MÙA XUÂN DÂN TỘC (Phần III)

 Lê Quế Lâm

 

Đối với nhân dân VN, dù hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, nhưng đă mở ra con đường sống cho họ. Họ đă thoát khỏi cuộc chiến tàn khốc, tưởng chừng không có lối thoát v́ sự dính líu ngày càng sâu rộng của những cường lực thế giới mà không có sự tuyên chiến. Chiến tranh chấm dứt, cuộc diện thế giới ḥa hoăn sẽ giúp họ kiến thiết lại đất nước sau khi giành được độc lập. Mọi người kỳ vọng giới lănh đạo hai miền Nam Bắc sẽ ra sức thi đua phát triển đất nước theo hai mô h́nh đều được tuyên truyền là toàn hảo. Khi cơ hội đến, người dân VN có dịp so sánh và quyết định vận mạng của ḿnh bằng cuộc tổng tuyển cử dân chủ tự do như đă dự liệu trong hiệp định. Năm 1955 cả hai chính phủ Nam và Bắc VN đều được mời tham dự hội nghị Bandung. Đó là hội nghị đầu tiên của các nước có khuynh hướng trung lập, đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa Thế giới Tự do và Quốc tế Cộng sản. Cả Pháp lẫn TC sau khi rút khỏi ván cờ VN đều chuyển hướng chiến lược. Họ hy vọng sẽ góp phần thống nhất VN và lấy lại ảnh hưởng ở Đông Dương v́ họ hiểu ư chí thống nhất đất nước là truyền thống của dân tộc Việt. Về phần LX, từ sau 1954, lănh tụ Khruschev chủ trương chung sống ḥa b́nh với Mỹ.

Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước 1960-1975:

Sau khi đất nước bị chia cắt, miền Bắc chủ trương phải đứng hẳn vào hệ thống XHCN mới tranh thủ được sự ủng hộ của khối CS để thực hiện việc thôn tính MN. Cuối năm 1959, bản Hiến pháp XHCN của chính quyền miền Bắc được quốc hội thông qua. Cũng v́ muốn lấy ḷng TC mà TT Phạm Văn Đồng đă kư công hàm hồi năm 1958. Và trước đó vào năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao của chánh phủ Hà Nội Ung Văn Khiêm cũng đă thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên TC vẫn t́m cách ngăn chận hành động phiêu lưu gây chiến của ông HCM trong t́nh h́nh thế giới chưa thuận lợi cho việc giải phóng MN. Hành động này có thể đưa đến sự can thiệp trực tiếp của Mỹ nên Bắc Kinh luôn nhắc nhở Hà Nội: “Công cuộc thống nhất là cuộc đấu tranh trường kỳ và không thể thực hiện ngay được mà phải chờ đợi thời cơ”. Tổng bí thư Đảng CSTQ Đặng Tiểu B́nh đă đề cập thẳng vấn đề: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng: “một là thắng, một là sẽ mất cả miền Bắc”.

Hà Nội không nghe lời khuyến cáo của TC. Tháng 9/1960 CSVN triệu tập Đại hội Đảng lần III ban hành nghị quyết thành lập Mặt trận Giải phóng MN nhằm “giữ vững tiền đồn của CNXH ở Đông Nam Á và ra sức góp phần tăng cường lực lượng của phe XHCN”. Trong khi đó tại miền Nam, những phần tử ngây thơ nhẹ dạ lại tin tưởng HCM là người yêu nước, ông thực hiện nghĩa vụ dân tộc, giải phóng MN để thống nhất đất nước. V́ thế MTGPMN ngày càng phát triển. Dựa vào đó, bộ máy tuyên truyền các nước CS và các phần tử thiên cộng trên thế giới lên án sự can thiệp của Mỹ vào MN là phi nghĩa, chống lại khát vọng thống nhất đất nước của người dân VN, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới   

Do sự khơi động và khả năng huy động chiến tranh của HCM, cả ba cường quốc LX, TC và HK đều tham dự vào cuộc chiến VN với những mưu đồ lợi dụng khác nhau. Về phần LX, sau Thế chiến II, ở châu Á họ chỉ được chia ảnh hưởng ở Bắc Triều Tiên (Cao Ly)...Nhưng từ giữa năm 1950 khi Mao ủng hộ Kim Nhật Thành xua quân CS Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên. HK được LHQ cho phép lănh đạo Liên quân LHQ can thiệp để cứu Nam Cao Ly, trong khi LX không dùng quyền phủ quyết để ngăn chận Mỹ. Từ đó LX không c̣n ảnh hưởng ở Bắc Triều Tiên. Nay là cơ hội để LX bành trướng CNXH ở Đông Dương và Đông Nam Á nhờ có đệ tử ruột là HCM, một ủy viên quốc tế cộng sản.

Về phần TC, từ khi chiến tranh VN xảy ra, Bắc Kinh tự tách dần khỏi khối XHCN do LX lănh đạo và tập họp một lực lượng riêng dưới lá cờ dân tộc chủ nghĩa, được xem là thế giới thứ ba. TC chống cả LX lẫn HK với mưu đồ chia ba thế giới cùng hai siêu cường quyết định những vấn đề lớn của thế giới. TC t́m mọi cách lôi kéo Hà Nội tách rời khỏi LX, đứng hẳn về Thế giới thứ ba để thực hiện cuộc chiến tranh chống bá quyền của hai siêu cường, bảo vệ độc lập dân tộc. Năm 1968 TC trách cứ Hà Nội nghe lời LX đàm phán với Mỹ, đó là sự phản bội đối với sự viện trợ to tát của TQ. Họ khuyến cáo BV muốn đánh thắng Mỹ th́ phải cắt đứt quan hệ với LX và chiến đấu đến cùng: “Nhân dân VN phải giải quyết cuộc đấu tranh của ḿnh, không phải trên bàn hội nghị mà trên chiến trường”. Đó là điều mà tướng Maxwell Taylor gọi là “quyết tâm của những người lănh đạo TC muốn đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”. Bắc Kinh đă lợi dụng chiến tranh VN để gây sức ép buộc HK phải nói chuyện với họ để giải quyết cuộc chiến này. Trước đây, cũng nhờ chiến tranh VN mà TC được HK cho phép tham gia hội nghị Genève 1954 với 4 cường quốc Hội đồng Bảo An LHQ.

C̣n phần HK, lợi dụng chiến tranh VN để đào sâu mối xung đột Nga Hoa nhằm hạ thủ LX. Sau khi dùng sức mạnh áp lực được Hà Nội ngồi vào đàm phán Paris (5/1968) HK bắt đầu rút quân khỏi MNVN, công việc miền Nam VN sẽ do nhân dân ở đây tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. HK đă chứng tỏ họ không phải là đế quốc xâm lược hay là thực dân kiểu mới như Bắc Kinh từng lên án. Năm 1971, HK không dùng quyền phủ quyết giúp TC gia nhập LHQ và trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An, ngang hàng với LX và HK. Qua hành động này, HK đă nâng cao uy tín của Bắc Kinh, thừa nhận TC như là lănh tụ Thế giới thứ ba mà họ thường tự nhận, nhằm tạo thế “ba chân vạc” để bảo vệ ḥa b́nh thế giới. Từ đó, chiến tranh VN cũng sẽ được giải quyết dựa vào sự hợp tác của ba thành phần chính trị ở MNVN.

Cuối tháng Hai 1972, TT Nixon đến Bắc Kinh để t́m hậu thuẫn của TC kết thúc chiến tranh VN. Trong cuộc hội đàm đầu tiên, khi hai bên thảo luận về vấn đề xâm lược bá quyền, Mao nói với Nixon: “Hiện nay vấn đề xâm lược do TQ gây ra là tương đối nhỏ, v́ các ông muốn rút một phần quân đội của các ông về nước ḿnh, c̣n quân đội của chúng tôi th́ không kéo ra nước ngoài”. Nixon hỏi Mao “Đối với TQ, sự xâm lăng từ Mỹ hay sự xăm lăng từ LX, nguy cơ nào là nghiêm trọng nhất”. Mao trả lời: “Nguy cơ từ LX”. Qua đó cho thấy LX là mối quan tâm lớn của TC đối với nền an ninh thế giới. Thông cáo chung Thượng Hải kết thúc chuyến công du của TT Nixon ở Hoa Lục nêu rơ: “Cả hai bên đều không mưu cầu bá quyền và đều phản đối bất cứ nước nào hay tập đoàn nào cố gắng thiết lập bá quyền đó ở khu vực Á Châu”.

Từ chỗ đối đầu với Mỹ trong chiến tranh VN, dần dần TC trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ trong chiến tuyến chống bá quyền LX. Được sự hợp tác của Bắc Kinh, HK kết thúc chiến tranh VN. HĐ Paris 1973 đáp ứng được mục tiêu của cả hai bên: Mưu đồ của Lê Duẩn bành trướng ảnh hưởng của LX ở Đông Dương đă bị chận đứng, HK rút lui khỏi VN và ĐNÁ. Bốn tháng sau khi HĐ Paris 1973 ra đời, tháng 6/1973 TT Chu Ân Lai đến Hà Nội khuyến cáo Lê Duẩn nên thư giản, để MNVN, Lào và Cam Bốt được ḥa b́nh và trung lập trong một thời gian dài. Lê Duẩn tức giận, cho đó là mưu đồ của Mỹ, ông nói với Chu “Các đồng chí đă phản bội chúng tôi, nhưng chúng tôi không sợ. Chúng tôi nhất quyết giải phóng miền Nam, thống nhất VN” (Huy Đức, Sách Bên Thắng Cuộc). Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, TC cùng với Pháp nổ lực giúp Đại tướng Dương Văn Minh tạo dựng một MN trung lập cũng bất thành v́ lúc bấy giờ mọi người đều lo di tản. Cuối cùng ông Minh mời MTGPMN vào Sài G̣n để ông bàn giao chính quyền, nhưng không thấy Luật sư Nguyễn Hữu Thọ hay Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát xuất hiện, chỉ thấy xe tăng và bộ đội Bắc Việt tiến vào Dinh Độc lập buộc ông Minh đầu hàng.

Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Đảng CSVN đă hoàn tất. Họ tự hào đó là chiến thắng vĩ đại, nhưng họ đă chiến thắng ai? Đế quốc Mỹ đă lần lượt rút hết quân từ tháng 7/1969 đến tháng 3/1973. TT Nguyễn Văn Thiệu đă từ chức và xuất ngoại. Phó TT Trần Văn Hương đă bàn giao chức vụ tổng thống cho ông Dương Văn Minh. Chỉ thấy CSVN kè súng buộc những người MN chủ trương ḥa giải, ḥa hợp dân tộc phải đầu hàng. Đó là Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thủ tướng, là một nhân sĩ Phật giáo. Đó là Luật sư Nguyễn Văn Huyền, Phó tổng thống một nhân sĩ Công giáo nổi tiếng đức độ...

Dù lo âu cho số phận bi đát của ḿnh, song người viết vẫn c̣n chút hy vọng ở sự thức tỉnh của những người cộng sản khi họ tiếp thu một MN c̣n nguyên vẹn. Có thể nói VNCH là quốc gia phồn thịnh nhất ở châu Á, ngang hàng với Singapore, v́ được HK viện trợ để phát triển trong suốt 20 năm. Ông Trần Bạch Đằng, Bí thư Thành ủy Sàig̣n-Gia định hồi năm 1966-67 từng ví MNVN như là một tủ kính trưng bày sự phồn vinh của Mỹ. Từ sau 1970, khi t́nh h́nh an ninh được văn hồi, HK xúc tiến việc canh tân toàn bộ hệ thống giao thông toàn MN. Nền nông nghiệp từng bước được cơ giới hóa, các công tŕnh đầu tư phát triển thời hậu chiến mọc lên khắp nơi. MNVN c̣n có một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật đông đảo được đào tạo ở các nước tân tiến nhất thế giới.

Sau khi đẩy lùi người Mỹ ra khỏi Đông Dương, các nước ASEAN đều mong muốn hợp tác với VN để biến ĐNÁ thành khu vực ḥa b́nh, tự do và trung lập (Zone of Peace, Freedom and Neutrality-OPFAN). Vùng đất này c̣n được Nhật dự trù một ngân khoản 1600 triệu đôla giúp 5 nước ASEAN và ba nước ĐD xây dựng khu vực thịnh vượng chung ĐNÁ. Tháng 8/1977 TT Nhật Takeo Fukeda đến Kuala Lumpur tham dự hội nghị các nước ASEAN. Ông kêu gọi sự hợp tác thân hữu giữa các nước trong vùng kể cả Miến Điện và ba nước cộng sản ĐD, Nhật sẽ kinh viện thêm 5 tỷ đôla cho kế hoạch phát triển ĐNÁ. Ngoài ra, VN c̣n gia nhập Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) một ngân khoản cho vay mượn đầu tiên 35 triệu được IMF dành cho VN. Trong khi đó Ngân hàng Thế giới (WB) xúc tiến kế hoạch giúp VN phát triển kinh tế thời hậu chiến. Thừa kế chỗ trống của VNCH, Hà Nội c̣n là hội viên của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB).

Trong bối cảnh thuận lợi đó, mọi người đều kỳ vọng nhà nước cộng sản sẽ thực hiện việc ḥa giải dân tộc, dồn nổ lực vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Nay đất nước đă độc lập và thống nhất, VN nên theo xu hướng chung của khu vực, thực hiện chính sách không liên kết nhằm thêm bạn bớt thù; tiếp tục duy tŕ mối bang giao thân hữu với hai đàn anh LX và TQ, đồng thời thiết lập bang giao với Mỹ. Cả ba cường lực đó sẽ giúp VN phát triển thời hậu chiến...Nhưng Hà Nội đă đạp đổ tất cả các triển vọng trên, tiếp tục hướng về LX, xây dựng chủ nghĩa xă hội.

Trong tác phẩm Việt Nam - Thắng và Bại xuất bản năm 1993, người viết đă nhận định: ngày 30/4/1975, tổng thống cuối cùng của Miền Nam tự do -cựu đại tướng Dương Văn Minh đă ra lịnh binh sĩ VNCH buông súng. CS Miền Bắc tự hào chiến đấu v́ nghĩa vụ dân tộc, thống nhất đất nước th́ người Quốc gia ở MN sẳn sàng chấp nhận cái bại để dân tộc thắng giúp đất nước thống nhất. Điều bất hạnh là CSVN dành cái thắng đó để vinh danh Đảng CS, để làm nghĩa vụ quốc tế, bảo vệ tổ quốc xă hội chủ nghĩa. Chính v́ đó mà dân tộc đă bại: nhân dân đói khổ, phải ăn độn bo bo, chiến tranh tái phát ở biên giới Tây Nam, đồng bào phải mạo hiểm vượt biên, vượt biển t́m tự do.

Bảo vệ tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế của Đảng CSVN: Trong diễn văn đọc tại Đại hội 26 Đảng CSLX ngày 24/2/1981, Tổng bí thư Lê Duẩn phát biểu: “Chủ nghĩa xă hội ngày nay là vô địch. Hệ thống XHCN là không ǵ phá vỡ nổi. Không một âm mưu nham hiểm nào, không một hành động hung hăn nào của bọn đế quốc và tay sai có thể đảo ngược được t́nh thế đó”. Ông bày tỏ ḷng biết ơn chân thành “anh chị em xô-viết đă dành cho nhân dân VN sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ to lớn, đầy hiệu quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN”. Quả thật, sau ngày 30/4/1975 LX mở rộng ảnh hưởng đến châu Phi và khuynh đảo các nước Trung Mỹ. Sau ba nước Đông Dương đến lượt Mozambique lọt vào tay cộng sản năm 1975, Angola năm 1976, Ethiopia năm 1977, Nam Yemen năm 1978, Nicaragua và Afghanistan năm 1979.

Hy vọng một Mùa Xuân Dân Tộc: Sau ngày 30/4/1975, đất nước đến hồi mạt vận, người viết cũng như cả triệu Quân Dân Cán Chính VNCH chịu cảnh tù đày. Hai năm đầu c̣n ở miền Nam, sau đó tôi được chuyển ra Bắc, qua các trại Hoàng Liên Sơn (Yên Bái), trại giam trung ương số 1 (Phố Lu/Lào Cai) và Tân Lập (Vĩnh Phú). Cuối cùng, sau khi được phóng thích c̣n được sống 24 giờ trong Hỏa Ḷ Hà Nội. Khởi đầu giai đoạn bi đát của cuộc đời, song nhờ những bài học chính trị đầu tiên của cộng sản đă gieo cho tôi niềm hy vọng về một Mùa Xuân Dân Tộc. Bốn bài học đó là: Ngụy quân là tay sai của ngụy quyền. Ngụy quyền là tay sai của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân toàn thế giới. Đế quốc Mỹ nhất định sẽ sụp đổ dưới sức đẩy của ba ḍng thác cách mạng: phong trào vô sản không ngừng phát triển, các cuộc đấu tranh đ̣i quyền lợi của công nhân ở các nước tư bản và cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc. 

Nội dung các bài học trên sẽ rất chính xác nếu thay đổi đối tượng từ Đế quốc tư bản Mỹ thành Đế quốc XHCN Liên Xô. Tổng bí thư Lê Duẩn đă tuyên bố “Ta đánh Mỹ là ta đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN và nhân loại”. Đó là điều mà những người cộng sản tự hào là “làm nghĩa vụ quốc tế’, tức nhiên phải hy sinh nghĩa vụ dân tộc mà hậu quả là đất nước chịu biết bao thảm họa. Quân đội là công cụ phục vụ đảng, đảng lại độc tôn lănh đạo nhà nước để phục vụ ngoại bang làm hại dân tộc. Đó rơ ràng là ngụy quân, ngụy quyền.

Miền Nam VN từng là vựa lúa lớn nhất nh́ thế giới, đời sống người dân sung túc hơn các nước trong vùng, nhưng sau 1975 xây dựng chế độ “XHCN ưu việt”, người dân bị đói, nền kinh tế ngày càng tụt hậu  mấy chục lần so với lân bang. XHCN như vậy mà dùng vũ lực để bành trướng th́ không thể nào tồn tại lâu dài được. Nó sẽ sụp đổ cũng bởi ba ḍng thác cách mạng do chính CS tạo ra.

* Một là sự vùng dậy đ̣i độc lập tự chủ của người dân trong các nước thuộc quỹ đạo xă hội chủ nghĩa. Từ sau 1975 Liên Xô và các nước đàn em đă dùng sức mạnh để bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở nhiều nước thế giới thứ ba. Nhưng t́nh trạng chung của các nước cộng sản, Đông Âu cũng như các nước vừa bị cộng sản thống trị là nạn nghèo đói và áp bức. Chính sự bất lực này càng làm cho các phong trào đấu tranh và kháng chiến phát triển mạnh. Các dân tộc bị bạo lực thống trị không những đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước mà c̣n v́ cuộc sống ấm no của họ.

* Hai là Liên Xô bị “rướm máu” v́ các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Để bảo vệ ảnh hưởng ở các phần đất vừa chiếm được, mỗi năm LX phải chi 13 tỉ đôla cho VN, Cuba, Nicaragua, Mozambique, Angola và Ethiopia. Chưa kể chi phí nặng nề ở Afghanistan, nơi mà Hồng quân Liên Xô trực tiếp xâm lăng nước này từ cuối năm 1979. Đây là một gánh nặng cho Liên Xô khi mức sản xuất suy thoái trầm trọng. Các nước Đông Âu cũng gặp nhiều khó khăn. Từ năm 1981, nhân dân Ba Lan bắt đầu vùng lên đ̣i nhà nước cộng sản cải tổ chế độ, họ muốn thoát khỏi hệ thống xă hội chủ nghĩa.  

* Ba là người dân Liên Xô không c̣n đủ sức đóng góp nghĩa vụ quốc tế nữa. Mức sống của người dân giảm sút trầm trọng. Năm 1989 nhà nước Liên Xô đă kư hợp đồng với nhiều công ty tư bản để nhập cảng 87 tỉ đô la thực phẩm và hàng tiêu dùng để cung cấp cho các thợ mỏ ở Kuzbass, Donbass và Uorbuta, nơi đă xảy ra các cuộc đ́nh công bạo động đ̣i nhà nước giải quyết tức khắc nhu cầu cơm ăn áo mặc cho họ. Khi công bố quyết định này, Thứ trưởng Ngoại thương Liên Xô  Suren Sarukhanov đă thú nhận hệ thống kinh tế XHCN đă phá sản, sau 70 năm cách mạng, công nhân vẫn c̣n đói kém cả miếng ăn đến quyền tự do.

Trong quyển “Victory Without War” cựu TT Nixon nhận xét thực trạng bi đát của LX trong những năm cuối trước khi bị sụp đổ: “Ngày nay người Nga chỉ c̣n hănh diện về guồng máy quân sự vĩ đại của họ, nhưng sức mạnh này cũng không thể tồn tại lâu dài v́ t́nh trạng kinh tế suy sụp. Nếu họ tiếp tục duy tŕ sức mạnh quân sự, họ không có phương tiện để thực hiện việc cải cách kinh tế xă hội. Muốn cải cách kinh tế, động viên mọi người cố gắng làm việc để gia tăng năng xuất, Gorbachev phải cho người dân được thoải mái. Nếu tản quyền quá rộng, uy quyền của đảng sẽ bị đe dọa, phong trào đ̣i hỏi tự do chính trị từ từ sẽ lan rộng và hệ thống độc tài cộng sản sẽ khó tồn tại. Hiện nay tất cả 19 nước theo thể chế cộng sản trong khối Xô Viết đều giành được chính quyền bằng bạo lực. Sợ LX đàn áp nên không nước nào dám cải tiến chế độ dân chủ. Nếu sức mạnh của Xô Viết suy giảm, hệ thống chư hầu cũng sẽ tan biến”.         

Niềm hy vọng của tôi về ngày tàn của thành tŕ xă hội chủ nghĩa đă thành sự thật. Cuối năm 1991, Liên Xô và khối CS Đông Âu sụp đổ. Đức là nơi phát sinh ra chủ nghĩa CS, Marx và Engels đều là người Đức. Nay chính người dân Đông Đức đào mồ chôn chủ nghĩa CS để tái thống nhất nước Đức. Liên Xô là quê hương của Lenin, là tổ quốc các nước XHCN cũng từ bỏ cộng sản. Nhưng các lănh tụ Đảng CSVN vẫn c̣n mù quáng, nên nhân dân VN chưa có Mùa Xuân Dân Tộc.

CSVN hợp tác toàn diện với Trung Cộng:

Từ khi nắm quyền lănh đạo tối cao Liên Xô (tháng 3/1985), Gorbachev chủ trương giảm bớt căng thẳng với TQ. Điểm này có tầm quan trọng sinh tử đối với chính sách glasnot (cổi mở) và perestroika (tái thiết) của tân lănh tụ LX. Trong diễn văn đọc tại Hải Sâm Uy ngày 28/7/1986, Gorbachev bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ láng giềng với TQ bằng thiện chí rút dần Hồng quân LX khỏi Afghanistan và giảm quân trú đóng dọc biên giới Nga Hoa. Gorbachev đă đáp ứng 2 trong 3 điều kiện tiên quyết do Đặng Tiểu B́nh đặt ra để b́nh thường hóa mối bang giao Nga Hoa. C̣n điều kiện thứ ba, LX phải áp lực Hà Nội chấm dứt nhúng tay vào cuộc chiến Kampuchia. Gorbachev cho rằng việc này liên quan đến một nước thứ ba nên LX không thể can dự vào...Nhưng ông hy vọng cuộc xung đột ở Kampuchia sẽ được giải quyết êm đẹp nếu TQ và VN tham gia vào một cuộc đối thoại trong t́nh đồng chí.  Tháng 9/1986, tại thủ đô HK, Đặng Tiểu B́nh tuyên bố trên đài truyền h́nh CBS: “Nếu Gorbachev thực sự muốn tiến tới để giải tỏa ba điều kiện tiên quyết, điều chính yếu nhất là bắt Việt Cộng chấm dứt ngay cuộc xâm lược và rút quân từ Cam Bốt về. Chính tôi sẽ sẳn sàng gặp gở ông ta ở bất cứ nơi đâu”.

Cuối cùng dưới áp lực của Gorbachev, Hà Nội chấp nhận rút quân khỏi Kampuchia chậm nhất là ngày 30/9/1989. Gorbachev c̣n khuyến cáo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đến gặp giới lănh đạo TQ để giải quyết cuộc chiến Kampuchia. Do đó bộ ba lănh tụ CSVN là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Nhà nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng đến Thành Đô gặp Tổng bí thư Đảng CSTQ Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lư Bằng (3-4/9/1990). Hà Nội đề ra giải pháp Đỏ: họ sẽ áp lực buộc Hun Sen trở lại hợp tác với Pol Pot để cả hai tiếp tục thống trị Cam Bốt và xây dựng chủ nghĩa xă hội. TQ sẽ lănh đạo các nước XHCN c̣n tồn tại sau khi khối CS Đông Âu đă sụp đổ (cuối năm 1989). Giải pháp đỏ bị TQ bác bỏ, họ viện cớ rằng cả hai nhân vật trên đều bị thế giới ghê tởm, Hun Sen làm tay sai cho VN xâm lược Cam Bốt c̣n Pol Pot mang tội ác diệt chũng. Bắc Kinh ủng hộ cựu hoàng Sihanouk làm Chủ tịch Thượng Hội đồng Quốc gia gồm 4 thành phần chính trị Khmer, đứng ra tổ chức cuộc tổng tuyển cử có quốc tế giám sát để người dân Cam Bốt tự quyết định vận mạng đất nước họ. Kế hoạch giải quyết toàn diện cuộc chiến Kampuchia do TQ và 4 thành viên khác của Hội đồng Bảo An soạn thảo đă được toàn thể Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 15/10/1990. Một hiệp định ḥa b́nh về Cam Bốt được chính thức kư kết tại Paris ngày 23/10/1991. Hai năm sau, Kampuchia tổ chức cuộc tuyển cử tự do dưới sự giám sát của LHQ. Từ đó Cam Bốt theo thể chế dân chủ đa đảng.  

Sau hội nghị Thành Đô, ông Phạm Văn Đồng tự nhận “ḿnh đă bị hố”, song Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chống chế: dù TQ là bành trướng, song họ là XHCN. Từ đó, VN hợp tác toàn diện với TQ, cùng “thực hiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN”. Đây là quyết định sai lầm tệ hại nhất của Đảng CSVN có nguy cơ bị Hán hóa. Trước đây, hợp tác toàn diện với LX, nhưng đất nước này cách xa VN hàng vạn dậm. C̣n TQ ở bên cạnh luôn có mưu đồ thôn tính nước ta.

Nói đến XHCN tôi liên tưởng đến cái số hoa đào của Vương Thúy Kiều qua hai câu thơ của cụ Tiên Điền Nguyễn Du “Chém cha cái số hoa đào. Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!” V́ thế nàng Kiều tài sắc vẹn toàn phải chịu cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. C̣n đất nước ta cũng v́ XHCN nên lọt vào lầu xanh hai lần (làm nghĩa vụ quốc tế, làm lính đánh thuê cũng không khác ǵ như làm đĩ ở chốn lầu xanh) và làm đầy tớ ngoại bang hai lần, hết LX đến TQ.    

Chỉ v́ chủ nghĩa xă hội, dân tộc phải gánh chịu 3 cuộc chiến tranh kéo dài gần nửa thế kỷ (1946-1989). Cuộc chiến thứ nhất chấm dứt: đất nước bị chia đôi. CSVN lại nêu ra nghĩa vụ dân tộc, phát động chiến tranh lần thứ hai để giải phóng MN thống nhất đất nước. V́ thế được sự đồng t́nh ủng hộ của thế giới, nhưng sau khi thống nhất được đất nước họ lại theo Liên Xô, xây dựng chủ nghĩa xă hội và làm nghĩa vụ quốc tế, đưa quân sang Kampuchia. Hành động này bị cả thế giới lên án và gây ra cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba. Cuộc chiến này kết thúc cũng là lúc Liên Xô và hệ thống xă hội chủ nghĩa tan rả, Hà Nội trở lại hợp tác toàn diện với Bắc Kinh để tiếp tục con đường tiến lên chủ nghĩa xă hội.  Năm 1999 và 2000 Tổng bí thư Lê Khả Phiêu kư hai hiệp ước về biên giới, nhường cho TQ ăi Nam Quan, thác Bản Giốc và hàng chục ngàn cây số vuông ở vịnh Bắc Việt. C̣n biển Đông và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa th́ Bắc Kinh dựa vào công hàm của TT Phạm Văn Đồng gởi TT Chu Ân Lai năm 1958, để khẳng định thuộc chủ quyền của TQ, không có ǵ cần phải tranh căi.

Qua bài viết này, tôi muốn tŕnh bày trong gần 7 thập niên qua, CSVN đă tận nhân lực để xây dựng chủ nghĩa xă hội, nhưng mục tiêu này như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa tuyên bố “xây dựng CNXH c̣n lâu dài lắm. Đến cuối thế kỷ này không biết đă có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa?” Tôi cho rằng, đây có thể là nhận định chân thành của ông Tổng bí thư trước khi ông chấm dứt vai tṛ lănh đạo Đảng CSVN. Ông đă thấy, biết được “số trời” tức đă Tri Thiên Mạng, nên khuyến cáo các đảng viên cộng sản đừng mơ tưởng đến CNXH nữa, nó xa vời lắm không thể thực hiện được đâu. Điển h́nh là trong 6 năm qua, để xây dựng CNXH, toàn đảng hậu thuẫn TT Nguyễn Tấn Dũng thành lập nhiều Tập đoàn kinh tế nhà nước như kiểu Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy) được coi như là những “quả đấm thép” của nền kinh tế VN. Nhưng cuối tháng 10 vừa qua, Vinashin kể như đă phá sản, với tổng số nợ lên đến 4 tỷ đôla. Nếu tính chung số nợ của gần 30 tập đoàn kinh tế quốc doanh có thể lên đến hàng chục tỷ đôla, và sẽ có hàng chục cán bộ cao cấp bị tử h́nh như Dương Chí Dũng.   

Đă “tận nhân lực, tri thiên mạng” tất nhiên những người cộng sản cũng hiểu câu “Thuận thiên dă tồn, nghịch thiên dă vong”. Thuận theo ḷng trời tức thuận theo ư dân từ bỏ chủ nghĩa xă hội, mới có thể sống c̣n. V́ đeo đuổi chủ nghĩa này mà VN lệ thuộc toàn diện vào TQ. Và v́ sự tồn vong của đất nước, giới trẻ, sinh viên học sinh đă biểu t́nh chống TQ, để bảo vệ chủ quyền ở biển Đông. Nơi đây tài nguyên phú về dầu khí, không những là tương lai phú cường của dân tộc mà c̣n là ch́a khóa để VN hội nhập với thế giới, xây dựng một khu vực Châu Á/Thái B́nh Dương ḥa b́nh thịnh vượng trong thế kỷ 21. VN lại nằm tại trung tâm điểm của khu vực, với thềm lục địa đặc quyền kinh tế có diện tích gấp đôi đất liền. Giới trí thức th́ không ngừng kiến nghị nhà nước phải xóa bỏ điều 4 trong hiến pháp, thiết lập thể chế đa đảng, tạo dựng nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập, tôn trọng nhân quyền và các quyền dân sự và chính trị...C̣n người nông dân đă đến giai đoạn bạo động, giết cán bộ chớ không đi biểu t́nh kêu oan khiếu kiện nữa. Đó là ba ḍng thác cách mạng sẽ đưa chế độ cộng sản đến chỗ cáo chung. Điều này đương nhiên sẽ phải xảy ra: nghịch thiên tất phải tiêu vong, phù hợp với qui luật nhân quả.

Để tránh thảm họa này, Đảng CS bày tṛ sửa đổi Hiến pháp để xoa dịu ḷng dân. Đọc Lời mở đầu bản của Dự thảo Hiến pháp mới và những góp ư của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng bào sẽ thấy ông Tổng bí thư chủ trương “xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ Tổ quốc”. Tổ quốc của người CS đồng nghĩa với “tổ quốc xă hội chủ nghĩa”. Như vậy, ông Tổng bí thư muốn xây dựng CNXH để bảo vệ tổ quốc XHCN, mà tổ quốc XHCN trước kia là Liên Xô và nay là Trung Cộng. Có điều may mắn là góp ư ông Tổng bí thư không được Quốc hội tán thành.

Quốc hội thông qua bản dự thảo Hiến pháp mới với đa số tuyệt đối hồi cuối năm 2013, với Lời mở đầu có câu “xây dựng chủ nghĩa xă hội và đổi mới đất nước”. Điều này c̣n có ư nghĩa: mục tiêu bảo vệ tổ quốc (xă hội chủ nghĩa) không c̣n nữa, mà tập trung vào việc đổi mới đất nước. Nhưng đổi mới đất nước bằng cách nào? Trong thông điệp đầu năm 2014, TT Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến việc đổi mới thể chế, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân và “mở rộng dân chủ trực tiếp”. V́ thế tôi cho rằng những ư nghĩ đó mở đường để ông NTD xây dựng thể chế Xă hội Dân chủ, tiến đến chế độ đa nguyên, đa đảng với các cuộc tuyển cử để người dân trực tiếp bầu chọn người đại diện của ḿnh.

Xă hội chủ nghĩa đă gây tang thương cho cả dân tộc. Đă đến lúc phải thay thế nó bằng Xă hội dân chủ hoặc Xă hội dân sự mới có thể đổi mới đất nước, giúp dân tộc hồi sinh. Viết những ḍng này tôi nhớ đến câu sấm của cụ Trạng Tŕnh “Mă đề, Dương cước, anh hùng tận”. Từ mấy mươi năm nay, mỗi khi năm Ngọ đến, đồng bào đều cầu mong câu sấm của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm ứng nghiệm, để từ nay ra đường họ không c̣n gặp anh hùng nữa. Những anh hùng thời đại HCM đă làm khổ dân tộc quá nhiều rồi. Ḷng dân thế nước trong thời điểm hiện nay giúp đồng bào vững tin câu sấm của cụ đă ứng nghiệm. Năm Giáp Ngọ 2014 sẽ mở đầu Mùa Xuân của Dân Tộc, cộng sản cáo chung. Hoa Tự Do nở rộ khắp quê hương.      

 Lê Quế Lâm

 (Ngày đầu Xuân Giáp Ngọ 2014)

(Trở lại Phần I )

Trở lại