
vua Chân Lạp đem đại quân đánh chiếm
Chiêm Thành và sát nhập Chiêm Thành vào lănh thổ Chân
Lạp. Măi đến năm
1220, dân Chiêm Thành mới có cơ hội độc
lập nhờ Chân Lạp bận rộn đối phó
với Xiêm La (Thái Lan). CHIÊM THÀNH VÀ
VIỆT NAM Suốt thời
gian dài Chiêm Thành thường hay quấy nhiều
miền Nam nước Việt. Năm 192, tướng Khi
Liên của Chiêm Thành từng kéo quân đánh phá vùng
Tường Lam phía Nam quận Nhật Nam. Nhưng nước
Việt suốt mấy thế kỷ vẫn phải
chịu đựng v́ măi lo chống đỡ
những cuộc xâm lăng của kẻ thù phương
bắc (Tàu Hán). Năm 982,
sau khi chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàn t́m cách lập lại quan hệ bang giao ḥa
b́nh và phái sứ gỉa sang giao hiếu với
quốc vương Chiêm Thành. Nhưng quốc vương
Chiêm Thành vẫn giữ thái độ thù nghịch
với triều Lê, bắt giam sứ gỉa của Lê
Ḥan. Do đó, Lê Hoàn phải kéo quân tiến đánh thủ đô
Indrapura (Đông Dương, thuộc tỉnh Quảng
Nam ngày nay), đánh bại
lực lượng quân sự của Chiêm Thành. Sau khi
hoàn thành thắng lợi đó, Lê Hoàn rút quân về
nước. Năm 1069, Chiêm
Thành lại liên kết với nhà Tống để
đánh nước Nam, một
đạo quân do Lư Thánh Tông, Lư Thường Kiệt
chỉ huy tiến đánh kinh thành Phật Thệ
tức Vijaya ở B́nh Định. Bắt được vua Chiêm Thành
là Chế Củ định đem về Thăng Long
để trừng phạt th́ Chế Củ liền dâng
tặng 3 châu: Bố Chính, Địa Lư và Ma Linh để
cứu chuộc tự do cho bản thân. Vua Lư Thánh Tông
đánh Chiêm Thành chỉ có mục đích cần
ổn định vùng lănh thổ phía Nam của Đại
Việt để rảnh tay kháng chiến chống quân
xâm lăng nhà Tống ở phương Bắc,
chớ không có ư định chiếm đất
của Chiêm Thành. Chính việc Chế Củ dâng đất
để chuộc tự do bản thân đă tạo
tiền lệ cho các nhà lănh đạo Đại
Việt về sau có nhiều đ̣i hỏi hơn. Đến thời Chế Mân, vua Chiêm Thành v́ muốn cưới
cho bằng được công chúa Huyền
Trân, đă hoàn toàn tự nguyện tặng hai châu
Ô, Lư. Vua Chế Mân từng cưới công chúa Tapani
của Jawa, nay lại cưới thêm công chúa
Huyền Trân v́ muốn tính bảo đảm an ninh
cho triều đại ông ta. Nhưng suốt thời
gian dài, Chiêm Thành vẫn luôn luôn là mối đe
dọa thường xuyên cho dân nước Việt,
nhất là dưới thời Chế
Bồng Nga, người đă bao lần đem quân
uy hiếp ngay cả kinh đô Thăng Long. Suốt
30 năm lănh đạo Chiêm Thành của Chế
Bồng Nga, lănh thổ Việt đă phải chịu
bao nhiều cảnh cướp phá hủy diệt !
Cho nên sau này khi bị nước Việt trả
đũa, Chiêm Thành bị mất đất đến
vùng Amaravati. Từ năm
1660, lợi dụng t́nh thế chưa ổn định
của Nguyễn Hoàng mới
vào miền Nam, Chiêm Thành gia tăng quấy phá,
buộc ḷng Nguyễn Hoàng phái quân chống cự vượt
đèo Cù Mông tiến chiếm
Phú Yên, lập Phú Yên thành Trấn Biên. Để
tạo sự ḥa hiếu với Chiêm Thành, chúa
Nguyễn Săi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đành
gả con gái
Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Porome vào năm
1631. Năm 1653, vua Chiêm là Bà
Thấm đem quân đánh Phú Yên. Hiền Vương
Nguyễn Phúc Tần đưa quân vượt đèo
Cả sang đánh. Bà Thấm thua, dâng đất vùng
Kauthara để xin hàng. Hiền Vương nhận
rồi lập thành phủ Diên
Khánh (trong đó có Nha Trang ngày nay). Năm
1692, vua Chiêm Thành Bà Tranh đem quân tấn công
phủ Diên Khánh, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn
Hữu Cảnh đến kháng cự. Qua năm sau,
Cảnh bắt được Bà Tranh và giải
về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần lấy đất
Chiêm Thành c̣n lại lập ra Phủ Thuận, nhưng
vẫn bổ nhiệm người Chiêm như Kê Bà
Tử, Ta Trà Viên cai trị Phủ Thuận. Như
thế đến thời này nước Chiêm Thành không
c̣n nữa, tuy người Chiêm vẫn c̣n một vùng
đất tự trị ở B́nh Thuận. Đến
thời vua Minh Mạng,
hoàng thân Chiêm Po Phank To cai trị vùng tự trị này
lại theo về phe với tổng
trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt, nên băi
bỏ tổ chức hành chánh riêng của người
Chiêm. Đến đây
có thể hiểu v́ đâu mà nước Chiêm Thành
bị suy thoái. 1) Giới lănh
đạo Chiêm Thành thường đem quân đi cướp
bóc quấy rối khắp nơi từ Việt Nam, Mă
Lai, Chân Lạp, xem chiến tranh cướp bóc như
một loại h́nh sinh hoạt kinh tế. Đánh phá
nước người ta th́ sao khỏi bị chinh
phạt trở lại. Những cuộc chiến tranh
như thế làm cho nước Chiêm Thành kiệt
quệ. Tài sản quốc gia tập trung vào việc
mua sắm vu khí, nuôi quân khiến nền kinh tế
quốc gia lụn bại, dân chúng càng nghèo khó.
Những cuộc chinh phạt trả đũa của
các nước như Việt Nam, Jawa, Chân Lạp càng
tàn phá Chiêm Thành nặng nề. Chiêm thành từng hai
lần bị Chân Lạp đô hộ. 2) Trên
mặt biển, người Chiêm Thành tổ chức
những đoàn hải tặc khiến một
thời hải tặc Chiêm Thành là mối hăi hùng cho
những thương thuyền qua lại ở biển
Đông. Nhưng khi các nước phương
Tây như Bồ, Hoà Lan, Anh đưa các thương
thuyền lớn trang bị khí giới tối tân
đă làm mất quyền lợi của những nước
sống bằng nghề cướp biển với
những tàu nhỏ trang bị khí giới thô sơ như
Chiêm Thành. Chiêm Thành mất đi một nguồn
lợi tức lớn. 3) Nền kinh
tế của Chiêm Thành dựa trên căn bản
ngoại thương. Chiêm Thành có một
đội hải thuyền đông đúc để
buôn bán với các nước Mă Lai, các nước
ở quần đảo Indonesia. Nhưng từ cuối thế
kỷ 16, tiếp theo sự sụp đổ của các
nước Hồi Giáo khối Indonesia và sự
xuất hiện của các thương thuyền Tây phương,
nhất là của Ḥa Lan và Bồ Đào Nha th́
việc giao thương bằng đường
biển của người Chiêm Thành lâm cảnh
bế tắc. 4) Khi hai nguồn lợi
tức chính là cướp bóc và giao thương
bị bế tắc th́ chỉ c̣n hy vọng vào nông
nghiệp. Nhưng từ xưa tới nay, Chiêm Thành không
mấy chú ư đến ngành nông. Đất đai
bỏ hoang không cày cấy. Trước đây v́ thường
đi gây hấn khắp nơi nên Chiêm Thành thường
bị các nước, nhất là Chân Lạp, Jawa,
đem quân đến đánh trả đũa, th́
cảnh cướp bóc tàn phá lại xảy ra ngay trên
lănh thổ Chiêm Thành. Các thánh địa Chiêm Thành
bị tàn phá hủy hoại và cứ mỗi lần
sau chiến tranh như thế, triều đ́nh Chiêm Thành
lại chỉ lo bắt dân tái dựng thánh địa
th́ c̣n đâu người để lo gầy dựng
nông nghiệp, nên người Chiêm Thành chỉ c̣n
cứu cánh sau cùng là cướp phá phần đất
biên cương phía Nam của đất Việt,
để rồi cứ như thế tạo thêm
những cuộc chinh phạt của người
Việt. Tại những vùng đất mà Chiêm Thành
đă dâng để cầu ḥa, chúa Nguyễn
đưa dân ḿnh tới khai thác, mở mang cày
cấy, sống ḥa lẫn với dân Chiêm Thành nên
họ ở lại rất đông v́ ở đấy
đời sống thiết thực được chăm
lo, tổ chức xă thôn được xây dựng
vững mạnh. Sở dĩ
được như thế v́ các chúa Nguyễn
cần xây dựng một hậu cứ vững
chắc để chống các chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài. Các chúa Nguyễn không muốn trong khi
họ phải lo chống cự với chúa Trịnh mà
người Chiêm liên tục tạo t́nh thế
bất ổn thường xuyên ở biên giới phía
Nam. Như vậy
đủ thấy rơ nguyên nhân suy thoái của Chiêm Thành
tiềm ẩn trong tổ chức xă hội do tộc
họ lănh đạo Chiêm Thành và chính nhờ
những suy thoái đó mà cuộc Nam tiến của người
Việt phần nào dễ dàng hơn. Về trường
hợp nước Thủy
Chân Lạp cũng vậy. Năm
1658, chính vua Nặc Ông Trấn đă dâng vùng đất
hoang vu Bà Rịa, Biên Ḥa..vv.. để nhờ chúa
Nguyễn Phúc Chu làm hậu thuẫn để
chống với quân phản loạn trong nước và
sự xâm lăng của Xiêm La (Thái Lan) trước
đó đă nhiều lần đánh phá Chân Lạp. Xă
hội Chân Lạp cũng giống như xă hội Chiêm
Thành với một giai cấp lănh đạo hiếu
chiến chỉ biết giao thương và gây hấn,
cướp bóc gây lợi nhuận riêng tư của
tộc họ cầm quyền, lơ là với sinh
hoạt của quần chúng. Do đó, khi giai cấp
lănh đạo suy thoái kéo theo sự suy thoái của nước
Chân Lạp cũng như sự suy thoái của tộc
họ lănh đạo Chiêm thành kéo theo sự suy tàn
của nước Chiêm Thành, chớ không phải nguyên
nhân nào từ bên ngoài !! Bởi chán nản hết
hy vọng vào lớp lănh đạo như thế mà
ngày xưa ở những vùng đất dâng cho
Việt nam để bù thiệt hại, dân Chàm
phần đông ở lại rất nhiều. Bằng
cớ là ngày nay người
Chiêm Thành vẫn sinh sống ở miền Trung. Các sắc
tộc Chiêm như Churu, Ragla
hoặc Banhar vẫn tồn tạo ở vùng Cao Nguyên
nam Trung phần. Tôn giáo, tập tục, văn hóa, thánh
địa của người Chiêm vẫn được
người Việt tôn trọng. Chẳng những
thế, văn hóa và văn minh Chiêm hội nhập
nhiều vào văn hóa văn minh người Việt
về nhiều mặt như ngôn ngữ, âm nhạc,
ca nhạc, những điệu múa cung đ́nh hoặc
trang phục. Mảnh đất miền Trung ngày nay như
là quê hương chung của hai dân tộc Chiêm
-Việt đă hội nhập cùng nhau và không c̣n xa
lạ với nhau nữa, v́ sau thời gian dài b́nh
đẳng sống chung với nhau, hiểu biết
nhau hơn, họ đă xem nhau như ĐỒNG BÀO ! Người Chiêm Thành đă hiểu sự suy thoái của quê
hương họ là do những mầm mống nội
bộ, chớ không phải do người Việt Nam gây
ra ! Họ
đă hiểu nếu không có sự hiện diện
của người Việt Nam, Chiêm Thành tất
phải rơi như Mă Lai, Chân Lạp, Phi Luật Tân,
Nam Dương vào tầm tay các nước thực dân
Pháp bị đuổi khỏi Việt Nam. Chúng đă cho
tay sai kêu gọi người Chàm ở miền Trung và
người Thượng ở Cao Nguyên thuộc Hoàng
Triều Cương Thổ nổi loạn để gây
khó khăn cho chính phủ Việt Nam, đồng bào
Chiêm vẫn thờ ơ v́ họ hiểu từ ngày
hội nhập vào xă hội Việt, được
đối đăi b́nh đẳng như đồng bào,
họ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn
thời họ phải sống dưới chế độ
qúy tộc và tăng lữ Chiêm. Rất đáng tiếc là
ngày nay có ít người Việt lại tự hào qúa
đáng khi họ nói: “Bắc
cự Trung Hoa, Nam cự Chiêm Thành”, hoặc có
nhiều người Việt kém hiểu biết, nói: “thực dân
Việt siêu hơn thực dân Pháp và thực dân Tàu”. Họ không
hiểu thực dân là dân các cường quốc
đi xâm chiếm các nhược tiểu để vơ
vét tài nguyên các nước này, như thực dân Anh,
Pháp từng chiếm cả lục địa Phi Châu,
hoặc cùng với thực dân Ḥa Lan đă chiếm
cứ Ấn Độ và Đông Nam Á. Người
Việt Nam đă tiến về Nam là do các vua Chàm
Chế Mân và Chế Củ đă tạo ra tiền
lệ dâng đất để lấy vợ hoặc
để chuộc tự do cho bản thân ! Những
cuộc chinh phục của người Việt
chỉ để trả đũa những cuộc gây
hấn của chính quyền Chiêm Thành, chỉ nới
rộng một chút lănh thổ gọi là bồi thường
th́ làm sao lại có thể nói là siêu hơn thực dân
Pháp từng chiếm cứ cả lục địa
Phi Châu, một phần Đông Nam Á và các hải
đảo Thái B́nh Dương, hoặc Tàu từ
một nước Hoa Hạ nhỏ bé đă bành trướng
xâm chiếm hàng trăm tiểu quốc lân bang để
thành một cuờng quốc rộng lớn như ngày
nay và đang c̣n muốn xâm chiếm cả nước
Việt Nam của chúng ta nữa ! Những lời lẽ kém
hiểu biết như thế không nên có, v́ chỉ gây
sự phẫn nộ của người Chiêm và gây thêm
mối chia rẽ giữa hai dân tộc, vô t́nh
tiếp tay cho ước vọng của thực dân Pháp
khi chúng bị đuổi khỏi Việt Nam. Phan Hưng Nhơn |