MÙA XUÂN DÂN TỘC (Phần II)

 Lê Quế Lâm

 

Đối với nhân dân VN, dù hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, nhưng đă mở ra con đường sống cho họ. Họ đă thoát khỏi cuộc chiến tàn khốc, tưởng chừng không có lối thoát v́ sự dính líu ngày càng sâu rộng của những cường lực thế giới mà không có sự tuyên chiến. Chiến tranh chấm dứt, cuộc diện thế giới ḥa hoăn sẽ giúp họ kiến thiết lại đất nước sau khi giành được độc lập. Mọi người kỳ vọng giới lănh đạo hai miền Nam Bắc sẽ ra sức thi đua phát triển đất nước theo hai mô h́nh đều được tuyên truyền là toàn hảo. Khi cơ hội đến, người dân VN có dịp so sánh và quyết định vận mạng của ḿnh bằng cuộc tổng tuyển cử dân chủ tự do như đă dự liệu trong hiệp định. Năm 1955 cả hai chính phủ Nam và Bắc VN đều được mời tham dự hội nghị Bandung. Đó là hội nghị đầu tiên của các nước có khuynh hướng trung lập, đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa Thế giới Tự do và Quốc tế Cộng sản. Cả Pháp lẫn TC sau khi rút khỏi ván cờ VN đều chuyển hướng chiến lược. Họ hy vọng sẽ góp phần thống nhất VN và lấy lại ảnh hưởng ở Đông Dương v́ họ hiểu ư chí thống nhất đất nước là truyền thống của dân tộc Việt. Về phần LX, từ sau 1954, lănh tụ Khruschev chủ trương chung sống ḥa b́nh với Mỹ.

Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước 1960-1975:

Sau khi đất nước bị chia cắt, miền Bắc chủ trương phải đứng hẳn vào hệ thống XHCN mới tranh thủ được sự ủng hộ của khối CS để thực hiện việc thôn tính MN. Cuối năm 1959, bản Hiến pháp XHCN của chính quyền miền Bắc được quốc hội thông qua. Cũng v́ muốn lấy ḷng TC mà TT Phạm Văn Đồng đă kư công hàm hồi năm 1958. Và trước đó vào năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao của chánh phủ Hà Nội Ung Văn Khiêm cũng đă thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên TC vẫn t́m cách ngăn chận hành động phiêu lưu gây chiến của ông HCM trong t́nh h́nh thế giới chưa thuận lợi cho việc giải phóng MN. Hành động này có thể đưa đến sự can thiệp trực tiếp của Mỹ nên Bắc Kinh luôn nhắc nhở Hà Nội: “Công cuộc thống nhất là cuộc đấu tranh trường kỳ và không thể thực hiện ngay được mà phải chờ đợi thời cơ”. Tổng bí thư Đảng CSTQ Đặng Tiểu B́nh đă đề cập thẳng vấn đề: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng: “một là thắng, một là sẽ mất cả miền Bắc”.

Hà Nội không nghe lời khuyến cáo của TC. Tháng 9/1960 CSVN triệu tập Đại hội Đảng lần III ban hành nghị quyết thành lập Mặt trận Giải phóng MN nhằm “giữ vững tiền đồn của CNXH ở Đông Nam Á và ra sức góp phần tăng cường lực lượng của phe XHCN”. Trong khi đó tại miền Nam, những phần tử ngây thơ nhẹ dạ lại tin tưởng HCM là người yêu nước, ông thực hiện nghĩa vụ dân tộc, giải phóng MN để thống nhất đất nước. V́ thế MTGPMN ngày càng phát triển. Dựa vào đó, bộ máy tuyên truyền các nước CS và các phần tử thiên cộng trên thế giới lên án sự can thiệp của Mỹ vào MN là phi nghĩa, chống lại khát vọng thống nhất đất nước của người dân VN, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới   

Do sự khơi động và khả năng huy động chiến tranh của HCM, cả ba cường quốc LX, TC và HK đều tham dự vào cuộc chiến VN với những mưu đồ lợi dụng khác nhau. Về phần LX, sau Thế chiến II, ở châu Á họ chỉ được chia ảnh hưởng ở Bắc Triều Tiên (Cao Ly)...Nhưng từ giữa năm 1950 khi Mao ủng hộ Kim Nhật Thành xua quân CS Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên. HK được LHQ cho phép lănh đạo Liên quân LHQ can thiệp để cứu Nam Cao Ly, trong khi LX không dùng quyền phủ quyết để ngăn chận Mỹ. Từ đó LX không c̣n ảnh hưởng ở Bắc Triều Tiên. Nay là cơ hội để LX bành trướng CNXH ở Đông Dương và Đông Nam Á nhờ có đệ tử ruột là HCM, một ủy viên quốc tế cộng sản.

Về phần TC, từ khi chiến tranh VN xảy ra, Bắc Kinh tự tách dần khỏi khối XHCN do LX lănh đạo và tập họp một lực lượng riêng dưới lá cờ dân tộc chủ nghĩa, được xem là thế giới thứ ba. TC chống cả LX lẫn HK với mưu đồ chia ba thế giới cùng hai siêu cường quyết định những vấn đề lớn của thế giới. TC t́m mọi cách lôi kéo Hà Nội tách rời khỏi LX, đứng hẳn về Thế giới thứ ba để thực hiện cuộc chiến tranh chống bá quyền của hai siêu cường, bảo vệ độc lập dân tộc. Năm 1968 TC trách cứ Hà Nội nghe lời LX đàm phán với Mỹ, đó là sự phản bội đối với sự viện trợ to tát của TQ. Họ khuyến cáo BV muốn đánh thắng Mỹ th́ phải cắt đứt quan hệ với LX và chiến đấu đến cùng: “Nhân dân VN phải giải quyết cuộc đấu tranh của ḿnh, không phải trên bàn hội nghị mà trên chiến trường”. Đó là điều mà tướng Maxwell Taylor gọi là “quyết tâm của những người lănh đạo TC muốn đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”. Bắc Kinh đă lợi dụng chiến tranh VN để gây sức ép buộc HK phải nói chuyện với họ để giải quyết cuộc chiến này. Trước đây, cũng nhờ chiến tranh VN mà TC được HK cho phép tham gia hội nghị Genève 1954 với 4 cường quốc Hội đồng Bảo An LHQ.

C̣n phần HK, lợi dụng chiến tranh VN để đào sâu mối xung đột Nga Hoa nhằm hạ thủ LX. Sau khi dùng sức mạnh áp lực được Hà Nội ngồi vào đàm phán Paris (5/1968) HK bắt đầu rút quân khỏi MNVN, công việc miền Nam VN sẽ do nhân dân ở đây tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. HK đă chứng tỏ họ không phải là đế quốc xâm lược hay là thực dân kiểu mới như Bắc Kinh từng lên án. Năm 1971, HK không dùng quyền phủ quyết giúp TC gia nhập LHQ và trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An, ngang hàng với LX và HK. Qua hành động này, HK đă nâng cao uy tín của Bắc Kinh, thừa nhận TC như là lănh tụ Thế giới thứ ba mà họ thường tự nhận, nhằm tạo thế “ba chân vạc” để bảo vệ ḥa b́nh thế giới. Từ đó, chiến tranh VN cũng sẽ được giải quyết dựa vào sự hợp tác của ba thành phần chính trị ở MNVN.

Cuối tháng Hai 1972, TT Nixon đến Bắc Kinh để t́m hậu thuẫn của TC kết thúc chiến tranh VN. Trong cuộc hội đàm đầu tiên, khi hai bên thảo luận về vấn đề xâm lược bá quyền, Mao nói với Nixon: “Hiện nay vấn đề xâm lược do TQ gây ra là tương đối nhỏ, v́ các ông muốn rút một phần quân đội của các ông về nước ḿnh, c̣n quân đội của chúng tôi th́ không kéo ra nước ngoài”. Nixon hỏi Mao “Đối với TQ, sự xâm lăng từ Mỹ hay sự xăm lăng từ LX, nguy cơ nào là nghiêm trọng nhất”. Mao trả lời: “Nguy cơ từ LX”. Qua đó cho thấy LX là mối quan tâm lớn của TC đối với nền an ninh thế giới. Thông cáo chung Thượng Hải kết thúc chuyến công du của TT Nixon ở Hoa Lục nêu rơ: “Cả hai bên đều không mưu cầu bá quyền và đều phản đối bất cứ nước nào hay tập đoàn nào cố gắng thiết lập bá quyền đó ở khu vực Á Châu”.

Từ chỗ đối đầu với Mỹ trong chiến tranh VN, dần dần TC trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ trong chiến tuyến chống bá quyền LX. Được sự hợp tác của Bắc Kinh, HK kết thúc chiến tranh VN. HĐ Paris 1973 đáp ứng được mục tiêu của cả hai bên: Mưu đồ của Lê Duẩn bành trướng ảnh hưởng của LX ở Đông Dương đă bị chận đứng, HK rút lui khỏi VN và ĐNÁ. Bốn tháng sau khi HĐ Paris 1973 ra đời, tháng 6/1973 TT Chu Ân Lai đến Hà Nội khuyến cáo Lê Duẩn nên thư giản, để MNVN, Lào và Cam Bốt được ḥa b́nh và trung lập trong một thời gian dài. Lê Duẩn tức giận, cho đó là mưu đồ của Mỹ, ông nói với Chu “Các đồng chí đă phản bội chúng tôi, nhưng chúng tôi không sợ. Chúng tôi nhất quyết giải phóng miền Nam, thống nhất VN” (Huy Đức, Sách Bên Thắng Cuộc). Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, TC cùng với Pháp nổ lực giúp Đại tướng Dương Văn Minh tạo dựng một MN trung lập cũng bất thành v́ lúc bấy giờ mọi người đều lo di tản. Cuối cùng ông Minh mời MTGPMN vào Sài G̣n để ông bàn giao chính quyền, nhưng không thấy Luật sư Nguyễn Hữu Thọ hay Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát xuất hiện, chỉ thấy xe tăng và bộ đội Bắc Việt tiến vào Dinh Độc lập buộc ông Minh đầu hàng.

Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Đảng CSVN đă hoàn tất. Họ tự hào đó là chiến thắng vĩ đại, nhưng họ đă chiến thắng ai? Đế quốc Mỹ đă lần lượt rút hết quân từ tháng 7/1969 đến tháng 3/1973. TT Nguyễn Văn Thiệu đă từ chức và xuất ngoại. Phó TT Trần Văn Hương đă bàn giao chức vụ tổng thống cho ông Dương Văn Minh. Chỉ thấy CSVN kè súng buộc những người MN chủ trương ḥa giải, ḥa hợp dân tộc phải đầu hàng. Đó là Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thủ tướng, là một nhân sĩ Phật giáo. Đó là Luật sư Nguyễn Văn Huyền, Phó tổng thống một nhân sĩ Công giáo nổi tiếng đức độ...

Dù lo âu cho số phận bi đát của ḿnh, song người viết vẫn c̣n chút hy vọng ở sự thức tỉnh của những người cộng sản khi họ tiếp thu một MN c̣n nguyên vẹn. Có thể nói VNCH là quốc gia phồn thịnh nhất ở châu Á, ngang hàng với Singapore, v́ được HK viện trợ để phát triển trong suốt 20 năm. Ông Trần Bạch Đằng, Bí thư Thành ủy Sàig̣n-Gia định hồi năm 1966-67 từng ví MNVN như là một tủ kính trưng bày sự phồn vinh của Mỹ. Từ sau 1970, khi t́nh h́nh an ninh được văn hồi, HK xúc tiến việc canh tân toàn bộ hệ thống giao thông toàn MN. Nền nông nghiệp từng bước được cơ giới hóa, các công tŕnh đầu tư phát triển thời hậu chiến mọc lên khắp nơi. MNVN c̣n có một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật đông đảo được đào tạo ở các nước tân tiến nhất thế giới.

Sau khi đẩy lùi người Mỹ ra khỏi Đông Dương, các nước ASEAN đều mong muốn hợp tác với VN để biến ĐNÁ thành khu vực ḥa b́nh, tự do và trung lập (Zone of Peace, Freedom and Neutrality-OPFAN). Vùng đất này c̣n được Nhật dự trù một ngân khoản 1600 triệu đôla giúp 5 nước ASEAN và ba nước ĐD xây dựng khu vực thịnh vượng chung ĐNÁ. Tháng 8/1977 TT Nhật Takeo Fukeda đến Kuala Lumpur tham dự hội nghị các nước ASEAN. Ông kêu gọi sự hợp tác thân hữu giữa các nước trong vùng kể cả Miến Điện và ba nước cộng sản ĐD, Nhật sẽ kinh viện thêm 5 tỷ đôla cho kế hoạch phát triển ĐNÁ. Ngoài ra, VN c̣n gia nhập Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) một ngân khoản cho vay mượn đầu tiên 35 triệu được IMF dành cho VN. Trong khi đó Ngân hàng Thế giới (WB) xúc tiến kế hoạch giúp VN phát triển kinh tế thời hậu chiến. Thừa kế chỗ trống của VNCH, Hà Nội c̣n là hội viên của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB).

Trong bối cảnh thuận lợi đó, mọi người đều kỳ vọng nhà nước cộng sản sẽ thực hiện việc ḥa giải dân tộc, dồn nổ lực vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Nay đất nước đă độc lập và thống nhất, VN nên theo xu hướng chung của khu vực, thực hiện chính sách không liên kết nhằm thêm bạn bớt thù; tiếp tục duy tŕ mối bang giao thân hữu với hai đàn anh LX và TQ, đồng thời thiết lập bang giao với Mỹ. Cả ba cường lực đó sẽ giúp VN phát triển thời hậu chiến...Nhưng Hà Nội đă đạp đổ tất cả các triển vọng trên, tiếp tục hướng về LX, xây dựng chủ nghĩa xă hội.

Trong tác phẩm Việt Nam - Thắng và Bại xuất bản năm 1993, người viết đă nhận định: ngày 30/4/1975, tổng thống cuối cùng của Miền Nam tự do -cựu đại tướng Dương Văn Minh đă ra lịnh binh sĩ VNCH buông súng. CS Miền Bắc tự hào chiến đấu v́ nghĩa vụ dân tộc, thống nhất đất nước th́ người Quốc gia ở MN sẳn sàng chấp nhận cái bại để dân tộc thắng giúp đất nước thống nhất. Điều bất hạnh là CSVN dành cái thắng đó để vinh danh Đảng CS, để làm nghĩa vụ quốc tế, bảo vệ tổ quốc xă hội chủ nghĩa. Chính v́ đó mà dân tộc đă bại: nhân dân đói khổ, phải ăn độn bo bo, chiến tranh tái phát ở biên giới Tây Nam, đồng bào phải mạo hiểm vượt biên, vượt biển t́m tự do.

Bảo vệ tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế của Đảng CSVN: Trong diễn văn đọc tại Đại hội 26 Đảng CSLX ngày 24/2/1981, Tổng bí thư Lê Duẩn phát biểu: “Chủ nghĩa xă hội ngày nay là vô địch. Hệ thống XHCN là không ǵ phá vỡ nổi. Không một âm mưu nham hiểm nào, không một hành động hung hăn nào của bọn đế quốc và tay sai có thể đảo ngược được t́nh thế đó”. Ông bày tỏ ḷng biết ơn chân thành “anh chị em xô-viết đă dành cho nhân dân VN sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ to lớn, đầy hiệu quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN”. Quả thật, sau ngày 30/4/1975 LX mở rộng ảnh hưởng đến châu Phi và khuynh đảo các nước Trung Mỹ. Sau ba nước Đông Dương đến lượt Mozambique lọt vào tay cộng sản năm 1975, Angola năm 1976, Ethiopia năm 1977, Nam Yemen năm 1978, Nicaragua và Afghanistan năm 1979.

Những hành động trên cho thấy Liên Xô và ông Lê Duẩn quá chủ quan, họ chỉ nghĩ rằng v́ cuộc chiến VN, đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn suy tàn mà không thấy mưu đồ của Mỹ khi Nixon và Kissinger t́m sự hợp tác với TQ trong những năm cuối của chiến tranh VN. Sau khi bắt tay với Trung Cộng, HK kết thúc chiến tranh VN. Ngày 23/4/1975, TT Gerald Ford tuyên bố tại viện Đại học Tulane: “Vai tṛ của Mỹ tại Việt Nam kể như đă chấm dứt và nước Mỹ sẽ không trở lại một cuộc chiến mà riêng đối với Mỹ đă coi là xong rồi”. Mục tiêu của HK đă đạt được với sự đồng thuận của TQ như đă tŕnh bày ở trên là: “Miền Nam Việt Nam, Lào và Cam Bốt ḥa b́nh và trung lập trong một thời gian dài”, nhưng Tổng Bí thư Lê Duẩn đă nói với Chu Ân Lai: “chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ giải phóng MNVN, thống nhất đất nước”. Sau đó Hà Nội thách thức TQ qua việc cưỡng chiếm MNVN, thống nhất đất nước, đánh tư sản người Hoa, đổi tên nước thành Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam theo đúng khuôn mẫu của Liên Xô. Đương nhiên Bắc Kinh phản ứng bằng cách xúi giục đàn em Pol Pot tấn công VN ở biên giới Tây Nam. Đầu tháng 11 năm 1978, Lê Duẩn và TT Phạm Văn Đồng đến Moscow cùng Brezhnev kư Hiệp ước Hữu nghị Hợp tác Xô Việt (3/11/1978). Nhân dịp này Lê Duẩn lên tiếng công kích Bắc Kinh “Chúng coi sự lớn mạnh của một nước Việt Nam ḥa b́nh, độc lập, thống nhất và xă hội chủ nghĩa...là trở ngại lớn cho mưu đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của chúng, trước hết trong vùng Đông-Nam châu Á. Chúng điên cuồng thi hành chính sách thù địch chống Việt Nam, phá hoại t́nh đoàn kết truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước láng giềng”.

Dựa vào LX, mùa Giáng sinh 1978, Hà Nội công khai đưa 18 vạn quân dưới sự điều động của tướng Văn Tiến Dũng –người đă chỉ huy chiến dịch HCM thôn tính MN năm 1975, xâm lược Cam Bốt. Họ lấy cớ giúp nhân dân Kampuchia lật đổ chế độ Pot Pot, xóa bỏ nhà nước Kampuchia Dân chủ được TQ ủng hộ, và dựng lên nước Cộng ḥa Nhân dân Kampuchia do số cán bộ Khmer Đỏ thân CSVN lănh đạo. Từ đó Bắc Kinh không ngớt lên án “tiểu bá VN” liên kết với “đại bá LX” thành lập Liên bang Đông Dương Cộng sản, để mở rộng ảnh hưởng LX ở châu Á. Tuần lễ sau, Trung Quốc chính thức thiết lập bang giao với Mỹ (01/01/1979). Ngay sau đó Đặng Tiểu B́nh viếng thăm Mỹ, ông hô hào “Trung Quốc, Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ cần phải thống nhất trong một liên minh chống bá quyền”. Ông tuyến bố “TQ sẽ dạy cho VN một bài học”.

Dù điều 6 của Hiệp ước Hữu nghị & Hợp tác Xô Việt qui định rơ: “Trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công th́ hai bên sẽ lập tức trao đổi ư kiến và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm ḥa b́nh và an ninh của hai nước”. Song TQ bất kể phản ứng của LX. Ngày 17/2/1979 họ huy động 20 vạn quân mở cuộc tấn công qui mô vào VN trên tuyến biên giới dài hơn 1000 cây số. Hai tháng sau, Thủ tướng Hoa Quốc Phong tuyên bố “Chúng tôi đă có thể ‘sờ đít cọp’ mà không sợ cọp vồ”. (trích Chương 13 quyển On China của T/s Kissinger, tựa đề: Touching the Tiger’s Buttock – The Third Vietnam War)

(Xin xem tiếp Phần III )

Trở lại