Tự Lực Văn Đoàn - Kỳ 2

TRẦN BÍCH SAN

 

Tự Lực Văn Đoàn - Kỳ 2

Các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn  

Tuy chỉ hoạt động trong thời gian 8 năm ngắn ngủi nhưng thành tựu của Tự Lực Văn Đoàn thật lớn lao. Với 2 tờ tuần báo và một nhà xuất bản, nhóm đă ảnh hưởng mạnh mẽ đến xă hội Việt Nam về cả 2 phương diện tư tưởng và văn học.

-    Ảnh hưởng về Tư Tưởng:

Chủ trương bỏ cũ theo mới qua phương tiện tiểu thuyết và trào phúng đă như một cơn lốc thổi vào xă hội Việt Nam tŕ trệ trước năm 1932. Sau 3 năm Phong Hóa ra đời, các đối tượng mà văn đoàn nhắm vào đều không thể đứng vững [21]. Những sáng tác văn chương, thơ, tiểu thuyết đă ngấm sâu vào tâm hồn người đọc làm thay đổi lối suy nghĩ của cả một thế hệ thời đó. H́nh ảnh hoạt kê Lư Toét, Xă Xệ, Bang Bạnh phổ cập khắp nước đưa đến sự so sánh giữa quê mùa hủ lậu với văn minh tân tiến, thúc đẩy trút bỏ tập tục cũ để mạnh dạn theo con đường âu hóa, đổi mới và cấp tiến [22].

   Ảnh hưởng trong lănh vực Văn Học:

Địa hạt báo chí, xuất bản: văn đoàn đă đem lại tiến bộ cho 2 địa hạt này, thay đổi bộ mặt sách báo từ h́nh thức đến nội dung.

Về h́nh thức, với cách tŕnh bày sáng sủa nghệ thuật cộng thêm những nét vẽ tài hoa của các họa sĩ xuất thân từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Trần B́nh Lộc, Tô Ngọc Vân, bắt mọi người phải để ư đến cái đẹp. Những nét tranh thiên nhiên lăng mạn, những bóng dáng thiếu nữ thướt tha, mơ mộng trên trang thơ của Thế Lữ, Xuân Diệu, tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh khiến độc giả trở nên nhạy cảm với cái đẹp. Mỹ thuật thay đổi cách sống, con người tiếp xúc với cái đẹp th́ cuộc đời thêm thanh lịch [22].

Về nội dung, hai tờ báo của nhóm đă chuyên chở những bài viết đi vào quần chúng, săn sóc dư luận, đặt ra và tranh đấu giải quyết các vấn đề liên quan đến số đông, bênh vực người cô thế, bài bác bất công, tố cáo những thối nát của chính quyền, lầm than của dân chúng, cổ vơ cho việc cải cách xă hội, cổ động cho phong trào truyền bá chữ Quốc Ngữ…là những điều mà báo chí nước ta trước đó chưa làm.   

http://viettribune.com/images/Images/2015/VT467/001.jpg

Nhà văn Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam

Địa hạt văn chương: tiểu thuyết thuần túy Việt Nam chỉ bắt đầu có với các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Từ 1932 trở về trước đa số là các truyện dịch của ngoại quốc, phần c̣n lại là mô phỏng của Tây hoặc của Tầu, nếu không mô phỏng cốt truyện th́ cũng mô phỏng nhân vật. Ngược lại, các nhân vật và khung cảnh trong truyện ngắn, truyện dài của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam là người và cảnh Việt Nam, rất gần gũi với cuộc sống. Cốt truyện là những chuyện có thể xảy ra chung quanh mọi người ngay ngoài đường phố Hà Nội, trên đê Yên Phụ, hay trong đồn điền trà Phú Thọ, ngay cả tiểu thuyết lịch sử Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng cũng rất Việt Nam. Những cái “thật” đó trong tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn hoàn toàn không có trong tiểu thuyết ở thời kỳ trước.  

Tự Lực Văn Đoàn xuất phát, lănh đạo và đưa đến toàn thắng phong trào thơ mới mà người dẫn đầu là Thế Lữ với góp sức tích cực của những nhà thơ tài hoa khác…Đồng thời văn đoàn trở thành trung tâm trào lưu văn nghệ lăng mạn bằng các tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh, Tế Hanh.   

Ngoài ra, Tự Lực Văn Đoàn c̣n kích thích sáng tác và khuyến khích các tài năng mới hàng năm bằng Giải Thưởng Văn Chương Tự Lực Văn Đoàn. Nhờ hoạt động văn học có giá trị này mà làng văn có thêm những cây viết mới, một số nổi tiếng sau khi được giải của văn đoàn [23].

Tự Lực Văn Đoàn chỉ có 7 người mà tập hợp được một lực lượng cộng tác đông đảo nhà văn nhà thơ, gây được phong trào văn học rộng lớn trên toàn quốc. Phong Hóa, Ngày Nay là trung tâm quan trọng trong công cuộc đổi mới văn học, của phong trào thơ mới, trào lưu văn chương lăng mạn, là nơi nâng đỡ giới thiệu nhiều tài năng mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, Đỗ Đức Thu, Đoàn Phú Tứ, Mạnh Phú Tứ, Bùi Hiển, Vi Huyền Đắc, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Tế Hanh…

KẾT LUẬN

Từ thời thượng cổ nước ta đă có văn tự riêng trước khi bị người Tàu xâm chiếm. Chữ Lạc Việt xuất hiện vào đầu thời đại “đồ đá mới” và h́nh thành vào thời kỳ đỉnh cao của “văn hóa xẻng đá lớn” (TK40 TTL - TK20 TTL). Thứ chữ tối cổ đó c̣n đang phát triển trong thời kỳ “Tự” th́ phải bỏ dở v́ ách thống trị của Tàu hơn 1000 năm. Người Tàu đă dùng thứ chữ khắc trên Giáp Cốt Văn và Chung Đỉnh Văn của ta làm cơ sở phát triển và kiện toàn để trở thành chữ Hán của họ sau này [24].

Từ khi bị Tàu đô hộ, dù bị bắt buộc phải dùng chữ Hán, ông cha chúng ta luôn luôn t́m kiếm một thứ chữ riêng cho dân tộc Việt. Chữ Nôm, được biến cải từ chữ Hán, dù chưa được hoàn chỉnh và nhiều khiếm khuyết [25], là một cố gắng trong mục đích này. Vua Quang Trung khi lên ngôi hoàng đế, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn muốn người Việt phải dùng chữ Việt nên băi bỏ Hán tự, bắt dùng chữ Nôm trong việc cai trị và thi cử.

Chữ Quốc Ngữ do các mẫu tự La Tinh ghép thành xuất phát từ nhu cầu truyền đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ người Âu Châu sang Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ 16. Các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ Quốc Ngữ là các cố Gaspard de Amaral, Antanio de Barbosa (người Bồ Đào Nha), và Alexandre de Rhodes (người Pháp). Do cơ duyên lịch sử, tâm huyết tiền nhân không c̣n là mong ước, chữ Quốc Ngữ dùng diễn tả tiếng nói của chúng ta trở thành quốc tự Việt Nam [26].

http://viettribune.com/images/Images/2015/VT467/002.jpg

Nhà văn Khái Hưng

Đi vào văn chương với tất cả nhiệt t́nh và lư tưởng, góp phần quan trọng vào việc đổi mới văn chương, xây dựng một nền văn học hiện đại, Tự Lực Văn Đoàn thực sự đă đóng góp lớn lao cho nền văn học Việt Nam. Trải qua gần một thế kỷ, với biến chuyển không ngừng của xă hội, nhiều tác phẩm của văn đoàn bị lỗi thời chỉ c̣n giá trị lịch sử của một giai đoạn, nhưng có những sáng tác với nghệ thuật cao đă vượt qua được sự thử thách nghiệt ngă của thời gian. Đoạn Tuyệt, Đôi Bạn, Bướm Trắng của Nhất Linh, Hồn Bướm Mơ Tiên, Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng, Gió Đầu Mùa, Nắng Trong Vườn, Sợi Tóc của Thạch Lam trở thành những tác phẩm cổ điển bất tử vượt thời gian và không gian trong văn học sử.

Giai đoạn 1932-1940 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử chữ Quốc Ngữ. Bằng những sáng tác của các thành viên qua 2 tờ Phong HóaNgày Nay Tự Lực Văn Đoàn đă kiện toàn gần như hoàn chỉnh việc sử dụng chữ văn tiếng Việt. Ngôn ngữ văn chương trở nên giản dị, trong sáng, giàu khả năng diễn đạt, và gần gũi với tâm hồn dân tộc. Cách hành văn mới mẻ, nhẹ nhàng, lưu loát trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đă là mẫu mực cho sinh viên học sinh noi theo. Chữ văn Quốc Ngữ từ đây trở nên trong sáng, gọn gàng, đơn giản.

Hành tŕnh tiến triển của văn Quốc Ngữ từ lúc sơ khai đến hiện tại là nhờ sự đóng góp của nhiều người. Thuở ban đầu gồm các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa, kế đến Trương Vĩnh Kư, Huỳnh Tịnh Của, nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí và các nhà văn, nhà báo thời cận đại. Tuy nhiên, các văn gia Tự Lực Văn Đoàn mới đích thực là những người đă tập đại thành được chữ văn Quốc Ngữ vậy.

TRẦN BÍCH SAN  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-    Đặng Trần Huân, Chữ Nghĩa Bề Bề, nxb Văn Mới, California, Hoa Kỳ, 2000.

-    Hà Văn Đức, Văn Học Việt Nam (1900-1945), Thạch Lam (1910-1942), nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1999.

-    Nhật Thịnh, Chân Dung Nhất Linh, nxb Sống Mới, Sài G̣n, Đại Nam in lại ở Hoa Kỳ.

-    Nguyễn Q. Thắng, Từ Điển Tác Gia Việt Nam, nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1999.

-    Nguyễn Thị Thế, Hồi Kư Về Gia Đ́nh Nguyễn Tường, nxb Văn Hóa Ngày Nay, California, Hoa Kỳ, 1996.

-    Nguyễn Tường Bách, Việt Nam Những Ngày Lịch Sử, nxb Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam, Montréal, Canada, 1981.

-    Phạm Thảo Nguyên, Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn và những điều chưa nói, tạp chí Cỏ Thơm số 64, Mùa Thu 2013, Virginia, 2013.

-    Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, Quyển 3, nxb Quốc Học Tùng Thư, Sài G̣n, 1965.

-    Phan Cự Đệ, Văn Học Việt Nam (1900-1945), Tự Lực Văn Đoàn, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1999.

-    Trần Bích San, Văn Khảo, nxb Cỏ Thơm, Virginia, 2000.

-    Trần Văn Giáp, Lược Truyện các Tác Gia Việt Nam, nxb Văn Học, Hà Nội, 2000.

-    Tú Mỡ, Tiếng Cười, nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1993.

Mời xem: Tự Lực Văn Đoàn kỳ 01

Trở lại