Hội An Bến Mơ
                                                 Việt Hải

 

Khi ta lênh đênh trên sóng nước biển khơi để ước mơ về một bến đỗ nào đó th́ trong phạm vi văn chương người ta gọi là bến mơ. Tôi đọc nhiều tài liệu viết về thành phố cổ Hội An trong lănh địa của tỉnh Quảng Nam, tôi có ước mơ được một lần đến đó, Bến Mơ Hội An. Trong dân gian cái thành phố cổ Hội An đó c̣n được gọi tắt bằng tiếng thân thương "Phố Hội", và tôi thích cái tên như vậy. Thành phố cổ Hội An chỉ c̣n dư âm phồn thịnh của các thế kỷ trước, trầm mặc bên ḍng sông Thu Bồn xanh biếc, chảy qua Hội An ra đến cửa Đại. Thời thuộc địa Pháp người ta gọi nó là Faifoo hay Haisfo. Bây giờ xin mời độc giả theo tôi lưu lạc vào chốn di sản đă được thế giới đă vinh danh này. 

Đô thị cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 30km. Đây là một điểm du lịch đầy nét độc đáo, rất đặc biệt của Việt Nam. Hội An đă là một thương và đă tiếp xúc với phương Tây rất sớm theo lịch sử Việt Nam, nó có sức thu hút du khách hay thương nhân ngoại quốc đến đây v́ sử học, địa lư, nghệ thuật, kiến trúc va hội họa. Hội An được xây dựng vào giai đọan từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Trong sự kết hợp khá phức tạp về di tích kiến trúc dân dụng ở khu đô thị có 80% công tŕnh vẫn con nguyên vẹn. Hệ thống các công tŕnh hạ tầng công cộng như đường phố, lối ngơ, cầu cống vẫn c̣n tồn tại. Cùng với sông thu Bồn, sông Hội An đổ vào sông cửa đại để ra biển; cách xa 20 km là Cù Lao Chàm. Sinh hoạt của dân cư ven sông tấp nập trên bến dưới thuyền. Thương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng Đại Chiêm được h́nh thành khi những thương gia nước ngoài, nhất là từ hai quốc gia lân bang tại Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc. Các thương gia từ hai xứ này đă từng bước thiết lập cơ sở làm ăn thương mại để sinh sống cũng như buôn bán lâu dài tại Việt Nam.  

Thị xă nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đây hơn khoảng năm thế kỷ, khi nước Đại Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cơi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ, khi người phương tây theo các chiến thuyền và thương thuyền Âu châu đặt chân lên mảnh đất này với ư đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo sự giao hoán, trao đổi văn hoá lớn lao và nền văn hóa Việt đă vượt qua thử thách đồng hoá để tự biến cải và tồn tại vào cùng thời cuộc. Sau này chúng ta thấy du khách tới Hội An, ngoài việc khám phá sự b́nh dị chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, họ sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và êm đềm trôi qua bao thời gian để các mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đă tồn tại từ hơn ba trăm chu kỳ thời tiết xuân hạ thu đông. Bước chân vào khu phố cổ Hội  An, bạn sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới riêng biệt, tách khỏi mọi biến chuyển và sức phá huỷ của thời gian. Phố cổ vẫn c̣n đó, vẫn sừng sững uy nghi. Nét cổ xưa lại không mang đặc tính Việt Nam. Những kiến trúc cổ như cầu chùa, dẫy nhà cổ hai tầng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến... đang phơi ḿnh xuyên  bao triều đại biến thiên của lịch sử để con người hoài niệm về một thời dĩ văng xa xưa. Đặc biệt về khu đèn lồng dượm nét Đông Kinh hay Nam Kinh thuở xa xưa đem Hội An về những ngày tháng cũ khi các thương nhân ngoại quốc đến đây để lại cái văn hóa đèn lồng này. Chính cái sắc thái văn hóa vay mượn này khiến người dân địa phương đă sản xuất những đèn lồng và bày bán các loại đèn lồng làm phẩm vật kỷ niệm Hội An. Biểu tượng văn hóa đèn lồng cũng đă giúp đời sống kinh tế cho người dân địa phương này vậy. 

Tôi đọc bài viết của nhà văn Thái Tú Hạp, ông viết về nhiếp ảnh gia kỳ cựu trong làng nhiếp ảnh Hứa Văn Bân, người của Phố Hội, để rồi tác giả kể về lịch sử Phố Hội với nhiều chi tiết lư thú khai triển tầm hiểu biết của tôi về di tích độc đáo này đă được một cơ quan văn hóa thế giới tuyên dương vào danh sách "Những di sản văn hóa của nhân loại" th́ tại sao ta lại không hănh diện nhỉ. Hỏi tức đă trả lời rồi, tôi rất vui khi đọc bản tin này. Trong cuộc họp ngày 1/12/1999 tại Marakech (Morocco) Ủy ban Di sản của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đă công nhận Hội An và Mỹ Sơn là di sản văn hóa quốc tế.

Thị xă Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đă có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia v.v.. đă biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đă thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Đông. Thị xă có những dăy phố cổ gần như c̣n nguyên vẹn. Đó là loại nhà h́nh ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dăy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quư, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ... và Hội An chính là một bảo tàng viện sống măi trong cái kho  tàng văn hóa chung của dân tộc.

Cũng theo Thái Tú Hạp th́ các di tích kiến trúc nghệ thuật cổ kính đă chứng minh Hội An h́nh thành đầu thế kỷ thứ 16 đă được các sử gia, các nhà địa chất và nhân chủng học đánh giá là thị xă thương cảng đầu tiên ở Đàng Trong sầm uất phồn thịnh nhất, với sự ḥa hợp nhịp nhàng tương đắc giữa nhiều sắc thái dân tộc, văn hóa, tôn giáo khác biệt. Bản sắc văn hóa đặc thù này đă khai triển thành truyền thống thăng hoa, viên dung đầy t́nh người từ thế hệ này đến thế hệ khác, như lưu lượng êm đềm của gịng sông Hoài chảy qua giữa trái tim Phố Hộị Hội An chẳng khác một ngôi làng Minh Hương sống chung ḥa b́nh trong tinh thần đầy nhân bản khai phóng, đạo lư của tam giáo nhất thể vi diệụ Từ thượng Chùa Cầu đến hạ Âm Bổn quây quần sống chung với nhau trong niềm yêu thương trọn đầy, phát huy sáng tạo, trong t́nh nghĩa tương thân tương áị Những t́nh cảm thật khó quên khi "Ở để mà thương. Đi để mà nhớ". Cho dù Hội An mang nhiều giai thoại trong dân gian như Hải Phố, Hoài Phố, Phải Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Hai Phố, Haisfo hay Fai Fo (hoặc FaiFoo) nhưng với người dân sống trong thành Phố Cổ đó hoặc đang là lữ khách ngàn dặm xa, th́ Hội An vẫn là Hội An thật êm đềm, thơ mộng, Hội An thật trầm mặc, cổ kính và Hội An vẫn chứa chan bao kỷ niệm tuyệt vời. Có ai nhắc đến Hội An chắc chắn không thể nào quên được những mái nhà âm dương đầy rêu phong, những ngôi chùa Phước Kiến (Kim Sơn Tự), Âm Bổn, Quảng Triệu, Hải Nam, Chùa Ông (Trừng Hán Cung hay Chùa Quan Thánh), Chùa Tĩnh Hộị… những tên gọi thân thương như Cao Lầu Ông Cảnh, Hoành Thánh Bà Hai Huế, Bún Ḅ Bà Chỉ... hay Hội An có những nhà nghệ sĩ nổi danh đă làm vẻ vang cho Hội An như những v́ sao lấp lánh trên bầu trời văn học nghệ thuật của Việt Nam.

Giao thương với bên  ngoài:

Trong một bài khác, tác giả Thái Tú Hạp lược dịch bài viết của kư giả Richard S. Ehrlich khi ông ghé thăm Phố cổ Hội An, bài đă đăng trên Tạp chí Dynasty nổi tiếng xuất bản tại Đài Loan. Kư giả này ghi nhận những cuộc trao đổi, mậu dịch giữa Việt Nam và các xứ qua các thương gia trung gian sang Hội An mua bán, làm ăn. Địa thế Hội An thuận lợi v́ vốn kín đáo với thiên nhiên, các thiên tai tàn phá những nơi khác nhưng hải cảng Hội An là nơi chốn trú ẩn an toàn trong những mùa mưa giông băo táp. Trong thời gian mưa to gió lớn này, những thương khách ngoại quốc có dịp lên bờ kết thân với người bản xứ,  lấy thêm tiếp liệu như nước ngọt, thực phẩm, trao đổi hàng hóa và tu bổ tàu bè. Hội An cung cấp những mặt hàng được ưa thích và nổi tiếng như trầm hương, sừng tê, ngà voi, bông vải, đồi mồi, trai ốc, mật ong, cau khô, hồ tiêu, tơ lụa địa phương... Thương khách ngoại quốc cũng mang đến những sản phẩm như trà, thuốc bắc, đồ sứ đủ màu tuyệt đẹp, lưu huỳnh, vải vóc... Chính v́ lợi điểm của địa lư nên Hội An được xem như trạm dừng chân lư tưởng khi gió mùa thổi ngang qua biển Nam Hải trên tuyến đường Nam Bắc Á Châu. Vào mùa xuân, gió mùa đổi hướng thổi những cánh buồm từ Nhật Bổn và Trung Quốc đến phương Nam và tắp vào hải cảng Hội An. Đợi khi mùa hạ gió bắc thổi về những thương thuyền lại ra khơi về cố xứ. Nhưng trong thời gian tạm dừng chân phiêu lăng, một số trong những thương thuyền đă luyến lưu t́nh cảm với những cô gái bản xứ nên quyết định t́nh nguyện ở lại xây tổ ấm tiếp tục mở cửa hàng buôn bán và chọn Hội An làm quê hương thứ hai đến trọn đời.

Khoảng thời gian năm 1600, thương thuyền Nhật đă xây nên cầu Nhật gọi là Lai Viễn Kiều hiện nay, với lối kiến trúc hoàn toàn của bản sắc văn hóa Nhật. Theo truyền thuyết của người địa phương cho biết người Nhật xây cầu Nhật Bổn này để chống động đất. Nơi yếu điểm thân ḿnh của con Rồng vĩ đại mà đầu ở Ấn Độ và đuôi ở Nhật Bổn, nếu không yểm bằng kiếm thiêng, con Rồng sẽ vươn ḿnh làm cho thiên tai khủng khiếp có thể xảy ra không lường mức độ thiệt hại về nhân mạng và vật chất. Cùng thời gian đó các người Trung Hoa cũng đă h́nh thành khu phố Quảng Đông, trung tâm buôn bán với người bản xứ. Cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp đă theo các thương thuyền ghé đến Hội An để truyền đạọ Một trong những vị giáo sĩ lừng danh nhất của Pháp sau này quen thuộc với người Việt là Alexandre Rhodes đă đến Hội An và tại thành phố cổ kính ông đă sáng tạo ra chữ quốc ngữ từ tiếng La tin, dễ đọc và thông dụng cho đến ngày nay. Vào thế kỷ 18 và 19, những biến cố tang thương v́ sự tranh ngai giữa những nhân vật trong hoàng tộc ở kinh thành Huế đă phá hủy di sản quư báu cổ kính của Hội An. 

Lịch sử Hội An: 

Tham khảo bài của nhà văn Nguyễn Qúy Đại từ Đức quốc trong bài "Hội An - Quảng Nam trong Lịch Sử", ông duyệt qua sự h́nh thành vùng đất có di sản hiếm quư Hội An được tóm tắt sau đây.

Hội An đă trải qua nhiều thăng trầm, qua nhiều lịch sử biến thiên nhiều triều đại. Thời vua Lê Đại Hành (980-1005) muốn ban giao với Chiêm Thành, nhưng vua Chiêm (Paramecvarvarman) hiếu chiến bắt giam sứ giả, Năm 982 Lê Đại Hành đem quân trừng phạt đến kinh đô Indrapura của Chiêm Thành (ngày nay gọi là Đồng Dương) giết vua Chiêm Paramecvarvarman rút quân không chiếm đất. Chiêm Thành lo sợ Đại Việt, năm 1000 dời kinh đô vào vùng Vijaya (B́nh Định).
Đến thời vua Lư Thánh Tông (1054-1072), là vị vua đầu tiên mở mang bờ cỏi xuống phía Nam... người Chiêm khi đó thường quấy phá người Việt, Lư Thánh Tông đem quân đánh tới Đồ Bàn năm (1069) bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman III) Chế Củ nhường 3 châu thuộc phía Bắc Chiêm Thành là Bố Chánh (nay là phía bắc Quảng B́nh), Địa Lư (nay là Quảng Trung và nam Quảng B́nh) và Ma Linh (hay Quảng Trị) đổi lấy tự do. Được đất xong, nhà vua chiêu mộ dân chúng đến khai khẩn đất đai.
Lịch sử thay đổi qua nhiều triều đại đến đời Trần Thánh Tông (1258-127 nhường ngôi cho con Trần Anh Tông (1293-1314). Làm Thái Thượng Ḥang sang thăm Chiêm Thành hai nước Việt Chiêm ban giao tốt đẹp. Có thể ngài thấy từ Quảng Trị trở ra đất hẹp khô cằn khó phát triển, phương Bắc Trung Hoa luôn quấy phá, bước qua đèo Hải Vân về phía Nam là đồng bằng ph́ nhiêu, bờ biển trải dài, hy vọng phát triễn về kinh tế... Vùng đất hứa hẹn cho tương lại nên ngài hứa gă Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân. Năm bính ngọ 1306 Vua Chiêm là Chế Mân ( Jaya Simhavarman ) trị v́ năm (1288-1307) làm lễ thành hôn với Huyền Trân Công Chúa,được tấn phong làm Hoàng Hậu gọi là Paramecvari. Chàng rể Chế Mân làm sính lễ dâng hai Châu Ô và Châu Lư, cuộc hôn nhân nầy tạo ngoại giao tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Chiêm.
Trần Anh Tông (1293-1314), tức anh của Huyền Trân Công Chúa, thâu nhận hai Châu trên đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu. Hoá châu gồm Điện Bàn và Duy Xuyên ngày nay. Đại Việt cho di dân đến khai phá, từ đó có cơ hội cho các Triều đại kế tiếp tiến dần về phương Nam.
Năm 1307 Vua Chế Mân từ trần theo tục Chiêm Thành, Hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân phải hỏa thiêu theo chồng. Tục lệ nầy người Ấn giáo c̣n áp dụng gọi là Suttee (trà tỳ) sau năm 1829 th́ được bỏ hẳn.
Vua Trần Anh Tông thương em, cử phái đoàn do tướng Trần Khắc Chân sang Chiêm Thành chia buồn, lợi dụng cơ hội nầy giải thoát Huyền Trân đem về nước. Do đó có thể ngoại giao của hai nước Chiêm và Việt từ đó bất ḥa.
Khi triều dại nhà Trần suy yếu th́ bị nhà Hồ chiếm ngôi, Chế Bồng Nga (Pô Bin Swor 1360-1390) vị vua mạnh nhất của Chiêm Thành đem quân sang đánh phá Đại Việt vào các năm 1377 và 1378. Năm 1390 đánh Thanh Hoá, tiến lên sông Hồng đánh nhau với tướng Trần Khắc Chân, Chế Bồng Nga bị Ba Lậu Kê làm phản chỉ điểm. Chiến thuyền của Chế Bồng Nga bị bắn trúng tử trận. Từ đó Chiêm Thành bị suy yếu.
Vua Hồ Hán Thương (1401-1407) sai Đỗ Măn đem quân đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm Ba Đích Lại (Virabhadravarman) thua nhường đất Chiêm Động (Thăng B́nh) Thượng Hoàng Hồ Qúy Ly đ̣i thêm miền Cổ Lũy Động (Quảng Ngăi). Quân Minh đánh Đại Việt, bắt gia đ́nh nhà Hồ (1407) Vua Chiêm là Trà Toàn lợi dụng lúc thay chủ đổi ngôi, đem đại quân đánh chiếm phần đất đă nhường cho nhà Hồ.
Thời Lê Thánh Tông (1460-1479) bị Chiêm Thành đem quân quấy phá. Vua Lê phản công hành quân tới Kinh đô Đồ Bàn 1471 bắt Trà Toàn và Trà Toại. Chấm dứt chiến tranh Việt Chiêm, chiếm vùng đất mới đổi tên thành Hoài Nhơn, và sát nhập vào bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghiă, trở thành Quảng Nam Thừa Tuyên Đạo. Danh từ Quảng Nam từ đó được chính thức đi vào lịch sử Việt Nam, mà trong đó có vùng đất Hội An.
Chung qui ư nghĩa của Quảng Nam tức là mở rộng về phương Nam, bắt đầu trang sử mới cho lưu dân Việt xuôi Nam tiếm, từ đó khai phá và mở mang bờ cỏi đến đồng bằng sông Cửu Long (Mekong).và dừng lại năm 1884 khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam và các nước Đông Dương.
Quảng Nam vốn được xem là vùng đất "Địa linh nhân kiệt; Ngũ Phụng tề phi", vùng đất bất khuất, nơi đă phát động các Phong Trào: Nghiă Hội (1885-1887) phong trào Đông Du (1903-1905) và phong trào Duy Tân (1906-1908) là những ngọn đuốt soi đường chống Pháp giành độc lập cho nước nhà. 

Hội An - vùng đất Văn Hóa:

Theo tài liệu của Thái Tú Hạp gom góp sơ khởi cho ta thấy quả thật Hội An là cái nôi đào tạo bao khuôn mặt sáng chói của nền văn hóa Việt Nam. Người đất Quảng Nam nói chung hay Hội An nói riêng phải hănh diện lắm. Này nhé, ta hăy duyệt qua danh sách dù chưa đầy đủ hết, nhưng cái ư niệm về nhân tài trong văn học đă được sách vở ghi nhận nhiều rồi. Trong những tên tuổi sáng chói lừng lẫy này chúng tôi xin đan cử về văn học có anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam... chủ trương Tự Lực Văn Đoàn. Nhà thơ, dịch Hán Văn, Diệp Truyền Hoa, Khương Hữu Dụng. Nhà văn, biên khảo Nguyễn Văn Xuân, Trương Duy Huy,  Nhà thơ Vũ Hân, Luân Hoán, Hoàng Lộc, Vơ Đại Tôn... Kịch tác gia Thái Trữ. Tài tử điện ảnh La Thoại Tân, Lưu Bạch Đàn. Họa sĩ Lô Ka. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, La Hối, La Gia Quảng, Dương Minh Ninh, Trương Duy Cường, Trương Duy Mănh, Huỳnh Nhâm, Phan Huỳnh Điểu... Và nhiếp ảnh gia quốc tế Hứa Văn Bân.

Viết về Hội An tôi đă xem nhiều từ văn đến thơ, rồi thơ lại quyện vào trong văn, nếu như Thái Tú Hạp tả những nét đẹp xa xưa của nét cổ kính, trầm mạc của khu phố Haisfo, từng chi tiết quyến luyến trong kư ức như chiếc cầu Nhật Bản được coi là biểu tượng, Hội An c̣n chứa đựng một kho di sản văn hoá lịch sử vô giá với 160 ngôi nhà cổ, 5 hội quán, 20 giếng cổ cùng với một số lượng lớn chùa, cầu, miếu đ́nh, nhà thờ tộc, hội quán như miếu Quan Công, Hội quán Quảng Đông, hội quán Phước Kiến, chùa Phúc Chánh... th́ trong bài "Mùa Xuân Thương nhớ Hội An" của nhà văn Trần Trung Đạo cho thấy nỗi buồn vơi khi nhà cầm quyền Cộng Sản ngự trị Hội An trong nỗi sợ hăi, tràn đầy nước mắt quê hương của người dân Hội An sau năm 75. Tôi đọc ư tưởng của nhà văn bạn tôi nghe như nấc nghẹn nỗi ḷng:

"Bạn bè nay chẳng c̣n ai
        Dăm đứa ở lại đạp xích lô
        Dăm đứa về quê làm ruộng
        Có đứa dường như đă vượt biên
        Có đứa bỏ mộng làm thầy để đi bán sách
        Phượng bây giờ chắc đă có chồng
        Nước Mỹ xa xôi chẳng có ǵ đáng nhớ
        Những ước mơ xanh và một thời mộng đỏ
        Sẽ vàng hoe theo những tháng năm quên... 


Đoạn thơ trên tôi viết cho Sài G̣n 1978 nhưng cũng rất thích hợp với Hội An v́ Phượng là tên của một người con gái Hội An rất đẹp mà tôi mượn đem vào thơ. Một điều mà mọi người thường nói và được biểu đồng t́nh "không có nơi nào đẹp hơn quê hương ḿnh". Đối với những chàng trai bỏ xứ ra đi hay bị đẩy ra khỏi xứ th́ cần thêm câu "và cũng không có con gái nào đẹp hơn con gái ở quê ḿnh". Tôi ít viết về những người con gái Hội An không phải bởi v́ Hội An thời tuổi tôi có ít người con gái đẹp, nhưng v́ tôi chẳng có một mối t́nh nào đủ lớn như cỡ "Ba năm sau em trở thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru phận ḿnh...." của nhà thơ Đynh Trầm Ca để mang vào thơ...".

Nói tới Hội An, thiết nghĩ chúng ta hăy đọc lại bài thơ bất hủ của nhà thơ xứ Quảng, Bùi Giáng, ông kể về Hội An trong tâm tưởng như sau:

Hội An

Mơ màng phố cũ hoang liêu
Cánh buồm con sóng sương chiều Hội An
Tờ mây chan chứa mộng vàng
Tuổi đời em kết mấy ngàn cánh hoa
Mừng vui giọt tuổi chan hoa
Bước đi từ đó gió xa bay về
Ngậm ngùi đàn lệ ai nghe
Cộ nguồn bên tháng năm thề xẻ chia
Dấu mờ hoen hận c̣n kia
Hồn trăng soi bóng sầu khuya một bờ.

Bùi Giáng

Tôi đọc qua bài văn "Hội An, thành phố của hoài niệm" của nhà văn Vũ Kư miêu tả cuộc sống b́nh lặng của Hội An tỉnh lẽ theo ḍng hoài niệm của ông, rồi Vũ Kư kể về kỷ niệm với nhà văn Tạ Kư tại Hội An trong cái t́nh thầy tṛ năm nào, kỷ niệm quyện vào không gian và thời gian năm cũ trong bối cảnh của hoài niệm khôn nguôi như: "Nào con đường Chùa Cầu có cái tên Pháp, gợi chính nền văn hóa xa xưa: "Rue du Pont Japonais" và con đường Quảng Đông (Rue des Cantonais) song song từ đầu đến cuối thành phố, chạy dài ra măi ngoại ô đầy những xóm nhà chi chít lụp xụp nằm không cân đối ở hai bên vệ đường đá sỏi. "Chùa Cầu" (Chùa Nhật Bổn) tối om, trên lợp mái ngói thấp trệt với những thanh gỗ bắc ngang qua con sông hẹp, mỗi khi có xe cộ lưu thông rung rinh vang lên các âm thanh rập ŕnh liên tiếp. Dưới cầu, ḍng nước róc rách không ngừng, chỉ nghe tiếng nước mà không thấy ḍng nước chảy đâu hết. Một cái chùa nhỏ - thấy đó mà không bao giờ tôi bước chân vào - được dựng lên giữa cầu ở hai bên trông thật ngộ nghĩnh. Ở đầu và cuối cầu, có hai bàn thờ bằng gỗ đỏ chói, hai con khỉ đội khăn đỏ ngộ nghĩnh, ngồi lầm ĺ, khói hương nghi ngút...Thầy tṛ chúng tôi đă nhiều lần dừng lại cầu, chiêm ngưỡng hai cái tượng khỉ với nhiều cảm xúc hay hay... ». Dù tôi không được dịp học với nhà văn Vũ Kư tại trường Petrus Kư, nhưng đọc văn ông vẫn xao xuyến trong tôi như vị thầy khả kính, trong chuyến thăm Dallas tôi gặp em của ông là họa sĩ Vũ Hối, chúng tôi bàn về những án văn của Vũ Kư. Bài văn này cho tôi nét đặc trưng về Vũ Kư với Hội An ngày cũ. Nếu Vũ Kư viết về kỷ niệm quê hương th́ bạn tôi nhà văn biên khảo Nguyễn Quư Đại đă viết bài sưu khảo nghiên cứu về lịch sử và nguồn gốc h́nh thành Hội An mà tôi đă tham khảo trong phần sử lược bên trên.

C̣n rất nhiều bài viết do người sinh trưởng tại Hội An hay đến đó ăn học hoặc sinh sống trong một khỏang thời gian đủ dài để họ nói lên cái tâm t́nh lưu luyến với Haisfo, hay Phố Hội, hoặc rỏ ràng hơn phải là thành phố Hội An đáng yêu trong tiếng Việt ngữ, nhưng trong giới hạn của bài viết xin hẹn Hội An lần khác vậy. Ngoài ra, tôi có nhiều trao đổi với nhà văn Nguyễn Vy Khanh tại Canada, ông viết biên khảo quê hương, ông chia sẻ kinh nghiệm về Hội An, nơi ông đă đến và biết nhiều hơn tôi. Sau đây là phần tŕnh bày cuối cùng về đất Hội An qua các món ăn địa phương, như một góc nh́n của văn hóa dân tộc, quê hương.

Ẩm Thực Hội An:

Khi tôi viết về một góc trời quê hương đất nước tôi thích nh́n tứ góc cạnh dân sinh, mà ẩm thực hay các món ăn đặc thù của địa phương đó đóng góp vào cái văn hóa chung và nền kinh tế cho dân sinh tại đó. Dĩ nhiên, Hội An như bất cứ vùng nào trên quê hương, nó có những món ăn rất đặc sắc, đặc thù như:

Tham khảo bài viết của Người Xứ Quảng trong bài viết "T́m hiểu Cao lầu Hội An" từ trang nhà Xứ Quảng th́ tác giả đưa ta vào lịch sử của món ḿ, như loại ḿ Cao lầu hay vắn tắt là Cao lầu , tên nghe sao là lạ, nhưng chất chứa ư nghĩa sang sang như thế nào đó. Tôi đọc bài viết để hiểu như người không sinh ra tại vùng đất Hội An, nhưng vốn ghiền món ḿ lắm lắm. Khi ghé phố cổ Hội An ta không thể bỏ qua món Cao lầu. Cao lầu từ lâu đă được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực của phố Hội. Hội An có món đặc sản Lầu ông Cảnh, Tam Bành bánh xèo. Ngày trước tại Hà Nội người ta thường gọi những nhà hàng sang trọng của người Hoa là cao lầu. Trong văn chương th́ nhà thơ vốn được tiếng ăn chơi của đất Nam Định là Vị Xuyên Trần Tế Xương đă từng tự thú: "Nghiện trà, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu...". Và nó có chút ǵ dính líu ǵ với thú cao lâu gắn bó với việc vui chơi đàn hát của các ca nhi thuở trước? V́ chữ lầu trong “cao lầu” c̣n có thể đọc trại ra thành là “cao lâu”, cho thanh âm nghe nhẹ nhàng hơn chăng <?>. Chung qui cao lâu là nơi gặp gỡ của dân tứ xứ từ trong nước cho đến nước ngoài, ai dám đoan chắc rằng trước đây thú cao lâu đă không có mặt ở Hội An. Rồi tôi bâng khuâng trong trí tưởng là chẳng rơ như thế nào nữa, chứ như nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát cũng đă từng tham gia vào một buổi chơi đàn hát tại phố Hội An và nơi đây ông đă gặp lại một người quen cũ vốn là ca nhi ở Đàng Ngoài... Trở lại vấn đề là dù thế nào th́ cao lầu cũng vẫn là món ăn riêng của Hội An. Nó đă chất chứa nhiều vấn đề lịch sử và văn hoá hết sức thú vị.

Để có được tên gọi và vị trí như ngày nay chắc hẳn nhiều thế hệ cư dân địa phương đă bỏ nhiều công sức để t́m ṭi, nghiên cứu trong bao công tŕnh chế biến. Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn của họ, người Minh Hương cũng vậy. C̣n một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng cao lầu có nét giống món ḿ ở vùng Icé (Ice udon). Họ đă nhiệt t́nh, sốt sắng mang đến Hội An món này để người dân ta dùng thử. Tuy vậy so với cao lầu th́ hương vị và cách chế biến của món ḿ Nhật này khác. T́m hoài trong kư ức dân gian, may mắn chúng ta gặp được từ "Ḿ gỗ". Th́ ra trước đây cao lầu c̣n gọi là "Ḿ gỗ". Lư thú làm sao! Tên gọi này đă chỉ rơ nguồn gốc ḿ của cao lầu. Điểm khác với ḿ Quảng là nó được làm ra để phục vụ nhu cầu ẩm thực của dân cư ở khu vực phố thị. Do vậy ở các vùng quê cao lầu hầu như vắng bóng. Có thể nói cao lầu là loại ḿ khô, ḿ phố Hội mà sợi ḿ cao lâu phải ráo và được trộn nước tro để khử chua. Do vậy có thể giữ được lâu mà không sợ mất chất phẩm. Thịt (xá) xíu hay tép mỡ cũng là những đồ ăn có thể giữ lâu, không sợ bị mùi hôi, thiu nếu để qua đêm. Đây là một cung cách khá phổ thông được áp dụng trong dân gian nhằm kéo dài thời gian sử dụng của sợi ḿ và nhân ḿ. Đồng thời, cao lầu lại là món ăn khô, ngon miệng, vị ḍn, vừa dễ bưng dọn, trên cao hết lại mang vẻ sang trọng, phù hợp với thói quen ẩm thực sinh hoạt của giới thị dân thành phố, vốn thích ăn hàng.

Ḿ cao lâu làm như thế nào?

Sợi cao lầu được chế biến công phu. Người ta ngâm gạo vào nước tro tàu được lọc kỹ, sau đó xay thành nước bột. Công dụng của nước tro tàu làm cho cọng ḿ rất ḍn khi ta nhai vào. Xong dùng vải ḅng nhiều lần để bột khô và dẻo. Cán bột thành miếng vừa cỡ, sau đó xắt thành con ḿ, đem hấp nhiều lần và phơi khô để làm sợi ḿ cao lầu. Nói tuy nói nghe thật đơn giản, nhưng khi thực hiện rất công phu, đ̣i hỏi phải có kinh nghiệm. Nghe đâu trước đây phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm là ngâm gạo th́ mới tạo được độ gịn, dẻo khô đặc trưng của sợi cao lầu. V́ tro củi Cù Lao Chàm chứa nhiều chất muối chăng? Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nhất là nước mát lạnh tự nhiên. Cao lầu không cần nước lèo, nước nhưn, thay vào là thịt (xá) xíu, nước (sốt xá) xíu, tép mỡ. Tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên gịn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Để bớt béo người ta dùng kèm với giá trụng, rau sống. Khi bán, người ta lấy vợt trụng (nhúng vào nước sôi) giá, trụng ḿ. Đổ giá ra tô, xé ḿ lên bên trên. Sắp thêm mấy lát thịt xíu hay thịt ba chỉ tuỳ khách ăn. Đổ tép mỡ, cho thêm một muỗng mỡ heo chiên sẵn ngay ở ḷ bên. Như vậy chúng ta đă có được tô cao lầu mang đầy nét thẩm mỹ mà lại ôi thôi thơm phức, mang nhiều hương vị hấp dẫn dạ dày thêm. Rau thơm dùng cho cao lầu phải là loại rau thân nhỏ, vị đậm, nhiều mùi thơm của Trà Quế. Sợi Cao lầu không được mềm mà phải gịn, khi nhai có cảm giác sựt sựt. Loại heo dùng thịt để xíu là giống heo cỏ, thịt săn, thơm, mỏng da, nhiều nạc. Nước thịt xíu do vậy, vừa có vị ngọt thơm của thịt, vừa có hương vị riêng được chế biến từ một số gia vị như nước đường, x́ dầu, mắm, bột thơm... Trước đây, tại Hội An có các quán cao lầu ông Cảnh, Năm Cơ rất nổi tiếng. Những khách ở xa khi đến Hội An đều nấn ná ghé lại các địa chỉ này để thưởng thức cho được món cao lầu phố Hội. Câu ca dao diễn tả rằng:
"Hội An có Hạ-uy-di, chùa Cầu, Âm (Ông) Bổn, cao lầu Năm Cơ"

Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, món cao lầu Hội An đă làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lạ ở Pháp, Anh, Mỹ, Úc, gần hơn là Sài G̣n, Quảng Ngăi, Đà Nẵng. Thế nhưng ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Phải chăng khẩu vị của họ đă thay đổi? Hay là cao lầu đă được cải biến so với cái mùi vị nguyên thủy xa xưa. Hoặc do tách khỏi môi trường gốc, nơi đă từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị hay là thực khách cứ măi mang tâm lư so sánh vốn hoài hương. Dù thế nào đi nữa, chúng ta hăy giữ đừng để mất đi món cao lầu, tên gọi cao lầu trong tâm tưởng mọi người. Tác giả Người Xứ Quảng nhắn nhũ là đừng làm cải biến phẩm chất mang hương vị quê hương của món cao lầu để các thế hệ mai sau vẫn c̣n cảm nhận được cái ư vị, cái tinh tuư của món ăn này.

Hội An nói riêng hay Xứ Quảng nói chung c̣n có vô số món. Nhưng tiêu biểu qua món ḿ cao lầu không thôi đă cho ta thấy cả nét đặc sắc như cọng ḿ phải ḍn, rồi nào là lát thịt săn mỏng da, nào hương vị tép mỡ, rau thơm, và nào là nước lèo có hương thơm của chất thịt. Tất cả các yếu tố được gọi là ḿ cao lầu sẽ làm cho khách thưởng ngoạn đê mê vị giác và ghiền măi món ngon quê hương Hội An. Món ḿ cao lầu sẽ giúp tôi kết thúc bài viết này với chút mong ước hương vị của nó đem quí vị gần gủi với phố Hội hơn.

oOo

Sau hết, qua phần tŕnh bày của bài viết này cốt yếu mang độc giả từ những yếu tố, những nguyên do lịch sử, thời thế đă tạo thành vùng đất Hội An, những di tích cổ xưa nay được quốc tế công  nhận như thành phố quí báu cho ta, những người Việt Nam hănh diện về quê hương đất nước ḿnh. Lại c̣n hănh diện thêm yếu tố dồi dào nhân tài về văn học, mà Quảng Nam có Hội An vốn được tiếng thơm như là vùng đất "Địa linh nhân kiệt; Ngũ Phụng tề phi", như một cái nôi văn học của quốc gia. Đó là nói về yếu tố "Học". C̣n ẩm thực ăn uống Hội An cũng chẳng thua kém những vùng khác, nhất món ḿ cao lầu như một điển h́nh. Đó là xét về  yếu tố "Ăn". Thế th́ phải chăng Phố cổ Hội An là chốn "Ăn Học"? Vâng, xin thưa tôi tin chắc nịch là như vậy.

Người viết xin cám ơn tài liệu được tham khảo từ các nhà văn Vũ Kư, Thái Tú Hạp, Nguyễn Quư Định, Nguyễn Vy Khanh và Trần Trung Đạo để hoàn tất bài viết ngắn này về vùng đất quê hương Hội An.

Việt Hải

trở lại