Thiên Văn Học và Câu Chuyện Vui Hải Nghiệp

LGT:u chuyện do người bạn cùng chiến hạm HQ 503 nhớ và kể lại chỉ là câu chuyện vui trong giới Hải quân QLVNCH nói chung và đặc biệt là các bạn bè sĩ quan HQ ngành chỉ huy trên HQ 503 nói riêng. Câu hỏi được đặt ra rằng muốn xác định vị trí chiến hạm ngoài đại dương, không thấy đất liền, bán kính của sóng radar không quét tới đất liền th́ sĩ quan hải hành (SQHH) phải làm như thế nào?. Đó là đề tài mà Hạm trưởng thường hay trắc nghiệm tay nghề của các sĩ quan hải hành.

Lẽ tất nhiên tất cả sĩ quan hải hành của ngành Hàng hải Thương thuyền hay Hải quân đều phải được học v thiên văn. Khi làm point bằng sextant th́ sĩ quan hải hành phải biết tên nhng cḥm sao nào trong thời gian đang hải hành và đă được ghi trong sách và tài liệu thiên văn. 

12 cḥm sao và tên các khoá Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang:

KS Nguyễn Văn Phảy

Trong vũ trụ, ngoài Thái Dương Hệ, chúng ta c̣n thấy 12 cḥm sao gồm một số sao kết hợp lại thành những h́nh dạng khác nhau hầu như không thay đổi vị trí.

Theo toán học không gian th́ quả đất được xem như trung tâm điểm của vũ trụ h́nh cầu và mặt trời di chuyển (biểu kiến) giáp ṿng trên Hoàng Đạo (Ecliptic) trong thời gian là 365 ngày 1/4 đi ngang qua 12 cḥm sao nằm dọc theo ṿng cung lớn. 

Những vị trí của quả đất trong năm trên đường Hoàng Đạo (Ecliptic)  

Vũ trụ h́nh cầu và 12 cḥm sao

Kính lục phân sextant loại củ và tân tiến

Tuỳ theo vị trí và khoảng thời gian của quả đất trên đường Hoàng Đạo từ đầu năm đến cuối năm Dương Lịch, người ta t́m thấy mỗi cḥm sao có h́nh dạng khác nhau. Theo khoa Tử vi Tây phương (Horoskop), người ta chia 12 cḥm sao thành 12 con giáp (Zodiac) theo thứ tự như sau.

Bảo B́nh (Verseau hay Aquarius: từ 21 tháng 01 đến 19 tháng 02): Thứ 11

Song Ngư (Poissons hay Pisces: từ 20 tháng 02 đến 20 tháng 03)): Thứ 12

Dương Cưu (Belier hay Aries: từ 21 tháng 03 đến 20 tháng 04)): Thứ nhất

Kim Ngưu (Taureau hay Taurus: từ 21 tháng 04 đến 20 tháng 05): Thứ 2

Song Nam (Gemeaux hay Gemini: từ 21 tháng 05 đến 20 tháng 06): Thứ 3

Bắc Giải (Cancer: từ 21 tháng 06 đến 22 tháng 07): Thứ 4

Hải Sư (Lion hay Leo: từ 23 tháng 07 đến 23 tháng 08): Thứ 5

Xử Nữ (Vierge hay Vergo: từ 24 tháng 08 đến 22 tháng 09): Thứ 6

Thiên Xứng (Balance hay Libra: từ 23 tháng 09 đến 23 tháng 10): Thứ 7

Hổ Cáp (Scorpion hay Scorpius: từ 24 tháng 10 đến 22 tháng 11): Thứ 8

Nhân Mă (Sagittaire hay Sagittarius: từ 23 tháng 11 đến 20 tháng 12): Thứ 9

Nam Dương (Capricorne hay Caprocornus: từ 21 tháng 12 đến 20 tháng 01): Thứ 10

Nghiên cứu mới nhất trong Hàng hải Thiên văn, đường Hoàng đạo (Ecliptic: H́nh bầu dục) và Xích đạo (Celestial Equator) tạo thành một góc 23 độ 44 phút (có tài liệu ghi 23 độ 49 phút, hoặc 23 độ 26 phút như trước đây) tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong năm.

Đường Hoàng đạo và Xích đạo cắt nhau ở 2 điểm. Hai điểm đó được gọi là Xuân phân (ngày 21 tháng 3) là thời điểm đổi sang mùa Xuân ở Bắc bán cầu và Thu phân (ngày 23 tháng 9) là thời điểm đổi sang mùa Thu ở Nam bán cầu. Ở 2 vị trí nầy ngày và đêm có thời gian dài bằng nhau.

Ở vị trí Xuân phân mặt trời di chuyển (biểu kiến) ngang qua cḥm sao Dương Cưu nên được coi là Thứ nhất và mặt trời sẽ trở lại vị trí đó đúng sau một năm. Từ cḥm sao Thứ  nhất, mặt trời di chuyển tiếp tục ngang qua các cḥm sao được liệt kê theo thứ tự ở trên. Cḥm sao cuối cùng xuất hiện khi mặt trời di chuyển qua đó có tên là Song Ngư và được ghi số Thứ 12.

Kể từ năm 1956 Chương tŕnh đào tạo SQHQNT được huấn luyện bởi Giáo sư và Huấn luyện viên đều là người Việt Nam. Do đó Hải Quân VNCH đă dùng số thứ tự của 12 con giáp Thiên Văn để đặt tên cho mỗi khoá Sĩ quan Hải quân Nha Trang.

Khoá 7 SQHQNT nhập khoá vào tháng 1 năm 1956, măn khoá vào tháng 7 năm 1957 là khoá đầu tiên được đặt tên của cḥm sao thứ 7Thiên Xứng. Các khoá kế tiếp cũng được đặt tên theo thứ tự ở trên và Khoá 12 SQHQNT được gọi là Khoá Song Ngư rồi cứ thế mà tiếp tục.  

Mời xem tiếp:

Hải Đồ Mercator_Gehard Mercator University in Duisburg, West Germany

tác giả Nguyễn Văn Phảy

***

Câu chuyện vui về trắc nghiệm thiên văn: 

Câu chuyện vui do người bạn thuộc HQ 503 đang định cư tại Mỹ đă viết email cho Phảy và Lê Tích Thiện kể lại cho nghe như sau:

Hai bạn Phảy và Thiện thân mến,

Tôi c̣n nhớ có cựu Hải quân Trung tá Hạm trưởng Nguyễn Năng Thông đă được biệt phái làm hạm trưởng (HT) lâm thời của HQ 503. HT Thông chỉ huy chuyến hải hành công tác đi Qui Nhơn thay thế cho cựu Hải quân Trung tá Hạm trưởng Nguyễn Thái Lai đang c̣n nằm dưỡng bệnh (tại Bệnh Viện Hải Quân Sài G̣n năm 1973), trước khi cựu Hải quân Trung tá Hạm trưởng Trần Trọng Hải đáo nhậm làm HT chính thức. 

Không biết các quan tàu thủy HQ 503 thâm niên gồm Thiện, Tài, Hùng, Tâm c̣n nhớ không? Kỷ niệm khó quên giữa cựu HT Thông và các sĩ quan HQ 503 chúng tôi là trong một chuyến hải hành ban đêm ông đă gọi tất cả các quan HQ 503 lên Đài Chỉ Huy (ĐCH) để trao đổi kinh nghiệm và giúp các quan ôn lại các lư thuyết căn bản về hải hành. Ông đă hỏi sĩ quan trưởng phiên (TP) đêm hôm đó là Hải quân Trung uư H. (hiện đang ở Hawaii).

Câu chuyện như sau:

Trên đài chỉ huy chiến hạm, Hạm trưởng đặt câu hỏi đối với sĩ quan trưởng phiên:

- Anh H. c̣n nhớ chút ǵ về hàng hải thiên văn không ?

- Dạ thưa, tôi c̣n nhớ chứ HT !

- Vậy th́ anh kể cho tôi nghe trên bầu Trời có các cḥm sao nào được dùng làm mục ngắm để chúng ta có thể định vị (làm point) chiến hạm khi phải hải hành viễn dương vào ban đêm; khi mà tất cả các hải đăng, các vị trí điạ vật và các đài kiểm báo đều ở cách xa khỏi tầm nh́n, qua khỏi giới hạn của Radar và tần số liên lạc vô tuyến ?

- Dạ thưa HT. Đó là cḥm sao Bắc Đẩu, cḥm sao Hiệp Sĩ, rồi cḥm Thiên Mă (Pegasus), Scorpion, rồi dăi Ngân Hà rồi ... (???). Trưởng phiên đáp.

Vừa trả lời xong, sĩ quan trưởng phiên vội đảo mắt qua các bạn đứng xung quanh như đang cầu cứu tiếp tay giùm ... Tôi (người bạn đang kể chuyện) chưa kịp lên tiếng để "cứu bồ" th́ chợt có tiếng nhắc nho nhỏ ở sau lưng ("nhỏ" vừa đủ cho mọi bạn bè ngoài hạm trưởng, đều nghe!).

- H. ơi ! C̣n có sao Quả Tạ nữa ! ( Cả đám cười ồ !!! )

Không biết hạm trưởng có nghe không nhưng không khí vừa vui vừa căng thẳng ???!!! 

Sau này khi thố lộ tâm t́nh anh bạn trưởng phiên đă thốt lên rằng:

- Xui thật. Đúng là đêm đó ḿnh đă gặp hạn sao Quả Tạ chiếu mạng !!!  

Thật là khó mà quên được chuyến hải hành ban đêm đầy thú vị này với HT Thông! 

Dù sao đó cũng là chuyện hải nghiệp vừa vui và rất thực tế đă trên 41 năm trôi qua. Là bậc đàn em lúc nào cũng xin cầu mong cho cựu HQ Trung tá Hạm trưởng Nguyễn Năng Thông vẫn khỏe mạnh và đang được tràn đầy hạnh phúc ở nơi phương trời đâu đó!

TS kể

*****

LGT: Trong Lá Thư Hàng Tháng (tháng 7 năm 2014) của Thuỷ Thủ Đoàn HQ11 có đoạn văn về hàng hải thiên văn của HQ Châu Đ́nh Lợi đă gợi nhớ lại những cḥm sao Đại Hùng Tinh (Großer Baer) và Tiểu Hùng Tinh (Kleiner Baer) và sao Bắc Đẩu (Polarstern) cũng khá hay và lư thú. Xin giới thiệu đến thân hữu:

                                   Cḥm sao Đại Hùng Tinh, Tiểu Hùng Tinh và sao Bắc Đẩu
.......  

Tháng Sáu vừa qua đă để lại cho anh chị Phảy một kỷ niệm đẹp đáng nhớ trong đời khi đ̣n tiếp gia đ́nh niên trưởng Đặng Trần Du viếng thăm trong một chặng dừng chân. Mặc dù chỉ có hai ngày ngắn ngủi, nhưng anh chị Phảy đă thể hiện tấm ḷng hiếu khách bằng sự tiếp đăi ân cần đầy chân t́nh gắn bó với NT Du. Qua bài viết và h́nh ảnh về chuyến viếng thăm đó, anh chị Phảy đă cho chúng ta cảm phục ân t́nh đáng quư này.  

Đọc chuyện vui về hàng hải thiên văn, một môn học lư thú từ quân trường, hơn bốn thập niên qua chưa từng dùng tới, ngỡ đă quên nhưng nhờ anh Phảy nhắc lại nên kỷ niệm xưa ào ạt hiện về. Thời c̣n thụ huấn, chúng tôi bị các ông thầy quay tơi tả về môn học này. Thi viết không ngại bằng kỳ thi vấn đáp,  giám khảo hỏi nhiều câu hóc búa. Đến ngày tŕnh diện Chỉ Huy Trưởng để phê điểm ra trường, 3 người cao điểm nhất lại bị CHT vấn đáp về thiên văn một lần nữa. Nhớ đến cảnh đứng nghiêm trước một CHT oai nghi, chung quanh ban giám khảo và ban giảng huấn quân trường ngồi đầy trong pḥng, bao cặp mắt đổ dồn về ḿnh th́ hồn vía lên mây. May mắn nhờ câu hỏi trúng tủ và vững phần lư thuyết nên tai qua nạn khỏi, không đến nỗi ê mặt trước quần hùng: "Nghĩ ḿnh phương diện quốc gia, quan trên trông xuống, người ta ngắm vào"! Có lẽ cũng không đến nỗi cầu cứu đến "sao Quả Tạ" như câu chuyện kể của người bạn anh Phảy. Thí dụ như nghe đến chữ "cḥm sao Bắc Đẩu" là HT Nguyễn Năng Thông cũng biết là câu trả lời rất lơ tơ mơ rồi. Bởi v́ sao Bắc Đẩu (Polaris) nằm lẻ loi cô độc một ḿnh, nhưng nhờ cḥm sao Đại Hùng Tinh chúng ta mới t́m ra vị trí sao Bắc Đẩu, bằng cách kéo dài một đoạn thẳng (cạnh của hai ngôi sao đầu) dài thêm 5 đoạn th́ sẽ t́m ra vị trí của Sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu rất quan trọng cho giới hàng hải v́ nhờ đó chúng ta xác định được phương hướng và đo cao độ để t́m ra vĩ độ của chiến hạm ḿnh. Thí dụ một chiến hạm khởi hành từ Singapore hải hành đi Tokyo, hải tŕnh gần như từ Nam lên phương Bắc. Nhờ đo cao độ của sao Bắc Đẩu, ta có thể giải một nửa bài toán thiên văn định vị trí rồi. Lúc mới khởi hành, v́ Singapore nằm sát đường xích đạo nên khó có thể đo cao độ v́ sao này v́ nó nằm gần sát đường chân trời. Khi chạy ngang mũi Cà Mau hải phận Việt Nam, chúng ta có thể đo được cao độ bằng kính sextant  8 độ 15' tương ứng với vĩ độ tại đó. Chạy ngang quần đảo Hoàng Sa, sao Bắc Đẩu nằm hơi cao hơn một chút, sextant đo chừng 16 độ, đó là vĩ độ 16 Bắc. Đến khi gần đến bến ngoài khơi Tokyo, sao Bắc Đẩu đă lên cao hơn 1/3 bầu trời, khoảng 35 vĩ độ Bắc.  

Như thế ở vùng Bắc bán cầu, nơi anh Phảy cư ngụ ở Frankfurt với vĩ tuyến cao nhất 50 N (ngang với bờ biển cực Nam nước Anh) anh Phảy sẽ thấy Bắc Đẩu nằm khá cao trên bầu trời, cao hơn nơi anh Hùng ở Halifax, Canada chỉ hơn 44 độ North mà thôi, c̣n nơi anh San ở Los Angeles khá thấp, chừng 34 độ mà thôi nên quanh năm khí hậu ôn ḥa.  

Cũng nhờ các ông thầy và các cấp lớn Hải Quân hay tra hỏi môn học quư phái này, nên nhờ đó đă trang bị cho chúng ta một kiến thức vững vàng, chúng ta có một thời trai trẻ yêu đời đáng sống tự tin hơn, khi gặp các giai nhân thích nghe kể chuyện trăng sao mây mước như trong bài hát của Nguyễn Vũ: "Ngàn sao đến đây, về soi sáng phương này, đưa anh vào kỷ niệm..." và những khi con tàu tách bến ra khơi để lại cho các cô một niềm nhung nhớ như Thúy Kiều nhớ Từ Hải: "Cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đă ṃn con mắt phương trời đăm đăm".  

Cảm ơn anh Phảy đă nhắc chuyện xưa về hàng hải thiên văn. Nói nhiều đến sao Bắc Đẩu mà bên trời Úc châu vùng Nam bán cầu này không thể nào nh́n thấy sao Bắc Đẩu được nữa, cũng như quê hương xa cách mịt mù vẫn khắc ghi trong tâm tưởng.  

Cuối thư, chúc toàn thể quư anh chị và gia quyến luôn được vui mạnh.  

Thân mến

Châu Đ́nh Lợi

 

Trở lại