Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Chương 3-1

Lê Quế Lâm

 

Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam 

 

Trong thời gian ở Paris, do sự giới thiệu của Nguyễn Thế Truyền -một kỹ sư hóa học nổi tiếng thiên tả, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) được gia nhập Đảng Xă hội Pháp (Quốc tế II) và nhờ đó ông quen biết nhiều nhân vật cánh tả Pháp như Léon Blum, Marius Moutet, Marcel Cachin... Khi Lenin thành lập Quốc tế III, các đảng viên Đảng Xă hội Pháp tranh luận sôi nổi để quyết định đảng sẽ tiếp tục ở lại với Quốc tế II hoặc theo Quốc tế III. Lúc tham dự Đại hội Tours năm 1920, Nguyễn Ái Quốc vẫn chưa hiểu rơ thế nào là Quốc tế hai và Quốc tế ba. Trong các buổi thảo luận, ông chăm chú theo dơi các diễn giả nhưng không thấy ai đề cập đến vấn đề thuộc địa. Do đó ông đă đặt câu hỏi: "Quốc tế nào th́ đứng về phía các dân tộc thuộc địa?" Ông được trả lời là Quốc tế thứ ba. (1)  

 

Đó là động cơ thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc đứng hẳn về Quốc tế Cộng sản của Lenin chỉ v́ tổ chức này chủ trương ủng hộ việc giải phóng thuộc địa. Ông cùng một số đảng viên Xă hội cánh tả tham dự Đại hội Tours, bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong hồi kư, Hồ Chí Minh thú nhận rằng chính chủ nghĩa yêu nước đă lôi kéo ông vào chủ nghĩa Cộng sản. 

 

Nhờ hoạt động với phe tả, nên Nguyễn Ái Quốc có dịp nghiên cứu bản Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đọc xong tác phẩm này ông mừng rỡ thét lên: "Đây là cái cần thiết cho ta! Đây là con đường của ta"(2)  Từ đây ông hoàn toàn tin theo Lenin, và hiến hẳn đời ông cho Quốc tế Cộng sản. Ông thành lập "Hội Liên hiệp thuộc địa", liên kết với những người ái quốc thuộc các nước thuộc địa của Pháp đang sống lưu vong ở Paris và xuất bản tờ Le Paria (Người cùng khổ). Bản Luận cương của Lenin được Nguyễn Ái Quốc coi như là quyển "cẩm nang thần kỳ" giúp ông thực hiện hoài bảo cứu nước. Và Lenin cũng đă chiêu dụ được một người học tṛ nhiệt t́nh nhất để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản thông qua con đường giải phóng dân tộc. 

 

Với niềm tin vào chủ nghĩa Mác Lê một cách cuồng tín, Nguyễn Ái Quốc đă cố áp đặt ḷng yêu nước của đồng bào gắn liền với chủ nghĩa Cộng sản của ông. Mấy năm sau với tác phẩm nổi tiếng "Bản cáo trạng chế độ thực dân Pháp" (Le procès de la colonisation Francaise) được Nguyễn Thế Truyền viết lời tựa, không những Hồ Chí Minh đă làm điên đầu bọn thực dân Pháp ở bộ Thuộc địa mà c̣n chứng minh hùng hồn cho luận thuyết của Lenin về vấn đề dân tộc và giải phóng thuộc địa. 

Từ năm 1922, với tư cách đại biểu các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đến Mạc tư Khoa và được tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và các Đại hội lần III và V của Quốc tế Cộng sản. Ông được bồi dưỡng nghiệp vụ tại trường Đại học Công nhân Đông phương. Từ đây Nguyễn Ái Quốc đă t́m được một chỗ dựa quốc tế vững chắc v́ Quốc tế Cộng sản coi phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới mà giai cấp vô sản quốc tế có nhiệm vụ phải giúp đỡ và ủng hộ để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. 

Ngoài chỗ dựa là Liên Xô và Quốc tế III, Nguyễn Ái Quốc c̣n t́m được một học thuyết quốc tế khá hoàn chỉnh, trong đó chứa đựng những lư luận sắc bén được tŕnh bày mạch lạc và có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Theo nhận định của Giáo sư Raymond Around (1905-1983) -nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng có khuynh hướngxă hội của Pháp th́ "trong giai đoạn bắt đầu phát triển, học thuyết Mác Lê được đưa ra như liều thuốc phiện của người trí thức". (3)  

 

Nghiên cứu học thuyết Mác Lê được coi như là thời trang của giới trí thức ở Pháp lúc bấy giờ. Nó lôi kéo cả những sinh viên nước ngoài đến Pháp học như Chu Ân Lai, Đặng Tiểu B́nh, Tito, Trần Văn Giàu, Tạ Thu Thâu... Riêng về thanh niên Việt Nam du học ở Pháp vào thời điểm này, đa số đều say mê ch́m đắm trong chủ thuyết mê hoặc này. Họ đă gia nhập Quốc tế III của Lenin và khi Mặt trận cánh tả lên nắm chánh quyền ở Pháp, họ liền về nước hoạt động. Phần lớn về Nam Kỳ v́ nơi đây là đất thuộc địa nên họ dễ dàng tuyên truyền sách động. Họ tin tưởng học thuyết Mác Lê có thể giúp họ t́m được con đường giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Pháp. Chỉ trừ một số người sáng suốt, sớm nhận thức rằng vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế 3 chỉ là chiêu bài để Liên Xô thực hiện một h́nh thức đế quốc khác mà thôi. Tiêu biểu cho nhóm này là Tạ Thu Thâu, ông đi theo con đường Đệ tứ quốc tế của Trotsky -một lư thuyết gia Mác xít kỳ cựu cùng thời với Lenin. 

 

Sau khi có được chỗ dựa quốc tế vững chắc, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến việc đào tạo cán bộ. Năm 1925 ông được Quốc tế 3 gởi đi Trung Quốc để tạo dựng và phát triển các Đảng Cộng sản ở Đông Nam Á. Dưới cái tên Lư Thụy, ông làm thông ngôn và thư kư cho Borodine trưởng phái bộ Nga ở Quảng Châu -thủ đô chính trị và hành chánh của Trung Hoa Quốc dân Đảng lúc bấy giờ. Tại đây có Học viện Quân Chính Trung ương Hoàng Phố, cơ sở này được thành lập năm 1924 do sáng kiến của Bác sĩ Tôn Dật Tiên để đào tạo cán bộ, sĩ quan Cách mạng Trung Hoa. Nơi đây qui tụ những thanh niên tân học giàu ḷng nhiệt huyết, thuộccác gia đ́nh khoa bảng, quan lại hoặc địa chủ đă hưởng ứng phong trào Đông du của Phan Bội Châu, song họ bị mất điểm tựa khi cụ Phan bị thực dân Pháp bắt (1925). Một số khác là những sinh viên học sinh bị Pháp đàn áp sau vụ bải khóa năm 1925 để phản đối Pháp bắt cụ Phan, phải trốn sang Trung Quốc, trong đó có Phạm Văn Đồng.  

 

Địa danh Quảng Châu gắn liền với tên tuổi anh hùng Phạm Hồng Thái (1896-1924) và “tiếng bom Sa Diện”. Ông là một nhà hoạt động trong phong trào Đông Du và tham gia tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu. Nhưng v́ bất đồng với tư tưởng bảo thủ của các nhân vật lớn tuổi trong Việt Nam Quang Phục Hội, Phạm Hồng Thái cùng các bạn trong tổ chức như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Sơn… thành lập Tâm Tâm Xă.  

 

Năm1924 Toàn quyền Đông Dương là Martal Henri Merlin đến Đông Kinh để điều đ́nh với Nhật việc trục xuất các nhà Cách mạng VN. Trên đường về Đông Dương, y ghé tô giới của Pháp ở Sa Diện Quảng Châu. Trong bữa tiệc chiêu đăi Merlin đêm 18/6/1924, Phạm Hồng Thái giả danh kư giả quăng một quả lựu đạn vào giữa bàn tiệc. Vụ mưu sát không thành, Merlin chỉ bị thương. Bị tuy nă, anh hùng họ Phạm đă gieo ḿnh xuống ḍng Châu Giang tự tử. Ông được người dân Trung Hoa an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc cải tổ Tâm Tâm Xă thành “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” và truyền bá học thuyết Mác Lê. 

 

Trong quyển "Từ thực dân đến cộng sản", tác giả Hoàng văn Chí tiết lộ Nguyễn Ái Quốc đă lập mưu lừa Phan Bội Châu vào tô giới Pháp ở Thượng Hải để bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng. Sau vụ này, một học tṛ của Nguyễn Ái Quốc cho biết được ông thầy giải thích như sau: "Cụ Phan đă già lẫn, không c̣n ích lợi cho cách mạng, việc Pháp bắt cụ và xử án cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội và rất có lợi cho tinh thần cách mạng, sau hết tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại". Nguyễn Ái Quốc âm mưu việc này với Nguyễn Công Viễn bí danh Lâm Đức Thụ là đại diện cụ Phan ở Thượng Hải, về sau tên này theo cộng sản. Hai người đă chia số tiền thưởng của Pháp, riêng Hồ Chí Minh đă dùng tất cả để chi phí cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội.  

 

Tác giả Hoàng Văn Chí c̣n đề cập đến một thủ đoạn thâm độc khác của cộng sản như sau: "Mỗi thanh niên Quang phục hội đưa sang Tàu phải nộp cho Lâm Đức Thụ hai bức h́nh để lập hồ sơ xin vào trường Hoàng Phố. Đến ngày tốt nghiệp, những người nghe theo lời tuyên truyền cộng sản và gia nhập Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội th́ được an toàn đưa về nước để hoạt động bí mật. C̣n những người khăng khăng giữ lập trường quốc gia th́ khi rời khỏi biên giới là bị mật thám Pháp đón bắt theo mật hiệu của cộng sản trao cho Lănh sự Pháp ở Hồng Kông.  Những thanh niên tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà không chịu theo cộng sản thường không dám về nước chỉ c̣n cách là gia nhập Quân đội Trung Hoa Quốc dân Đảng. Dần dà phong trào Quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào cộng sản mỗi ngày mỗi bành trướng”. (4) 

 

Ngoài việc tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, Nguyễn Ái Quốc c̣n viết quyển "Đường Kách mạng" là quyển sách tập trung những bài thuyết giảng tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Việt Nam Thanh niên đồng chí hội về chủ nghĩa Cộng sản. Theo ông Hồ, “Thế giới có hai giai cấp: Tư sản không làm mà hưởng lợi. C̣n công nhân và nông dân làm khó nhọc mà chẳng được hưởng”. Giai cấp công nông đông đảo hơn nên có sức mạnh, phải làm cách mạng “nếu thua th́ chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được th́ được cả thế giới”. Ông đề cao “Cách mạng Nga đă đuổi được vua, tư sản, địa chủ rồi, lại ra sức giúp đỡ cho công, nông dân các nuớc bị áp bức ở các thuộc địa. Cách mạng Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mạng thành công th́ phải có đảng lấy công, nông làm gốc. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mă Khắc Tư và Lenin”. (5)  

 

Với tác phẩm trên, Nguyễn Ái Quốc đă vạch ra hướng đi cho những thanh niên yêu nước: vừa giải phóng dân tộc vừa mang đến quyền lực cho họ. Đó là điểm tuyệt diệu của thầy tṛ Lenin/Nguyễn Ái Quốc: lấy quyền lực và hoài bảo cứu nước để lôi cuốn thanh niên vào quỹ đạo cộng sản. Khi trở thành người cộng sản, họ trở nên cuồng tín, coi chủ nghĩa Mác Lê là chân lư tuyệt đối, ai chống lại lư thuyết này đều bị kết án là kẻ thù và phải bị tiêu diệt. Họ chỉ biết tôn sùng Karl Marx, Lenin, Stalin và phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của người lănh đạo đảng. Cựu thủ tướng Trần Trọng Kim đă từng nhận xét: "Về hành động, cộng sản chuyên dùng những thủ đoạn quỷ quyệt nên tuy có thắng lợi mà những người trí thức ít người theo. Cũng v́ vậy mà họ bài trừ trí thức và chỉ ưa dùng đàn bà, trẻ con và những người lao động là hạng người dễ khuyến dụ, dễ lừa dối". Cụ kể ra những thủ đoạn mà cộng sản thường áp dụng là "nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá không kiêng nể ǵ cả, miễn là làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo ḿnh là được hoặc để cho được việc trong một lúc nào đó". (6) 

 

Trường Chinh bí danh của Đặng Xuân Khu (1907-1988) lư thuyết gia Đảng Cộng sản Việt Nam từng nhắc nhở cán bộ đảng viên: "bất cứ việc nào có lợi cho cách mạng đều là tốt cả". Khi nắm được chính quyền, những người cộng sản cố bám quyền lực đến cùng và dùng bạo lực của nền chuyên chính vô sản triệt hạ tất cả những người đối lập v́ Lenin đă cảnh cáo họ "kẻ thù giai cấp sống lại sẽ mạnh gấp trăm lần". Tất cả đă tạo cho Hồ Chí Minh một đội ngũ cán bộ nhiệt t́nh v́ quyền lực trước mắt và sẽ trung thành tuyệt đối với đảng cộng sản để duy tŕ và bảo vệ quyền lực đến cùng. Từ năm 1945, Cộng sản Việt Nam đă triệt hạ hầu hết những người đi ngược với đường lối của Quốc tế Cộng sản, từ những thành viên theo phe Trotsky đến những thành phần có tinh thần quốc gia chân chính và cả những người không tham gia các đảng phái chính trị. 

 

Từ giữa thập niên 1920 tại Việt Nam đă xuất hiện ba đảng cộng sản. Ở Nam kỳ có “An Nam cộng sản đảng” tổ chức này chịu ảnh hưởng của Nguyễn An Ninh. Năm 1922 trước khi rời Pháp về Sàig̣n tham gia cách mạng, ông tuyên bố “Tôi không phải là cộng sản, không xuất thân từ giai cấp vô sản, nhưng tôi tán thành những nguyên lư cộng sản. Cách mạng sẽ nổ ra ở Đông Dương trong vài năm tới nếu Pháp không thay đổi thể chế”. Năm sau Nguyễn An Ninh xuất hiện đầu tiên tại hội trường Hội Khuyến học, Đức trí và Thể dục Nam Kỳ (SAMIPIC) ngày 15/10/1923 với bài diễn thuyết “Cao vọng thanh niên” kêu gọi thanh niên, trí thức ư thức thân phận mất nước và nô lệ của ḿnh, phải dấn thân cứu nước. Hưởng ứng lời kêu gọi này, Trần Văn Giàu đă thoát ly gia đ́nh đi làm cách mạng chuyên nghiệp.  

 

Tại Trung Kỳ có tổ chức Tân Việt Cách mệnh Đảng với tôn chỉ “Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xă hội b́nh đẳng, bác ái”. Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929 khi phân hóa thành hai phái. Một phái có xu hướng quốc gia thành lập “Liên đoàn Quốc gia” và một phái ảnh hưởng tư tưởng cộng sản thành lập “Đông Dương Cộng sản Liên đoàn”.  

 

Tại Bắc Kỳ có “Đông Dương Cộng sản Đảng”, tiền thân của đảng là “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội” do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu năm 1925. Khoảng tháng 5/1929 Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Trong Đại hội các đại biểu Bắc Kỳ đề nghị thành lập đảng cộng sản, nhưng không được thông qua. Họ bèn rút khỏi hội nghị, về nước tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng. Trong “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về Phong trào Cách mạng ở An Nam” ngày 5/3/1930, Nguyễn Ái Quốc nhận xét “đó là mối bất ḥa đầu tiên” trong tổ chức đảng Cộng sản Đông Dương. (7) 

 

Tháng Giêng 1930, tại Cửu Long/Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc thi hành chỉ thị của Đông Phương Bộ là một bộ phận của Quốc tế Cộng sản, triệu tập các đại biểu ba nhóm đảng cộng sản ở Đông Dương. Hội nghị hợp nhất này diễn ra từ ngày 6/1 đến 8/2/1930 có 7 người tham dự gồm 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng (Trịnh Đ́nh Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu của An Nam Cộng sản đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu của Quốc tế Cộng sản (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn). Nhóm cộng sản thứ ba ở Trung Kỳ là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không đến kịp để dự hội nghị. Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nửa tháng sau, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng CSVN.  

 

Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất tại Hồng Kông từ 14 đến 31/10/1930 tên đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo lệnh của Quốc tế Cộng sản và Trần Phú quê quán Đức Thọ, Hà Tĩnh, từng học ở Đại học Phương Đông Mạc tư Khoa năm 1927 được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên.    

 

Bản Luận cương chính trị của đảng dựa theo bản Chính cương và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc thảo ra, nội dung xác định rơ "Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít của Cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: đánh đổ đế quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc, sau đó đưa Việt Nam tiến thẳng lên xă hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". (8)  Đó là nội dung "hai sách lược" của Cách mạng vô sản thế giới do Lenin đề ra từ năm 1905. 

Sau khi hoàn thành sứ mạng này, Nguyễn Ái Quốc được chỉ định làm Vụ trưởng Đông Á Vụ, giữ việc liên lạc giữa Mạc tư Khoa và tất cả các tổ chức của Đệ tam Quốc tế tại Đông Á và Đông Nam châu Á. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc được cử phụ trách Vụ Phương Nam thuộc Đông phương Cục/Quốc tế Cộng sản.  

Đảng CSVN vừa ra đời ở Hương Cảng (Trung Quốc) ngày 8/2/1930 th́ ba ngày sau Nguyễn Thái Học (1902-1930) và Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930) lănh tụ Việt Nam Quốc Đảng quyết định tấn công Pháp ở Yên Bái (11/2/1930). Cuộc khởi nghĩa bất thành, Nguyễn Khắc Nhu tự sát, 13 anh hùng Yên Bái bị Pháp xử tử ngày 23/3/1930.: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính và Hà Văn Lạo. 

Đến tháng 9/1930 tại Trung Kỳ diễn ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Chính quyền Xô Viết do nông dân và công nhân lănh đạo ra đời ở các xă thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhận thấy t́nh h́nh chuyển biến nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, Pháp tập trung lực lượng để đàn áp tiêu diệt các phong trào cộng sản này. Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp thực hiện trở lại chính sách khủng bố các phong trào cách mạng. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dần lắng xuống, rồi thoái trào và cuối cùng đi đến thất bại. Ngày 18/4/1931 Trần Phú -Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương bị Pháp bắt ỏ Sàig̣n và từ trần tại bịnh viện Chợ Quán ngày 6/9/1931.  

Trong thư gửi Quốc tế Cộng sản không ghi ngày, VICTO bút danh của Nguyễn Ái Quốc báo cáo “Đồng chí Tổng bí thư đă bị bắt ngày 19 hoặc 20-4. Riêng ở Hài Pḥng đă có 36 trường hợp bị bắt ngày 20-4 và 16 trường hợp bị bắt ngày 23-4. Điều đó nói lên rằng mọi hoạt động ở bốn phương đều bị lộ. Nhiều tổ chức Đảng ở địa phương đă bị giải tán, nhiều tài liệu quan trọng rơi vào tay cảnh sát. Chúng tôi nên chỉ cho các đồng chí của ḿnh kế hoạch đấu tranh như thế nào cụ thể? Nếu chúng ta cứ để họ đi theo con đường đó th́ sẽ rất manh động nguy hiểm. Tôi đề nghị Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho tất cả các tổ chức cách mạng của chúng ta tham gia với khẩu hiệu “Bảo vệ Đông Dương” cùng với những hành động: “Không can thiệp vào Trung Quốc” và “ Không can thiệp vào nước Nga Xôviết”. (9) 

Lá thư trên có thể viết vào cuối tháng 4/1931 của Nguyễn Ái Quốc báo cáo với Quốc tế Cộng sản về t́nh h́nh VN hồi đầu năm 1931. Trong giai đoạn 1930-1935, Nguyễn Ái Quốc bị Trần Phú và Hà Huy Tập cùng quê hương Nghệ Tĩnh, đều theo học Đại học Phương Đông của Quốc tế CS ở Mạc Tư Khoa, phê phán về đường lối cải lương “liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ”, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc Tế. (10)  

Điểm 4 trong ‘Sách lược vắn tắt của Đảng” đă ghi: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản. C̣n đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rơ mặt phản cách mạng th́ phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đă ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) th́ phải đánh đổ”. Điểm này được xác nhận trong “Chương tŕnh tóm tắt của đảng”: “Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tiểu tư sản và tư sản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập hiến, v.v”. (11)  

Có lẽ dựa vào điểm 4 trên, tháng 3/1935 những người chống đối Nguyễn Ái Quốc đă gởi đến Quốc tế Cộng sản bức thư phê phán nặng nề tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào cách mạng ở Đông Dương. Đó là “tàn dư của tư tưởng dân tộc cách mạng pha trộn với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa duy tâm của đảng của các đồng chí Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc”. Bức thư nhấn mạnh: “Những tàn dư ấy rất mạnh và tạo thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự phát triển chủ nghĩa cộng sản. Cuộc tranh đấu không nhân nhượng chống những học thuyết cơ hội này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của Đảng Thanh niên là rất cần thiết (…) Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê b́nh những khuyết điểm đă qua”. (12) 

Có phải v́ những cáo buộc trên, Nguyễn Ái Quốc được lịnh trở lại Liên Xô từ đầu mùa xuân 1934? Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở trường Quốc tế Lenin (1934-35) và tham dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế từ ngày 25/7/đến 20/8/1935. Trong thời gian này, Ban Lănh đạo Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương gởi Quốc tế Cộng sản bức thư đề ngày 20/4/1935, kết tội Nguyễn Ái Quốc phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” bị bắt do việc ông biết Lâm Đức Thụ trước đây là kẻ phản bội mà vẫn tiếp tục sử dụng. (13)  

Quốc tế Cộng sản đă thành lập Ban thẩm tra về những tố cáo này, nhưng không t́m ra chứng cứ. Quốc tế Cộng sản vẫn tín nhiệm Nguyễn Ái Quốc nên từ năm 1938, ông được phép trở lại Trung Quốc hoạt động. Lúc bấy giờ Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch hợp tác để kháng Nhật. Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Hồ Quang gia nhập Hồng quân Trung Quốc với cấp bậc thiếu tá công tác tại văn pḥng Bát lộ quân ở Quế Lâm, sau đó đến Côn Ninh rồi Diên An là căn cứ đầu năo của Đảng CS. Trung Quốc. Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc c̣n t́m cách liên lạc với Hồ Học Lăm (1884-1943) cùng quê hương Nghệ An, lúc bấy giờ là một sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Hoa Quốc dân Đảng. 

Trong phong trào Đông du, Hồ Học Lăm được Phan Bội Châu cử đi học Trường Vơ bị “Chấn Vơ” ở Đông Kinh, trong lớp học này có Tưởng Giới Thạch. Sau đó chính phủ Nhật trục xuất tất cả học sinh VN về nước. Hồ Học Lăm trở lại trường quân sự ở Trung Quốc, gặp lại bạn cũ họ Tưởng. Ông tốt nghiệp năm 1911, phục vụ trong quân đội của Trung hoa Quốc dân Đảng Nguyễn Ái Quốc nhờ Lê Thiết Hùng, sĩ quan cao cấp trong quân đội Tưởng Giới Thạch và là con rễ Hồ Học Lăm,, chuyển đến cụ Lăm lời yêu cầu, mong cụ bằng mọi cách giúp đỡ đảng bạn. Cụ nói: “H́nh hài, thể xác tôi lúc này là Quốc dân đảng Trung Quốc, nhưng trái tim, tâm hồn tôi thuộc về cách mạng, về Tổ quốc Việt Nam”  

Đầu năm 1936 Hồ Học Lăm cùng Nguyễn Hải Thần với sự giúp đỡ của Quốc dân Đảng Trung Hoa thành lập “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội” để đoàn kết những người Việt yêu nước thuộc mọi khuynh hướng, trong công cuộc đắu tranh giành độc lập. Năm 1937 Hồ Học Lăm đến hoạt động ở Hồ Nam và lấy tên là Hồ Chí Minh(14) Dựa vào tổ chức này, đầu năm 1940 Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo việc thành lập “Việt Nam dân tộc giải phóng đồng minh hội” ở Tĩnh Tây để tập hợp các lực lượng cách mạng VN hải ngoại và trong nước. Đại biểu Đảng CS Đông Dương mời Hồ Học Lăm tham dự với tư cách là hội trưởng hội Đồng minh cũ. Cụ bị bịnh không đến dự và gởi thư chúc mừng đề ngày 20/3/1941. Cụ yêu cầu những người kế tục hội phải “có tinh thần đoàn kết và mỗi ngày một đoàn kết then lên. Có đoàn kết mới có lực lượng. Cơ hội này rất tốt cho chúng ta, chúng ta phải cùng nhau bắt tay bước lên con đường tranh đấu”.Nhờ công tác ở Cục Tác chiến trong bộ Tổng Tham mưu của Thống chế Tưởng Giới Thạch với quân hàm cấp tướng, Hồ Học Lăm biết được tin Trung Hoa Quốc dân Đảng chuẩn bị thành lập tổ chức “Hoa quân nhập Việt”, ông t́m cách báo cho Phùng Chí Kiên tin tức này để Nguyễn Ái Quốc t́m cách ứng phó. Đến cuối tháng Giêng 1941, ông trở về Việt Nam (15) 

Trong thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 1940 ba tổng bí thư Đảng CS Đông Dương là Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ lần lượt bị mật thám Pháp bắt giam. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa 23/11/1940 thất bại, một số cán bộ cao cấp khác bị bắt như Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên và Vơ Văn Tần bí thư xứ ủy Nam Kỳ, Nguyễn Thị Minh Khai Bí thư Thành ủy Sàig̣n-Chợlớn bị Pháp bắt và kết án tử h́nh. Ngày 26/8/1941 họ bị xử bắn cùng với Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Cừ.  (C̣n tiếp)

 Lê Quế Lâm

Trở lại