Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Chương 3-2

Lê Quế Lâm

Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam 

Ngày 12/7/1940, từ Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc có bản “Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản”, trong đoạn cuối có nội dung như sau: “Lực lượng của Đảng c̣n quá yếu. Như trên đă nói, một đảng mới mười tuổi lại trải qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện c̣n đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “ngh́n năm có một”.Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra, chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: (1) Tự do hành động ở biên giới, (2) Một ít súng đạn, (3) Một chút kinh phí, (4) Vài vị cố vấn, th́ chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật -đó là hy vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc th́ tiền đồ tươi sáng là có thể nh́n thấy được. Tôi rất hy vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này”. (16)  

Đó là tiền đề cho các hoạt động trong tương lai của Nguyễn Ái Quốc. Khi Anh Mỹ Nga sắp h́nh thành mặt trận Đồng minh chống Phát xít, ông triệu tập Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Đông dương lần thứ 8ở Pắc Pó Cao Bằng từ 12 đến 19/5/1941. Ông nhận định phe Đồng minh sẽ thắng trận và "nếu chiến tranh đế quốc lần trước đă đẻ ra Liên Xô -một nước xă hội chủ nghĩa, th́ chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xă hội chủ nghĩa. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của Cách mạng thế giới và lúc đó là một bộ phận của phong trào chống Phát xít. Vận mạng của các dân tộc Đông Dương gắn liền với vận mạng của Liên Xô đồng thời cũng gắn liền với Cách mạng Trung Quốc". Ông chỉ thị việc thành lập căn cứ địa dựa vào nông thôn để xây dựng lực lượng sẵn sàng cướp chính quyền khi Đồng minh thắng trận. 

 

Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị Trung ương 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội” nhằm mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Hội gồm các thành viên là Đảng Cộng sản Đông Dương và các hội cứu quốc của các tổ chức công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, phụ lăo, Phật giáo, nhi đồng, v.v. (17) Ngày 19/5/1941 Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi: "Giải phóng dân tộc cố nhiên không phải là công việc riêng của giai cấp công nhân cũng không phải là công việc riêng của công nhân và nông dân mà là công việc chung của toàn thể nhân dân, toàn thể dân tộc. Lúc này quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, quyền lợi của một bộ phận phải phục tùng quyền lợi của toàn thể dân tộc, quyền lợi của một giai cấp phải đứng sau quyền lợi của nhân dân. Mặt trận Việt Minh chủ trương đoàn kết toàn thể dân tộc hoàn thành nhiệm vụ giải phóng trước, những ǵ đề ra có hại cho việc đại đoàn kết dân tộc th́ phải gác lại hoặc bỏ đi". 

 

Để hô hào dân chúng tham gia Mặt trận Việt Minh, nửa tháng sau khi hội nghị Pác Pó bế mạc, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi "toàn dân đoàn kết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết để tập trung lực lượng đánh đuổi Pháp Nhật giành độc lập tự do. Giờ đây công cuộc giải phóng là cao hơn tất cả! Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đuổi Pháp Nhật và tay sai của chúng để cứu nước ta khỏi ṿng nước sôi lửa bỏng". (18) Bức thư này đă tác động sâu sắc đến tinh thần dân tộc và ḷng yêu nước của các từng lớp nhân dân. Đối với một dân tộc mất nước đă có sẵn bầu nhiệt huyết nên bất cứ ai đứng ra lănh đạo cứu nước là họ tán thành và hăng hái tham gia, trong đó có rất nhiều địa chủ, trí thức và thanh niên xuất thân từ các gia đ́nh đó. 

 

Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc mang tên Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của Việt Minh và Hội Quốc tế phản xâm lược Việt Nam do ông vừa sáng lập để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc. Đây là lần đầu tiên ông mang tên Hồ Chí Minh. Vũ Anh sau này là Thứ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ, kể lại trong tập hồi kư “Đầu nguồn” như sau: “Vào khoảng cuối tháng 6/1942 tại Bắc Pó tôi được giao nhiệm vụ chuẩn bị hành trang cho Người và ông Lê Quảng Ba đi Trùng Khánh (Trung Quốc). Ngoài quần áo, tiền đi đường, tôi c̣n chuẩn bị cho người những giấy tờ cần thiết theo chỉ dẫn: -Danh thiếp mang tên Hồ Chí Minh, dưới tên là hàng chữ “Phân hội Việt Nam Hội quốc tế chống xâm lược”. –Danh thiếp mang tên Hồ Chí Minh dưới tên hàng chữ “Kư giả Thông tấn xă Quốc tế”, -Giấy giới thiệu của Việt Nam Độc lập Đồng minh hội (Việt Minh) và giấy giới thiệu của “Phân hội Việt Nam quốc tế chống xâm lược”. (19) 

 

V́ những hoạt động có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Chí Minh bị mật vụ của Tưởng Giới Thạch bắt giữ từ ngày 29/8/1942 đến tháng 10/1943. Được tin này, “Hội Quốc tế chống xâm lược ở Đông Dương” gởi thư đến đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và Thống chế Tưởng Giới Thạch đề nghị can thiệp trả tự do cho Hồ Chí Minh. Đồng thời đại diện của Đảng CS Trung Quốc ở Trùng Khánh đă tiếp xúc bí mật với các sĩ quan OSS (Cơ quan t́nh báo chiến lược Mỹ) để gợi ư rằng việc này có thể khiến Hồ Chí Minh hợp tác với phe Đồng minh. Sau khi thảo luận với đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc; OSS và cơ quan ngoại giao Mỹ thương lượng với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc để giải thoát Hồ Chí Minh khỏi nhà tù. (20) Hồ Chí Minh được trả tự do ngày 10/9/1943.   

 

Lúc bấy giờ, Nguyễn Hải Thần, đang lănh đạo Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội -một tổ chức được chính phủ Trùng Khánh ủng hộ nhằm thống nhứt các lực lượng Cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc, ông đă can thiệp với tướng Trương Phát Khuê -Tư lịnh Quân khu 4 của Trung Hoa Quốc dân Đảng ở Hoa Nam, xin phóng thích Hồ Chí Minh để ông ta và tổ chức Việt Minh gia nhập Mặt trận Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội. 

 

Tháng 11/1943, tổng thống Mỹ Roosevelt và thủ tướng Anh Churchill đến Le Caire (Ai Cập) hội đàm với Tưởng Giới Thạch. Cả ba lănh tụ đồng minh đều quyết tâm chiến đấu đuổi Nhật ra khỏi các lănh thổ bị xăm lăng. Họ đồng ư đặt Đông Dương dưới ảnh hưởng của Trung Hoa, Tiêu Văn liền xúc tiến gấp việc h́nh thành một chính phủ Việt Nam lưu vong rập khuôn các chính phủ lưu vong bên Âu Châu thời bấy giờ. Tiêu Văn là Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 của tướng Trương Phát Khuê, đang chỉ đạo "Việt Nam Cách mạng thất" của Trung Hoa Quốc dân Đảng. Y được chính phủ Trùng Khánh chỉ định phụ trách việc sắp xếp chế độ chính trị tại miền Bắc Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng. (21) 

 

Cuối tháng 3/l944, đại biểu các đảng phái, đoàn thể chống Pháp Nhật như Việt Cách, Việt Minh, Việt Quốc, Đại Việt, Hội Giải phóng Việt Nam, Việt Nam Giải phóng Đồng minh hội... tham dự Hội nghị Liễu Châu và bầu ra Chính phủ Cộng ḥa Việt Nam Lâm thời do Trương Bội Công làm Chủ tịch và các ủy viên là Nguyễn Hải Thần, Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh, Bồ Xuân Luật, Tùng Sơn, Nghiêm Kế Tổ. Hội nghị kêu gọi đồng bào trong ngoài nước đứng lên chống Pháp Nhật, thu hồi nền độc lập của nước nhà với sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc dân Đảng. 

 

Trong hội nghị này, mọi yếu nhân của các đảng phái Quốc gia đều làm ngơ, họ không biết nhân cơ hội đó để phát triển cơ sở và lợi dụng thế Đồng minh phái cán bộ về nội địa phối hợp hoạt động với các đồng chí trong nước, chỉ có Hồ Chí Minh giơ tay xin xung phong. Ông liền được cấp đầy đủ giấy tờ và công tác phí là 20 vạn quốc tệ với 20 thanh niên cán bộ do chính ông tự ư lựa chọn. (22) Dựa vào chiêu bài này Hồ Chí Minh c̣n đề nghị Trương Phát Khuê tài trợ và vũ trang để ông tổ chức lực lượng chống phá Nhật ở vùng biên giới Hoa Việt. Trương Phát Khuê đồng ư cấp cho ông mỗi tháng 5 vạn đồng quan kim để hoạt động. Nhờ sự tài trợ này, Hồ Chí Minh cho cán bộ về nước xây dựng cơ sở, vừa dùng du kích khuấy rối Nhật, vừa thu thập tin tức t́nh báo cung cấp cho Đồng minh, vừa tổ chức các đoàn thể cứu quốc và tuyên truyền cho Mặt trận Việt Minh. 

 

Cuối năm 1944, một máy bay của Mỹ bị quân Nhật bắn hỏng máy ở không phận tỉnh Cao Bằng, viên trung úy phi công tên Shaw nhảy dù xuống một khu rừng gần tỉnh lỵ được du kích Việt Minh cứu thoát và đưa về gặp Hồ Chí Minh. Ông quyết định đưa viên sĩ quan phi công sang Côn Minh trao trả cho quân Mỹ ở đây, để chứng tỏ lực lượng Việt Minh đứng về phe Đồng minh chống phát xít.  

 

Ngày 17/3/1945 ông Hồ đă tiếp xúc với trung úy Charles Fenn thuộc Cơ quan cứu trợ không quân Mỹ (AGAS), là nhân viên trực tiếp điều khiển nhóm t́nh báo của Đồng minh đang hoạt động ở Việt Nam. Ông Hồ tŕnh bày với Fenn: “Chúng tôi là mặt trận Việt Minh có chiến khu, có quân đội, đứng bên cạnh Đồng minh chống phát xít. Quân đội chúng tôi c̣n rất nhỏ bé, chỉ có mấy thanh mă tấu và súng kíp. Nếu bây giờ các bạn giúp chúng tôi đổi những thứ ấy thành súng đạn th́ quư biết mấy”. Trong thời gian ở đây ông Hồ thường đến Cơ quan thông tin chiến tranh Mỹ (AOWI) để thu thập những thông tin cần thiết, đặc biệt là những tin tức chiến sự trên thế giới. 

 

Ngày 29/3/1945 tướng Claire Lee Chennault chỉ huy Không đoàn 14 Mỹ đă gặp Hồ Chí Minh để bày tỏ sự biết ơn đă cứu viên phi công Mỹ. Ông Hồ cho biết ông rất vui ḷng giúp người Mỹ và nói thẳng “Hiện nay phong trào du kích của chúng tôi rất phát triển nhưng vũ khí, thuốc men đều thiếu thốn. Chúng tôi đề nghị quư ông tạo điều kiện để hai nước chúng ta có đầy đủ điều kiện mau chóng đánh bại phát xít Nhật”. Chennault ủng hộ ư kiến này và tặng ông Hồ 6 khẩu súng ngắn, 20 ngàn viên đạn và một số thuốc men.  

 

Ngày 10/4/1945, ông Hồ rời Côn Minh đến Quảng Tây gặp Trương Phát Khuê -Tư lịnh Quân khu IV của Trung hoa Quốc Dân Đảng, xin một số học viên Việt Nam vừa tốt nghiệp trường quân sự về nước để tăng cường lực lượng kháng chiến chống Nhật. Đề nghị này cũng được Trương Phát Khuê đồng ư. Ngày 27/4/1945 Hồ Chí Minh đă gặp thiếu tá A. Patti thuộc cơ quan T́nh báo chiến lược Mỹ (OSS) ở Tỉnh Tây. 

 

Nhờ tiếp xúc với Cơ quan thông tin chiến tranh Mỹ AOWI, Hồ Chí Minh biết được cuộc chiến thế giới sắp đi vào giai đoạn kết thúc, nên ông cấp tốc về nước chuẩn bị kế hoạch giành chính quyền. Cũng trong thời gian này Tổng hành dinh Đồng minh ở Hoa Nam của Tưởng Giới Thạch mời Tổng bộ Việt Minh sang Trung Quốc để bàn việc giúp các đảng phái Việt Nam chống Nhật. Hoàng Quốc Việt và đoàn đại biểu Việt Minh đă đến Quảng Tây tiếp xúc với chính phủ Tưởng Giới Thạch và các tổ chức cách mạng Việt Nam như Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội) và Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng).  

 

Ông Hồ Chí Minh biết được quyết định của Đồng minh tại hội nghị Yalta (4-11/2/1945) cho phép quân Tưởng Giới Thạch vào Bắc vĩ tuyến 16 giải giới Nhật, nên ông chỉ thị phái đoàn Việt Minh t́m cách mau về nước để cướp chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. Trong khi các ủy viên trong Chính phủ Cộng ḥa Việt Nam lâm thời đang sống phè phỡn ở Quảng Tây và Vân Nam, họ trông chờ quân Trung Hoa vào giải giới Nhật sẽ yểm trợ họ giành chính quyền từ tay Nhật, th́ Hồ Chí Minh nhận định rằng ai có mặt trước sẽ giành được phần thắng. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh xác định rằng: "Việc giải phóng của ta phải do ta làm lấy. Vận mạng Việt Nam sẽ do người Việt Nam quyết định ngay tại đất Việt Nam, chớ không ỷ lại vào sự chi viện trực tiếp nào từ bên ngoài"(23) 

 

Đầu năm 1945, Nhật sợ quân Đồng minh đổ bộ lên Đông Dương, quân Pháp sẽ làm nội ứng để khôi phục quyền thống trị ở đây nên vội vàng hành động trước. Ngày 9/3/1945 Sứ thần Nhật Matsumoto gởi tối hậu thư cho Toàn quyền Decoux ở Sàig̣n đ̣i Pháp đem tất cả lực lượng quân sự đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lịnh tối cao Nhật. Pháp từ chối, ngay đêm đó Nhật đánh úp các cơ sở quân sự Pháp và làm chủ t́nh h́nh khắp nơi. Hôm sau Đại sứ Nhật Yokohama đến Điện Kiến Trung (Huế) yết kiến vua Bảo Đại, và thông báo việc trao trả độc lập cho Việt Nam. Ông yêu cầu Việt Nam hợp tác với Nhật trong công cuộc xây dựng khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. 

 

Ngày 11/3, Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước kư kết giữa Pháp và Việt Nam mà triều đ́nh Huế bị Pháp cưỡng bách phải kư. Bảo Đại nhờ người Nhật t́m Ngô Đ́nh Diệm để lập chính phủ, nhưng h́nh như Nhật không đồng ư nên họ nêu lư do không t́m được Diệm. Một tháng sau, Bảo Đại yêu cầu Trần Trọng Kim đảm nhận trọng trách v́ quốc gia dân tộc, thành lập nội các.  

 

Trần Trọng Kim là học giả và sử gia chưa từng làm chính trị, đă nghĩ hưu sau 31 năm dạy học, vào thời điểm quân Nhật đưa quân vào Đông Dương (1943). Cụ nhận định “Người dân Việt Nam bị thực dân Pháp đè nén trong sáu bảy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội này, gây dựng lại nền độc lập cho đất nước.  Nhật là một nước Á Đông, nhưng đă theo Âu hóa, cũng theo gương các nước Âu Châu mở rộng chủ nghĩa đế quốc. Họ đă thôn tính Cao Ly và Măn Châu, sau đó xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Đông đă bị các nước Âu Châu chiếm làm thuộc địa. Người Nhật cũng thực hiện chính sách bá đạo như các đế quốc khác. Họ dùng lời nói nhân nghĩa và lợi dụng ḷng ái quốc của người Việt để quyến dụ.  Người Việt hiểu được cái tâm địa của Nhật, song có nhiều người muốn thừa cơ hội này để tạo ra cái không khí mới, rồi sau thế nào cũng t́m cách đối phó. Phần nhiều trí thức đều có quan niệm ấy, nhưng không có thế lực, nên không hành động ǵ cả, trừ một số người hoặc v́ ḷng nóng nảy, hoặc v́ ḷng ham danh lợi chạy theo người Nhật”.  

Trong hoàn cảnh phức tạp đó, Trần Trong Kim muốn ngồi yên nhưng vẫn không yên. Hết người này đến người khác đến bàn chuyện lập hội này hội nọ. Cụ ngao ngán nhận xét “Đảng với hội ǵ mà tinh thần không có, sự tổ chức chẳng đâu ra đâu, càng nhiều đảng nhiều hội th́ càng thêm rối việc, chớ có ích ǵ?” Có vài người Nhật tự xưng là giáo sư ở Đông Kinh sang nghiên cứu về văn hóa, thường t́m đến cụ hỏi về lịch sử và tôn giáo. Họ không nói đến chính trị, nhưng mục đích là ḍ xét t́nh ư những nhân sĩ trong nước. V́ vậy cụ chỉ nói về văn hóa, nhưng sự đi lại của người Nhật làm cho Pháp để ư đến cụ, đă có nhiều người bị bắt v́ giao thiệp với người Nhật. 

Buổi chiều ngày 27/10/1943 có mấy hiến binh Nhật và một người Nhật quen từ trước đến nhà cụ, báo tin hai người bạn của cụ vừa bị Pháp bắt và khuyên cụ nên vào trụ sở hiến binh Nhật lánh nạn. Cụ từ chối, nhưng khi nh́n ra cửa thấy hai người giống như mật thám Pháp đứng ở ngoài ḍm vào. Cụ nghĩ bụng: “ta hăy lánh đi một đêm cũng không sao” nên nhận lời sang ngủ bên nhà người Nhật quen. Sáng hôm sau Hiến binh Nhật đem xe đến, bảo có lệnh đón cụ về ở khách sạn của nhà binh Nhật. 

Đến khách sạn, cụ gặp lại người bạn cũ là Dương Bá Trạc (1884-1944) đă hợp tác với cụ soạn bộ Việt-Nam Tự điển cho hội Khai trí Tiến đức. Cụ Dương đỗ Cử nhân năm 16 tuổi (khoa Canh Tư năm 1900) cùng các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Dương đă cùng các bạn Nguyễn Quyền, Lê Đại, Lương Văn Can lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907 nên bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo và bị cưỡng bách cư trú mấy năm ở Nam Kỳ. Nay hai cụ gặp nhau trong hoàn cảnh khó khăn, dù được Nhật cho về nhà, Pháp cũng chẳng để yên. Do đó hai cụ yêu cầu Nhật đưa ra khỏi nước để gặp Hoàng thân Cường Để là người đă được chính phủ Nhật giúp đỡ. Hai cụ c̣n trù tính nhờ Nhật dàn xếp đưa Ngô Đ́nh Diệm và Huỳnh Thúc Kháng xuất ngoại v́ hai ông này đă được Cường Để ủy quyền tổ chức mọi việc. 

Cuối năm 1943, Bộ Tư lịnh quân Nhật ở Sàig̣n báo cho biết, họ sẽ đưa hai cụ đến Chiêu Nam Đảo (Singapore) “là nơi yên ổn hơn cả, ông Cường Để cũng sắp đến đấy cùng các người khác nữa sẽ họp nhau làm việc, rất là thuận tiện”. Hai cụ sống ở Singapore gần một năm nhưng chẳng thấy Cường Để. Cuối năm 1944 có lệnh bên Đông Dương đưa hai cụ đi Băng Cốc (Thái Lan), lúc đó cụ Dương lâm trọng bịnh và qua đời (10/12/1944) nên đến giữa tháng Giêng 1945 Trần Trọng Kim mới lên đường đi Băng Cốc bằng xe lửa. Ngày 10/3 cụ được tin Nhật đă đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Ngày 29/3 Nhật đưa máy bay sang Băng Cốc đón cụ về Sàig̣n.  

Về đến Sàig̣n, cụ được Bộ Tư lịnh Nhật báo cho biết: Phạm Quỳnh và các thượng thư cũ đă từ chức. Vua Bảo Đại điện mời cụ và các ông Hoàng Trọng Phu, Vũ Ngọc Oánh, Trịnh Bá Bích, Hoàng Xuân Hăn, Cao Xuân Cẩm về Huế để hỏi ư kiến. Cụ lấy làm lạ, tại sao có tên cụ mà không có tên Ngô Đ́nh Diệm. nên nói với Nhật: “Tôi không có hoạt động ǵ và cũng không có phe đảng nào cả. Gọi tôi vể Huế không có ích lợi ǵ. Xin cho tôi ra Hà Nội thăm nhà và uống thuốc”. Viên tướng Nhật trả lời “Đó là ư của vua Bào Đại muốn hỏi ông về viêc lập chính phủ mới, ông cứ ra Huế rồi sẽ biết”. 

Trong thời gian ở Sàig̣n lần đầu tiên cụ gặp Ngô Đ́nh Diệm. Ông Diệm hỏi cụ: “Cụ mới về đây, cụ có biết tin ǵ không?” Cụ đáp: “Người Nhật lạ quá họ chẳng cho chúng tôi biết ǵ cả. Tôi vừa thấy trong Bộ Tư lịnh nói ở Huế các thượng thư đă từ chức rồi. Vua Bảo Đại gọi ông Hoàng Trọng Phu vào bàn việc lập chính phủ mới”. “Thế à? Sao người Nhật không cho tôi biết?”. rồi ông Diệm đứng dậy nói “Tôi phải vào Tư Lịnh Bộ có chút việc, sáng sớm mai tôi lại về Vĩnh Long”. 

Buổi sáng ngày 5/4/1945 Trần Trọng Kim đến Huế được lănh sự Nhật tại đây là Urabé đón tiếp khi cụ vừa xuống xe lửa và đưa cụ đến gặp Yoko-hama, Cố vấn Tối cao Nhật. Hai hôm sau cụ vào hoàng cung yết kiến vua Bảo Đại. Nhà vua nói: “Trước kia Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ Thượng thư đă tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẩm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc”. Cụ tâu rằng: “Việc lập chính phủ, Ngài nên dùng người đă đự định từ trước, như Ngô Đ́nh Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẳn sàng. Tôi nay phần th́ già yếu bệnh tật, phần th́ không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin Ngài cho tôi về nghỉ”. 

Bảo Đại cho biết đă có điện gọi Ngô Đ́nh Diệm nhưng sao không thấy về? Cụ trả lời: “Khi tôi qua Saig̣n, có gặp Ngô Đ́nh Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói ǵ cả. Vậy hoặc có ǵ sai lạc chăng, Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. C̣n tôi th́ xin Ngài cho ra Bắc”. Bảo Đại nói: “Vậy ông hăy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào th́ hăy ra Bắc”. Khoảng ba bốn ngày cụ lại đi hỏi cố vấn tối cao Nhật xem có tin tức ǵ về ông Diệm chưa? Trước th́ họ nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được.  

Vua Bảo Đại thấy t́nh thế kéo dài măi cũng sốt ruột nên triệu cụ vào nói “Trước kia người ḿnh chưa độc lập, nay có cơ hội cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ th́ người Nhật bảo ḿnh bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên v́ nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước”. Cụ liền tâu: “Nếu v́ quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức ǵ cả, song Ngài nói v́ nghĩa vụ đối với nước, th́ dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin Ngài cho tôi vài ngày để tôi t́m người”. Cụ bàn với Hoàng Xuân Hăn t́m người xứng đáng làm bộ trưởng với nguyên tắc: một là phải có đủ học thức và tư tưởng về chính trị; hai là phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kinh phục. Nội các Trần Trọng Kim đều là những trí thức tên tuổi gồm có: 

 

-  Trần Trọng Kim, Giáo sư, Nội các Tổng trưởng. 

- Trần Đ́nh Nam, Y sĩ, Bộ trưởng Nội vụ. 

- Trần Văn Chương, Luật sư, Bộ trưởng Ngoại giao. 

- Trịnh Đ́nh Thảo, Luật sư, Bộ trưởng Tư pháp. 

- Hoàng Xuân Hăn, Toán học Thạc sĩ, Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ. 

- Vũ Văn Hiền, Luật sư, Bộ trưởng Tài chánh. 

- Phan Anh, Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên. 

- Lưu Văn Lang, Kỹ sư, Bộ trưởng Công chánh. 

- Vũ Ngọc Anh, Y khoa bác sĩ, Bộ trưởng Y tế. 

- Hồ Tá Khanh, Y khoa bác sĩ, Bộ trưởng Kinh tế. 

- Nguyễn Hữu Thi, Y sĩ, Bộ trưởng Tiếp tế. 

 

 Trần Trọng Kim đă từng nhận xét “Nhật dùng những phương pháp quỉ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ”  “dùng những lời nhân nghĩa để nhử người ta vào tṛng của ḿnh mà thống trị cho đễ, chứ sự thực chỉ v́ lợi mà thôi, không có ǵ là danh nghĩa cả”. Cụ đă nhận định như vậy “thế mà tự đâu nó bắt buộc tôi làm những việc tôi không muốn làm. H́nh như ngoài cuộc nhân sinh vật chất của người ta, có cái thế lực u uẩn, huyền bí, an bài hết cả mọi việc theo đúng cái nghiệp của từng người, giống như một tấn tuồng sắp đem ra diễn, đă có người xếp đặt đâu đấy cả rồi, ai đóng vai tṛ nào là phải đóng cho hết tṛ, chớ không từ chối được”. V́ cái nghiệp cụ Trần phải làm thủ tướng và hơn 4 tháng sau cụ khuyên vua Bảo Đại trao quyền cho Việt Minh. Từ đó cũng v́ cái nghiệp, Hồ Chí Minh và những người kế nghiệp ông đều đóng trọn vai tṛ, dù t́nh thế có những thay đổi lớn trong khoảng thời gian dài của lịch sử.   

 

Chính phủ Trần Trọng Kim công bố chương tŕnh gồm ba điểm: "Việc thứ nhất là làm sao đạt cái hy vọng của quốc dân Việt Nam khiến cho Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, khôi phục trạng thái từ xưa và lo toan cho ngày càng mạnh mẽ toàn vẹn. Việc thứ hai là lo giải quyết vấn đề gạo ăn, v́ trước hai vấn đề chính trị và văn hóa cốt yếu nhất là vấn đề gạo ăn. Việc thứ ba là kiến thiết tâm lư dân tộc Việt Nam mà phương pháp tiến hành trước tiên là phải cải thiện phương pháp giáo dục, chấn hưng thanh niên, vận động và t́m cách đè nén những tổ chức không chính đáng cốt khiến cho tinh thần quốc gia của nhân dân được bền vững".  

 

Trong tuyên cáo gởi quốc dân, nội các Trần Trọng Kim cho biết mục đích mà chính phủ hết sức theo đuổi là "hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố độc lập của quốc gia và gây mạnh cái tinh thần yêu nước trong mọi giai tầng xă hội". Chính phủ sẽ "xóa bỏ những h́nh án bất công để những người ái quốc c̣n bị giam cầm trong lao ngục có thể tùy tài sức mà tham dự vào công cuộc kiến thiết quốc gia". Riêng nạn tham nhũng là cái tệ được dung túng từ trước, nay nước nhà đă bước vào một kỷ nguyên mới, nội các Trần Trọng Kim chủ trương "cần phải trừ cho tiệt" tệ nạn này. (24) 

 (c̣n tiếp đoạn chót)

 Lê Quế Lâm

Trở lại