MÙA XUÂN DÂN TỘC (Phần I)

 Lê Quế Lâm

Từ sau biến cố 30/4/1975, đồng bào ta chia thành hai bộ phận, hiện có trên 3 triệu người đang sinh sống ở hải ngoại. Dù sống xa quê hương, song họ luôn hướng về quê cha đất tổ, cầu mong đồng bào quốc nội sớm thoát khỏi ách thống trị độc tài cộng sản, để toàn dân được tự do hạnh phúc, đất nước độc lập phú cường. Ước mơ đó nay đă ló dạng, v́ trong thời gian gần đây, nhiều biến động lớn xảy ra khi người dân kéo nhau đi biểu t́nh đ̣i dân sinh, dân chủ. Giới trí thức kiến nghị phải cải tổ chế độ chính trị để người dân được hưởng những quyền dân chủ tự do. Giới trẻ, sinh viên học sinh đ̣i nhà nước bảo vệ chủ quyền đất nước, đặc biệt là hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa. C̣n người dân với ước mơ ngàn đời là được an cư lạc nghiệp, nhưng chế độ lại qui định “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lư”. Dựa vào đó, chính quyền dùng bạo lực để cưỡng chế, thu hồi đất đai của dân. Người dân không được an cư lạc nghiệp th́ làm sao đất nước có thể phát triển phú cường được? Đại tá Phạm Đ́nh Trọng, một cựu đảng viên CS cho rằng sở hữu đất đai là quyền thiêng liêng của người dân. Đảng lấy quyền công hữu hóa đất đai để cướp đất của dân, đă “tạo điều kiện cho bọn quan tham cướp đất của dân và đẩy nhà nước này tới chỗ đối lập với toàn bộ dân tộc chứ không phải chỉ mấy người nông dân mà thôi đâu”.     

“Con giun xéo lắm cũng quằn” ngày 12/9/2013, anh Đặng Ngọc Viết đă xách súng đến Ủy ban Nhân dân Thành phố Thái B́nh, nă đạn vào 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất khiến viên Phó giám đốc chết và bốn nhân viên bị thương, sau đó anh Viết đă tự sát. Tin trên đă gây chấn động trong dư luận cả nước. Theo giáo sư Tương Lai, việc nổ súng bắn cán bộ là hành động của người bị dồn vào bước đường cùng. Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những nhà cầm quyền hư hỏng, thoái hóa, biến chất và bên kia là người dân bị đè nén áp bức, không chịu được nữa nên đă nổi dậy đấu tranh. Hành động bộc phát này nói lên một quá tŕnh tích lũy từ lâu rồi, bây giờ mới bộc lộ ra.

Trước sự bất măn của người dân, Đảng CSVN bày tṛ sửa đổi Hiến pháp 1992. Lời mở đầu của Dự thảo Hiến pháp mới có đoạn như sau: “...nhân dân ta đă giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ư nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội và đổi mới đất nước”. Trong cuộc họp tổ sửa đổi hiến pháp ngày 24/10/2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă vạch ra hai cái lỗi trong lời mở đầu nêu trên: “Lỗi thứ nhất, từ 1960 tại Đại hội 3 chúng ta đă tuyên bố đưa miền Bắc đi lên CNXH chứ đâu phải chỉ tới công cuộc đổi mới mới xây dựng CNXH. Lỗi thứ hai, xếp việc xây dựng CNXH và đổi mới đất nước bằng nhau. Xây dựng CNXH th́ lại mất cái vế bảo vệ Tổ quốc, rất là thiếu ư và lủng củng chỗ này. Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, chứ không nên nói trong công cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là một giai đoạn, c̣n xây dựng CNXH c̣n lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đă có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

      Qua góp ư trên cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ tổ quốc. Đó là đường lối của Đảng CSVN từ trước đến nay. Những sách do Tổng bí thư Lê Duẩn viết, luôn khẳng định “từ khi mới thành lập Đảng, những người cộng sản VN đă coi Liên Xô là quê hương, là Tổ quốc của xă hội chủ nghĩa; coi việc bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Mười, ủng hộ Liên bang Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa xô-viết là nghĩa vụ quốc tế của ḿnh” (Lê Duẩn, Đoàn kết và Hợp tác Toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và t́nh cảm của chúng ta, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1982, trang 5 +26).

      Khi Liên Xô sụp đổ, CSVN quay về thần phục Trung Cộng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói rằng “Dù bành trướng, nhưng Trung Quốc vẫn là thành tŕ của chủ nghĩa xă hội”. Vậy, nghĩa vụ quốc tế ngày nay của Đảng CSVN có phải là ủng hộ Trung Quốc hay không? Nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đ̣i xây dựng CNXH đi liền với bảo vệ Tổ quốc, mà tổ quốc đối với những người cộng sản là tổ quốc CNXH. Như vậy, Tổ quốc của Việt Nam ngày nay, cũng chính là Trung Quốc?

Việc xây dựng CNXH đă tiến hành từ 1960, nhiều người nghĩ rằng khi đảng chủ trương đổi mới có nghĩa là chấm dứt chủ trương cũ: không tiến hành việc xây dựng CNXH nữa...Nhưng nay ông Tổng bí thư cho rằng công cuộc đổi mới chỉ là một giai đoạn để đưa đất nước đi lên CNXH mà thôi. Ông c̣n khẳng định xây dựng CNXH c̣n lâu dài, kéo dài cả 100 năm nữa. Điều này có nghĩa Đảng CSVN vẫn giữ quyền độc tôn lănh đạo, lực lượng vũ trang và công an phục vụ đảng, đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lư và xí nghiệp quốc doanh nắm quyền chủ đạo...Như vậy các kiến nghị sửa đổi hiến pháp do nhóm 72 trí thức cùng nhiều tổ chức khác đề xướng kể như bị ném vào xọt rác.

Phản ứng đầu tiên về lời phát biểu của ông Tổng bí thư xuất phát từ những đảng viên cộng sản đă về hưu -những người vốn được đảng ưu đăi với nhiều đặc quyền, đặc lợi. Ngày 28/10/2013, ông Lê Trấn Gia thuộc một chi bộ Đảng cộng sản ở Hà Nội đă gởi thư đến Tổng bí thư và 175 ông bà Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng CSVN với lời lẽ gay gắt: “...nếu các ông các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như những ngày vừa qua th́ chính người dân VN, trong đó có các đảng viên cộng sản như chúng tôi sẽ vùng lên, sẽ không để các ông các bà làm tṛ hề tổ chức đại hội thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội lần thứ 12 nữa đâu! Chúng tôi đều lớn tuổi, nhưng chúng tôi sẳn sàng hiến dâng phần đời c̣n lại để giúp con cháu cùng hàng triệu người dân VN đứng lên quét sạch những rác rưới của dân tộc, của đất nước. Chúng tôi yêu cầu lănh đạo đảng phải tự thay đổi lập tức ngay từ bây giờ, thậm chí phải tự lột xác, th́ mới c̣n hy vọng vớt vát phần nào niềm tin đối với nhân dân, mới có cơ hội để chuộc lỗi với các sai lầm đă mắc trong thời gian qua, mới không phụ với sự hy sinh của hàng triệu con người đă ngă xuống cho đất nước, cho dân tộc v́ lư tưởng của đảng là độc lập, thống nhất tổ quốc, là xây dựng một đất nước hùng cường, một dân tộc hiển vinh, một đời sống dân chủ, tự do, hạnh phúc”. (hết phần trích dẫn)

Hai tháng sau, trong bài viết ngày đầu năm 2014 được xem như thông điệp đầu năm của thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến việc Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Ông thừa nhận “dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại” và dân chủ là “xu thế khách quan trong tiến tŕnh phát triển của xă hội loài người”. Theo ông, từ chế độ phong kiến đến chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ và chế độ xă hội chủ nghĩa “ưu việt hơn” về dân chủ. Ông nhấn mạnh “Dân chủ trực tiếp càng sâu rộng và thực chất th́ dân chủ đại diện càng hiệu quả...Phải mở rộng dân chủ trực tiếp...Người dân có quyền làm tất cả những ǵ pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ḿnh...Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những ǵ mà pháp luật cho phép...”

Phát biểu trên đài BBC, Gs Tương Lai cho rằng: “Đă lâu lắm rồi mới được nghe một người lănh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân”. Ông nhận xét thông điệp của TT Nguyễn Tấn Dũng: đại diện cho một tư tưởng “tiến bộ”. Đại đa số đồng bào th́ không c̣n tin vào những lời nói của giới lănh đạo CS “đừng nghe những ǵ cộng sản nói...” Nhưng đối với người viết, trong thời điểm có sự tranh giành (quyền lực, quyền lợi, ảnh hưởng...) gay gắt giữa lănh đạo đảng và chính phủ, th́ chúng ta nên nghe những ǵ CS nói và theo dơi những ǵ họ làm, để chờ đón những biến động ngoạn mục sẽ diễn ra trong những ngày tháng sắp đến mà tôi tin là rất có lợi cho dân cho nước.

Chúng ta đă nghe Tổng bí thư nói về xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ tổ quốc (CNXH). Nay đến lượt thủ tướng nhấn mạnh vai tṛ đổi mới thể chế, đồng thời cho rằng xă hội chủ nghĩa là chế độ “phải ưu việt hơn về dân chủ” và “phải mở rộng dân chủ trực tiếp”. Tôi cho rằng những ư nghĩ đó để mở đường cho ông NTD xây dựng thể chế Xă hội Dân chủ, mà mấy tháng trước cố Luật sư Lê Hiếu Đằng đă đề cập và kêu gọi các đồng chí của ông từ bỏ Đảng CSVN, thành lập một chính đảng mới chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xă hội.

Thể chế xă hội dân chủ không có ǵ mới lạ, nó đă xuất hiện từ hậu bán thế kỷ 19 với sự ra đời của các Đảng Xă hội Dân chủ  (Social Democratic Party) ở nhiều nước Châu Âu. Những lănh tụ kỳ cựu của Đảng Xă hội Dân chủ Đức, đồng thời với Karl Marx và Federick Angels đă chứng minh sự già cổi của học thuyết Marx. Họ cho rằng lư thuyết Marx không c̣n phù họp với t́nh h́nh xă hội mỗi ngày mỗi có sự thay đổi lớn và chủ trương xét lại toàn bộ những nguyên tắc của nó. Nhóm xét lại vạch ra đường lối đấu tranh ôn ḥa hợp pháp, dùng diễn đàn ở nghị trường để đ̣i hỏi chính phủ thực hiện các cải cách dân chủ và công bằng xă hội. Quan niệm của Karl Kautsky (1854-1938) lănh tụ Đảng Xă hội Dân chủ Đức là “kết hợp cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa với nền chính trị dân chủ của các nước văn minh tiến bộ, coi con đường đi tới quyền lực phải bắt buộc thông qua các cuộc bầu cử”. Ông lên án chế độ độc tài do Lenin thành lập ở Nga sau Cách mạng tháng 10 là “sản phẩm của một quốc gia chậm tiến không có truyền thống dân chủ”. Sau khi lật đổ Nga hoàng, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên, đảng Bolshevik của Lenin chỉ chiếm thiểu số ở Quốc hội, ông ta liền giải tán quốc hội và thành lập chế độ chuyên chính vô sản.

Tóm lại, có thể nói Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng -đại diện khuynh hướng bảo thủ, theo giáo điều Mác Lê, thực hiện chế độ độc tài chuyên chính, xây dựng chủ nghĩa xă hội để bảo vệ tổ quốc xă hội chủ nghĩa, ngày nay do Trung Quốc lănh đạo. C̣n Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng -đại diện khuynh hướng tiến bộ, thực hiện thể chế xă hội dân chủ, chủ trương giành quyền lực qua các cuộc bầu cử để thực hiện công bằng xă hội. Đó là phương cách “xây dựng chủ nghĩa xă hội và đổi mới đất nước” theo tinh thần của Lời mở đầu của bản Hiến pháp mới, vừa được sửa đổi. 

Người viết tin tưởng sự xung đột giữa hai khuynh hướng bảo thủ và tiến bộ trong Đảng CSVN hiện nay là chỉ dấu báo hiệu Mùa Xuân Dân Tộc mà cá nhân người viết cũng như đồng bào đă trông đợi từ mấy chục năm nay đă bắt đầu. Nhớ lại, hồi cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Âu đă làm sụp đổ hệ thống xă hội chủ nghĩa thế giới. Đến cuối năm 1991, một số ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSLX có khuynh hướng bảo thủ đang chỉ huy quân đội, công an và mật vụ, tổ chức đảo chánh. Họ quản thúc Gorbachev và bao vây Quốc hội Nga là thành tŕ của phe cải cách. Quân đội, công an, mật vụ tuy chấp hành mệnh lệnh của thượng cấp, nhưng không nổ súng vào nhân dân kéo đến bảo vệ ṭa nhà quốc hội Nga theo lời kêu gọi của tổng thống Yelsin.

Mật vụ KGB là công cụ bạo lực chủ yếu của Đảng CSLX, họ tuyệt đối trung thành trong sứ mạng bảo vệ nền chuyên chính vô sản ở LX từ hơn 70 năm qua, nhưng nay cũng thức tỉnh, đứng về phía nhân dân. Cuộc đảo chánh bất thành, những lănh tụ bảo thủ tự sát. Quyết định đầu tiên của Gorbachev khi trở lại chính quyền là đặt Đảng CSLX ra ngoài ṿng pháp luật, giải tán Ban Chấp hành TƯ và từ chức Tổng Bí thư Đảng. Ông nêu lư do là “có nhiều cán bộ lănh đạo Đảng lại là những kẻ chủ mưu đảo chánh. Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TƯ th́ hèn nhát, không lên tiếng chống đảo chánh. C̣n các ủy ban và cơ quan truyền thông của Đảng lại ủng hộ các hành động phản quốc”.   

Nhân Mùa Xuân Giáp Ngọ năm nay tôi xin lược ghi một số diễn biến lịch sử trong 70 năm qua (1945-2014). Đó là khoảng thời gian được những người CS ghi trong Lời mở đầu bản Hiến pháp mới được sửa đổi năm 2013: “Nhân dân ta đă giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ư nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội và đổi mới đất nước”. Là chứng nhân lịch sử, được may mắn làm công tác nghiên cứu cuộc chiến VN, theo dơi các bước thăng trầm của đất nước, tôi cho rằng 70 năm qua là một quá khứ đau thương của dân tộc. Trong giai đoạn bi thảm đó, Mùa Xuân Dân Tộc đă xuất hiện nhiều lần...Nhưng ánh b́nh minh vừa ló dạng, triển vọng tương lai tươi sáng đang bày ra trước mắt th́ Đảng CSVN lại đưa dân tộc vào thảm họa, cứ thế tiếp diễn trong suốt 70 năm qua.

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1945-1954

Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Hôm sau, Đại sứ Nhật Yokohama đến Huế yết kiến vua Bảo Đại, thông báo việc trao trả độc lập cho VN. Ngày 11/3/1945 Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước kư kết giữa Pháp và VN mà triều đ́nh Huế bị Pháp cưỡng bách phải kư. Bảo Đại mời cụ Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước VN độc lập. Trong tuyên cáo gởi quốc dân, Nội các Trần Trọng Kim cho biết mục đích mà chính phủ hết sức theo đuổi là “hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố độc lập của quốc gia”. Đầu tháng 8/1945, cụ TTK công bố đạo dụ qui hoàn Nam Kỳ vào VN, cử ông Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai ở đây, hủy bỏ hoàn toàn những hiệp ước bất b́nh đẳng kư với Pháp năm 1862 và 1874.

Giữa tháng 8/1945 Nhật đầu hàng. Trước đó tại hội nghị Potsdam, các nước Đồng minh đă quyết định giao cho Quân đội Trung hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vào giải giới quân Nhật ở bắc vĩ tuyến 16. C̣n phần đất phía nam, do quân Anh Pháp phụ trách. Để củng cố sức mạnh nói chuyện với các nước Đồng minh sắp sửa vào VN, Thủ tướng Trần Trọng Kim cải tổ nội các, thành lập chính phủ lâm thời và kêu gọi các viên chức nhà nước, các đảng phái quốc gia “thống nhất lực lượng sau lưng chính phủ để bảo vệ nền độc lập, đừng để bị tṛng ách nô lệ một lần nữa”. Lợi dụng cuộc biểu dương lực lượng của đồng bào với mấy trăm ngàn người tham dự để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, ông Hồ Chí Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, đứng ra nói chuyện với quân Trung Hoa vào giải giới Nhật. C̣n nhóm CS của Trần Văn Giàu ở miền Nam cướp được chính quyền ở Sàig̣n thành lập Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, đứng ra thảo luận với Pháp về tương lai phần đất Nam Kỳ thuộc địa.     

Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa kư thoả ước Trùng Khánh. Theo đó, Pháp trả lại cho Tưởng Giới Thạch những nhượng địa mà triều đ́nh Măn Thanh đă nhượng cho Pháp hồi thế kỷ trước. Để đổi lại, quân Tưởng rút khỏi Bắc vĩ tuyến 16, để Pháp đặt trọn ảnh hưởng ở VN. Đầu tháng 3/1946, Pháp đưa quân ra Hà Nội, cử Sainteny kư Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946 với ông HCM. Pháp công nhận nước VNDCCH là một nước tự do trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên Hiệp Pháp. Điều bất hạnh cho dân tộc, ông HCM là ủy viên Quốc tế CS nên ông không chấp nhận tiếp tục thương thảo với Pháp để hoàn thiện nền độc lập cho đất nước. Các nước láng giềng như Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện kiên tŕ thương thảo với Anh Quốc và Ḥa Lan, đến năm 1947-1948 cả ba đều giành được độc lập. C̣n ông HCM, thực hiện chủ trương của Stalin là phải giành độc lập bằng con đường chiến tranh chống thực dân đế quốc, v́ thế ông phát động Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Một số đoàn thể quốc gia liền vận động cựu hoàng Bảo Đại đứng ra thương thuyết với Pháp. Ngày 8/3/1949 TT Pháp Vincent Auriol cùng Bảo Đại kư Hiệp ước Elysée công nhận VN là một quốc gia độc lập thống nhất, trong Liêng bang Động Dương thuộc khối Liên Hiệp Pháp.

Ảnh hưởng Trung Hoa đă chấm dứt, chế độ thực dân Pháp đă cáo chung ở VN, giờ đây đất nước đă độc lập và thống nhất từ mũi Cà Mau đến ăi Nam Quan. Nhưng đầu năm 1950, ông HCM lại đến Bắc Kinh cầu viện Mao Trạch Đông giúp Việt Minh kháng chiến chống thực dân Pháp. Mấy mươi năm trước khi cụ Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du, đến Đông Kinh vận động Nhật giúp để đánh đuổi Pháp, ông HCM đă nhận xét “như thế có khác nào ‘đuổi beo cửa trước, rước hùm cửa sau’. Làm sao tránh khỏi thất bại?” Nay HCM lại rước con “hùm” Trung Quốc vốn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, để đánh đuổi con “beo” thực dân Pháp. Ông Hồ là đồng chí thân thiết của Mao, chắc chắn ông phải đọc cuốn sách của Mao tựa đề “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc” trong đó có đoạn viết: “Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đă cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận lănh thổ của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan...Anh chiếm Miến Điện, Bu-tan, Nê-pan và Hương cảng. Pháp chiếm An Nam...”. Như vậy, hành động cầu viện Trung Cộng đánh Pháp của HCM sẽ giúp Mao thực hiện mưu đồ thu hồi lại phần đất An Nam đă bị thực dân Pháp cưỡng đoạt của TQ. V́ thế ông HCM không muốn một nước VN độc lập nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, mà chỉ muốn đất nước VN trở thành phụ thuộc, một bộ phận lănh thổ của Trung Quốc mà thôi. Đó là thực chất của cuộc “đấu tranh giải phóng dân tộc” dưới sự lănh đạo của ông HCM và Đảng CSVN.

Người đời thường nói “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. HCM muốn VN thống thuộc TQ, Mao Trạch Đông cũng muốn thế, nhưng bị “tên đế quốc đầu sỏ” Mỹ gây khó khăn. HK ra sức giúp Pháp bảo vệ nền độc lập ba nước Đông Dương. Để bảo vệ Đông Dương, Pháp đă sử dụng hầu hết số tiền mà Mỹ giúp tái thiết nước Pháp sau Thế chiến II, qua kế hoạch Marshall. Ngoài ra, gần 10 vạn quân viễn chinh Pháp thuộc khối Liên Hiệp Pháp đă thương vong để bảo vệ Đông Dương trong giai đoạn 1950-1953. Về phần Trung Cộng, sau khi nội chiến quốc cộng chấm dứt, nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949) Mao Trạch Đông ủng hộ Kim Nhật Thành gây chiến ở Triều Tiên và giúp HCM đánh Pháp ở Đông Dương. Chiến tranh khiến TQ cũng như Pháp đều bị kiệt quệ nặng nề, nên cả hai t́m cách vận động hai đồng minh thân cận là Liên Xô và Anh Quốc đứng ra làm đồng chủ tịch Hội nghị Genève để chia cắt VN như Triều Tiên và nước Đức để bảo vệ ḥa b́nh thế giới...Nhưng thực ra là để giúp họ sớm thoát khỏi cuộc chiến bất đắc dĩ, hao tài tốn của. Vấn đề khó khăn là Trung Cộng -kẻ đă gây chiến, cũng không phải là hội viên LHQ th́ làm sao được tham dự hội nghị với 4 thành viên thường trực Hội đồng Bảo An? Nhưng do sự vận động ráo riết của Anh, Pháp và Liên Xô, cuối cùng HK chấp nhận cho Bắc Kinh được tham dự hội nghị Genève 1954.

Việt Nam bị chia cắt tại vĩ tuyến 17 là do đề nghị của phái đoàn TC do Thủ tướng Chu Ân Lai cầm đầu. Chu đă thông báo cho họ Hồ biết quyết định này. Ông HCM thắc mắc tại sao không chia cắt ở vĩ tuyến 15 hoặc tệ lắm là vĩ tuyến 16? Chu trả lời thẳng: Mỹ muốn như vậy, nếu đồng chí không chấp nhận, đồng chí cứ tiếp tục chiến đấu, phần LX và TQ sẽ không giúp đồng chí nữa. (Sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức). Chín năm kháng chiến, hy sinh biết bao xương máu của nhân dân, nhưng lănh thổ nước VNDCCH thu nhỏ lại so với quyết định của Đồng minh hồi năm 1945, nay chỉ c̣n kéo dài từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Đó không thể là chiến thắng vĩ đại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng CSVN!

(Xin xem tiếp Phần II )

Trở lại