Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Phần 2

Lê Quế Lâm  

 

Giới thiệu tóm lược nội dung tác phẩm (II) 

Cuộc đàm phán Mỹ-Bắc Việt bắt đầu từ ngày 13/5/1968 tại Paris. Phái đoàn Mỹ do Averell Harriman và Cyrus Vance làm trưởng và phó đoàn. Phía Hà Nội do Xuân Thủy và Hà Văn Lâu làm trưởng và phó đoàn. Trong thời gian đầu hai bên chỉ tranh luận về đề tài Cộng sản Bắc Việt và Hoa Kỳ, ai là kẻ xâm lăng miền Nam Việt Nam? Đến đầu tháng 6/1968 Hà Nội gởi Lê Đức Thọ -ủy viên Bộ Chính trị sang Paris làm cố vấn phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó cuộc họp mới đi vào mục tiêu chính. Đ̣i hỏi của Bắc Việt là Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc và các hoạt động chống lại nước VNDCCH. Harriman đồng ư nhưng trước hết Hà Nội phải thảo luận nghiêm chỉnh để giải quyết chiến tranh ở miền Nam. 

 

Theo Harriman, muốn nói chuyện nghiêm chỉnh vấn đề Nam VN phải có đại diện của Sàig̣n tham dự hội nghị. Chính phủ VNCH và quân đội của nó là một thực thể mà chính phủ VNDCCH không thể lờ đi được. Nó phải được tham gia vào bất cứ cuộc nói chuyện nào về tương lai chính trị Miền Nam. C̣n MTGPMN chỉ là tay sai của Bắc Việt ở miền Nam, quân đội của nó do sĩ quan Bắc Việt chỉ đạo. Harriman bày tỏ với Thọ “cả Hà Nội lẫn Hoa Thạnh Đốn đều không có quyền định đoạt tương lai chính trị của miền Nam VN. Chúng ta cần tập trung t́m cách chấm dứt chiến tranh để nhân dân Miền Nam quyết định tương lai chính trị của họ”. Harriman nhắc lại lời của ông Lê Đức Thọ ủng hộ cương lĩnh MTGPMN chủ trương có sự độc lập cho Nam Việt Nam và nói rằng: “Nếu thế th́ chúng ta có thể được một giải pháp thực hiện mục đích đó. Có nhiều điểm trong cương lĩnh của Mặt trận cũng phù hợp với ư nghĩ của phía Mỹ. Để đi tới thoả thuận về quyền tự quyết cho nhân dân Nam VN, chúng tôi yêu cầu có đại diện chính phủ VNCH ở phía chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn chấp nhận là phía các ông có đại diện của Mặt trận, của Liên minh hoặc người nào khác”.  

 

Trong cuộc họp công khai lần thứ 26 ngày 16/10/1968, Harriman trao cho Xuân Thủy đề nghị: khi nào Bắc Việt chịu họp với VNCH và MTGPMN th́ Mỹ sẽ ngưng ném bom Bắc Việt. Ngày 21/10 Xuân Thủy báo cho Harriman biết: “Chính phủ VNDCCH sau khi trao đổi ư kiến với Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng đồng ư rằng sau khi Hoa Kỳ chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH sẽ có cuộc hội nghị bốn bên gồm VNDCCH, Mặt trận Dân tộc GPMNVN, Hoa kỳ và VNCH, nhằm t́m một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam”.  

 

Hai bên đồng ư có cuộc họp 4 bên, vấn đề kế tiếp là khi nào Mỹ chấm dứt ném bom và ngày nào cuộc họp sẽ khai diễn? Lúc bấy giờ Johnson muốn cuộc họp diễn ra ngày 2/11/1968, năm ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Johnson hy vọng kế hoạch ḥa b́nh của ông sẽ giúp ứng cử viên đảng Dân chủ -Phó tổng thống Humphrey đắc cử. Do đó Xuân Thủy báo cho Harriman “Nếu ngày 2/11 các ông muốn họp phiên đầu tiên th́ ngày 27/10 các ông phải chấm dứt ném bom”. Đây là điều khó khăn cho Johnson v́ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chưa chấp nhận đàm phán.  

 

Không thuyết phục được VNCH, ngày 31/10/1968 Johnson phải đơn phương tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc. Cuộc họp 4 bên dự trù diễn ra ngày 6/11, nhưng ngày 2/11 trước lưỡng viện Quốc hội, Thiệu tuyên bố VNCH không tham dự hội nghị 4 bên ở Paris. Kế hoạch ḥa b́nh của đảng Dân chủ kể như thất bại. Nixon đắc cử tổng thống với 50,3% c̣n Humphrey đạt 49,7% chỉ kém Nixon 500 ngàn phiếu (0,6%). Nếu Thiệu chấp nhận ủng hộ kế hoạch ḥa b́nh của Johnson, kết quả bầu cử có thể sẽ khác đi.  

 

Mối bất đồng giữa giữa lănh đạo HK và VNCH xảy ra đúng vào ngày Sài G̣n kỷ niệm đệ nhất chu niên nền Đệ nhị Cộng Ḥa. (1/11/1968) là điềm xấu của chế độ tự do ở miền Nam VN. Từ 1969 các lănh tụ Đảng Dân chủ Mỹ không c̣n liên lạc với Ṭa Đại sứ VNCH ở Washington. Sau HĐ Paris 1973, Đảng Dân chủ nắm đa số ở Quốc Hội, họ từng bước cắt giảm viện trợ và chấm dứt yểm trợ VNCH hồi đầu năm 1975.   

 

Ba tháng trước khi rời Bạch cung, Johnson quyết định ngưng hoàn toàn việc ném bom Miền Bắc, mời hai chính phủ ở Miền Nam là VNCH và MTGPMN tham dự đàm phán với Mỹ và Bắc Việt để họ tự quyết định công việc nội bộ của họ. Johnson đă chấm dứt giai đoạn Mỹ trực tiếp điều khiển cuộc chiến, bàn giao nhiệm vụ cho người kế nhiệm điều động cuộc chiến trên cả hai mặt chiến thuật và chiến lược trong giai đoạn mới: VNCH đảm nhận cuộc chiến, HK tiến hành đàm phán chấm dứt chiến tranh và rút quân. 

 

Trong diễn văn nhậm chức ngày 20/1/1969, tân tổng thống HK Richard Nixon tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh VN trong danh dự và trên một căn bản hợp lư được mọi người chấp nhận để từ đó tạo dựng một nền ḥa b́nh bền vững cho thế giới. Ḥa b́nh là ưu tiên số một trong chính sách của ông. 

 

Ngày 24/7/1969 Nixon đến một quần đảo ở phía Nam Thái B́nh Dương để chào đón phi hành gia Neil Amstrong -người đầu tiên của trái đất đă đổ bộ lên mặt trăng trên phi thuyền Apollo 11. Hôm sau trong cuộc họp báo ở đảo Guam, Nixon công bố chính sách mới của ông về chiến tranh VN, bắt đầu rút quân khỏi Nam Việt Nam. Chính sách này được ông tŕnh bày với nhân dân Mỹ trong diễn văn ngày 3/9/1969. Ông cho biết sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để kết thúc chiến tranh VN, không phải bằng cách rút quân mà là đàm phán ḥa b́nh, đảm bảo được sự ổn định ở Nam VN. Để thực hiện mục tiêu này, HK vẫn duy tŕ các cam kết viện trợ kinh tế quân sự, nhưng từ nay VNCH phải tự giải quyết cuộc chiến của họ. Đó là chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization of the Vietnam War) của Nixon.  

 

Hai mục tiêu chính của HK trong việc thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh là trao dần trách nhiệm cho chính phủ VNCH để Mỹ chấm dứt sự can dự và hoàn tất nhiệm vụ kết thúc chiến tranh bằng một giải pháp chính trị công bằng. Một giải pháp không những phù hợp với lợi ích lớn nhất của các dân tộc mà c̣n là mẫu mực để giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế trong giai đoạn ḥa b́nh, hữu nghị và hợp tác. 

 

Trước Đại hội đồng LHQ năm 1970, Nixon thúc hối các vị lănh đạo thế giới hăy cùng nhau giải quyết để "25 năm c̣n lại của thế kỷ này sẽ là một thế giới không chiến tranh, tṛn một thế hệ sống trong ḥa b́nh". Ông mong muốn "chấm dứt thời đại của những sự đối đầu, chuyển sang một thời đại mới, thời đại của những cuộc thương thuyết trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau". Ông nêu ra các yếu tố có lợi ích chung cho cả hai nước để kêu gọi LX hợp tác với HK trong mục tiêu bảo vệ ḥa b́nh thế giới: - không một bên nào muốn có một trận chiến tranh nguyên tử, - chi phí lớn lao của cuộc chạy đua tăng cường vũ lực, - khả năng hợp tác và phát triển thương mại giữa hai nước, - những đ̣i hỏi tổng quát về việc phát triển kinh tế và xă hội. 

 

Trước đó tại bàn đàm phán Paris, HK và CS Bắc Việt đă thỏa thuận mở rộng cuộc thương thảo để hai bên miền Nam VN gặp nhau để họ trực tiếp giải quyết công việc nội bộ mà không có sự can thiệp của bên ngoài. Nixon đă thuyết phục Thiệu chấp nhận gởi phái đoàn VNCH sang Paris tham dự ḥa đàm. Phái đoàn do đại sứ Phạm Đăng Lâm làm trưởng đoàn cùng các thành viên là Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Ngọc Huy, Vương Văn Bắc, Nguyễn Thị Vui, Nguyễn Triệu Đang. Ngoài ra Phó TT Nguyễn Cao Kỳ được cử làm cố vấn theo dơi cuộc đàm phán. Phái đoàn Mỹ do Henry Cabot Lodge dẫn đầu. Phái đoàn VNDCCH vẫn do Xuân Thủy làm trưởng đoàn, Lê Đức Thọ làm cố vấn. Phái đoàn MTGPMN do Trần Bửu Kiếm, trưởng ban đối ngoại của Mặt trận làm trưởng đoàn. Ngày 8/6/1969 chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam ra đời, Trần Bửu Kiếm đảm nhận chức vụ bộ trưởng Phủ thủ tướng, bà Nguyễn Thị B́nh -bộ trưởng Ngoại giao thay thế Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn.   

 

Hội nghị bốn bên chính thức khai diễn tại Paris từ 25/1/1969. Hà Nội vẫn duy tŕ lập trường cũ 4 điểm ngày 8/4/1965. Ngày 7/5/1969, trong cuộc gặp riêng với Xuân Thủy, Lodge cho biết đă nghiên cứu bốn điểm kể trên và đưa ra một số đề nghị. Về điểm 1, Mỹ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN, Mỹ chỉ t́m cách tạo ra một t́nh h́nh trong đó Bắc VN chung sống với các nước láng giềng ở Đông Nam Á, nhưng miền Nam VN không thể thực hiện được quyền cơ bản đó chừng nào c̣n có mặt của các lực lượng từ bên ngoài xâm nhập vào miền Nam VN. V́ vậy hai bên cùng rút quân. Về điểm 2, Mỹ sẳn sàng đ́nh chỉ những hoạt động chiến tranh đối với miền Bắc, nhưng phải khôi phục giới tuyến 17 và khu phi quân sự.  

 

Mỹ đồng ư điểm 4: Việc thống nhất VN sẽ do nhân dân hai miền tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. C̣n điểm 3 th́ quan điểm hai bên có khác nhau, nhưng Lodge nhận thấy tuyên bố của Trần Bửu Kiếm trong phiên họp thứ 14 -ngày 26/4/1969 nói rằng “tổng tuyển cử tự do có thể mở đường cho một cuộc thảo luận bổ ích” và đề nghị Mặt trận nói chuyện với Sài G̣n, “lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam do các bên miền Nam giải quyết". Theo Lodge, MTGPMN đă đưa ra một giải pháp thực tế tỏ rơ thiện chí muốn có nói chuyện giữa những người Nam VN để giải quyết không những vấn đề quân sự mà cả vấn đề chính trị. 

 

Ngày 8/5/1969 MTGPMN công bố lập trường 10 điểm. Lập trường này có vẻ mềm dẻo hơn, họ không c̣n đ̣i giải quyết công việc nội bộ miền Nam VN theo cương lĩnh của họ mà thực chất là do Hà Nội soạn thảo. 

- Điểm 1: Tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ. 

- Điểm 2: Chính phủ Mỹ phải rút hết quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Mỹ và chư hầu ra khỏi MN mà không được đ̣i hỏi điều kiện ǵ. 

- Điểm 3: Quyền của nhân dân VN chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc ḿnh là quyền tự vệ thiêng liêng bất khả xâm phạm. Vấn đề các lực lượng vũ trang ở MN sẽ do các bên VN cùng nhau giải quyết. 

- Điểm 4: Nhân dân miền Nam VN tự quyết định công việc nội bộ của ḿnh, không có sự can thiệp của nước ngoài. 

- Điểm 5: Trong thời gian từ khi ḥa b́nh được lập lại cho đến khi tổng tuyển cử không một bên nào được cưỡng bức nhân dân miền Nam VN phải chấp nhận chế độ chính trị của ḿnh. 

- Điểm 6: Miền Nam VN thực hiện chính sách ngoại giao ḥa b́nh trung lập.  

- Điểm 7: Việc thống nhất VN sẽ thực hiện từng bước bằng phương pháp ḥa b́nh trên cơ sở bàn bạc và thảo luận giữa hai miền không có sự can thiệp của bên ngoài. 

- Điểm 8: Hai miền Nam Bắc cam kết không tham gia liên minh quân sự với nước ngoài, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội và sự bảo hộ của bất cứ nước nào, liên minh hoặc khối quân sự nào. 

- Điểm 9: Giải quyết những hậu quả của chiến tranh như thả những người bị bắt, Mỹ bồi thường chiến tranh cho cả hai miền. 

- Điểm 10: Các bên sẽ thỏa thuận về một sự giám sát quốc tế đối với việc rút quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Mỹ và các nước chư hầu thuộc phe Mỹ ra khỏi VN. 

 

Lập trường trên của MTGPMN có nhiều điểm phù hợp với chủ trương của Mỹ, trở thành cơ sở để chấm dứt chiến tranh. Ngày 14/5/1969, nói chuyện với dân chúng Mỹ qua hệ thống truyền h́nh, Nixon đưa ra giải pháp chấm dứt chiến tranh VN bằng đề nghị quân đội Mỹ và Bắc Việt cùng triệt thoái khỏi miền Nam VN trong ṿng một năm sau khi hiệp định ḥa b́nh được kư kết. Một cơ cấu quốc tế được thành lập để kiểm soát việc rút quân và giám sát cuộc tuyển cử tự do ở Miền Nam để nhân dân Miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. Lê Đức Thọ bác bỏ đề nghị hai bên cùng rút quân. Trong bàn đàm phán ở Paris, ông thường nói với Kissinger: “Quân Mỹ rút về Mỹ, c̣n quân đội chúng tôi đóng trên đất nước chúng tôi th́ rút đi đâu? Truyên thống dân tộc chúng tôi, nơi nào đất nước bị ngoại bang xâm lược th́ người dân phải chiến đấu để bảo vệ”. V́ thế cuộc diện “vừa đánh vừa đàm” tiếp tục diễn ra.  

 

Chủ trương của Hà Nội là chiến thắng Mỹ không phải ở bàn hội nghị mà ở chiến trường. Họ dự trù mở một trận tấn công lớn vào năm 1972, lúc đó có cuộc bầu cử thổng thống ở Mỹ, trong khi ở Nam VN chỉ c̣n khoảng năm bảy chục ngàn quân Mỹ, phần lớn không tác chiến. Hà Nội kỳ vọng TT Nixon sẽ nhượng bộ như Johnson hồi năm 1968.  

 

C̣n TT Nixon t́m cách nói chuyện với LX và TC để kết thúc chiến tranh VN, mở đầu giai đoạn ḥa dịu, chấm dứt cuộc xung đột Đông Tây, xây dựng một thế hệ ḥa b́nh. Từ năm 1969 HK đă thương thảo với LX về vũ khí nguyên tử ở Helsinki (Phần Lan). HK hứa cho LX hưởng qui chế tối huệ quốc trong việc giao thương và bán cho LX một số lớn lúa ḿ với giá rẻ với điều kiện thanh toán dễ dàng. HK thừa nhận Bắc Kinh là một thực thể chính trị quan trọng cho sự hợp tác ḥa b́nh và an ninh thế giới. HK không c̣n phản đối việc TC xin gia nhập LHQ. Từ năm 1971 Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa trở thành hội viên của tổ chức quốc tế này và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An, ngang hàng với LX và HK. 

 

Với thiện chí và hành động cụ thể làm tiền đề như Mỹ rút quân khỏi VN, cuộc đàm phán ḥa b́nh đang diễn ra ở Paris, TT Nixon đóng vai tṛ sứ giả ḥa b́nh đi Mạc tư Khoa và Bắc Kinh trong 10 tháng cuối của nhiệm kỳ để xây dựng nền tảng cho mối quan hệ Đông Tây. HK sẽ chấm dứt chiến tranh VN trong danh dự và trên căn bản được các phe liên hệ chấp thuận. 

 

Trước khi đi Bắc Kinh, Nixon đă xác nhận với TT Thiệu: “Tôi xin cam đoan với Ngài rằng tôi sẽ đưa ra lập trường của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Ḥa một cách minh bạch và mạnh mẽ là cuộc chiến tại Việt Nam phải được kết thúc bằng những cuộc thương lượng trực tiếp với Hà Nội, hoặc nếu không được như thế th́ bằng khả năng mỗi ngày mỗi lớn của Việt Nam Cộng Ḥa để tự vệ và chống lại sự xâm lược của Hà Nội”. Đây là lá thư đầu tiên trong gần 30 thư của Nixon gởi TT Thiệu đề ngày 30/12/1971. 

 

Ngày 21/2/1972 Nixon đến TQ, đề tài tranh căi gay gắt là vấn đề “đế quốc bá quyền” và t́nh h́nh bất ổn định trên thế giới. Khi đề cập đến “nước nào trong hai siêu cường hạt nhân là nguy hiểm hơn?” Mao Trạch Đông nói thẳng: “Hiện nay vấn đề xâm lược do Trung Quốc gây ra là tương đối nhỏ, v́ các ông muốn rút một phần quân đội của các ông về đất ḿnh, c̣n quân đội của chúng tôi th́ không kéo ra nước ngoài”. Nhận định của Mao cho thấy LX là mối quan tâm chủ yếu của Bắc Kinh đối với nền an ninh thế giới. Nixon c̣n hỏi thẳng Mao: “Đối với Trung Quốc, sự xâm lăng từ Mỹ hay sự xâm lăng từ Liên Xô, nguy cơ nào là nghiêm trọng nhất?” Mao trả lời: “Nguy cơ từ Liên Xô”.  Thông cáo chung Thượng Hải kết thúc chuyến công du của TT Nixon đến TQ nêu rơ: “Cả hai bên đều không âm mưu cầu bá quyền và đều phản đối bất cứ nước nào hay tập đoàn nào cố gắng thiết lập bá quyền đó ở khu vực châu Á”. Do cam kết trên, HK từng bước rút khỏi miền Nam VN để chứng tỏ họ không phải là kẻ bá quyền. 

 

Sau cuộc hành quân của QLVNCH vào Cam Bốt và Hạ Lào năm 1970 và 1971, các giới b́nh luận chiến sự HK có khuynh hướng đồng t́nh với sự tuyên truyền của Hà Nội cho rằng “Các cuộc thử sức nói trên chứng tỏ QLVNCH -xương sống của kế hoạch Việt hóa chiến tranh, không thể đương đầu nổi với quân CS Bắc Việt”. Những lập luận trên đă khuyến khích Hà Nội thực hiện một nổ lực cuối cùng như hồi Tết Mậu Thân. Họ mở cuộc tấn công quy mô trong thời điểm quân Mỹ rút đi gần hết và tại HK đang chuẩn bị cuộc bầu cử mà khuynh hường chủ ḥa đang bao trùm trong dư luận.  

 

Cuộc tấn công mùa Hè 1972 của CSBV diễn ra vào lúc LX và HK chuẩn bị cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 5. Kissinger được chỉ thị phải đ̣i Brezhnev chấp nhận hợp tác với Mỹ để ḥa giải vấn đề VN. Nixon coi đây là điều kiện tiên quyết trước khi thảo luận các đề tài khác. HK khẳng định không có một thỏa thuận nào với LX cho đến khi nào LX thuyết phục được Hà Nội chấm dứt chiến tranh bằng thương thuyết. 

 

Ngày 26/4/1972 nói chuyện với dân chúng Mỹ qua hệ thống truyền h́nh, Nixon tuyên bố sẽ nối lại cuộc đàm phán ở Paris “với kỳ vọng là những cuộc thảo luận hữu ích này sẽ đi đến tiến bộ nhanh chóng qua mọi ngả, mọi đường hiện có”. Nixon lên án việc Bắc Việt đưa 3 sư đoàn chính qui vượt khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 để tấn công VNCH. Hành động này đă vi phạm hiệp định mà Bắc Việt đă kư hồi năm 1954 và vi phạm thỏa hiệp đă đạt được với TT Johnson hồi năm 1968 khi HK ngưng ném bom miền Bắc để đổi lại việc Hà Nội hứa sẽ tôn trọng vùng phi quân sự. Nixon xác nhận là HK không bao giờ chủ trương xâm chiếm miền Bắc VN hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới. HK đề ra giải pháp ḥa b́nh danh dự cho cả đôi bên, trong đó hai miền Nam Bắc VN đề phải tôn trọng nền độc lập của nhau. 

 

Cuộc đàm phán tiếp tục trở lại nhưng Hà Nội vẫn tỏ ra cứng rắn trong các đ̣i hỏi của họ, đồng thời tiến hành kế hoạch quân sự, bao vây An Lộc -cửa ngỏ phía Bắc Sài G̣n. Để chống lại lời tố cáo của Nixon lên án Bắc Việt vượt vùng phi quân sự xâm lược miền Nam, Hà Nội tuyên bố: “Bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam bị xâm lược th́ mỗi người Việt Nam đều có quyền và có nghĩa vụ chiến đấu chống xâm lược để bảo vệ độc lập và tự do của tổ quốc”. 

 

Trước sự quyết liệt của Hà Nội, Nixon cho rằng cuộc xâm lăng của BV cần phải đánh bại và phải được đối phó bằng hành động. Ông ra lịnh thả ḿn xuống những hải lộ đi vào các cảng ở Hải Pḥng nhằm ngăn cản việc tiếp liệu bằng đường biển của các nước cộng sản giúp Hà Nội. 

 

Khi ra lịnh phong tỏa, rải ḿn các cảng ở miền Bắc VN, ngày 8/5/1972 Nixon gởi TT Thiệu lá thư thông báo quyết định này. Ông xác nhận: “Xứ sở Ngài cũng như xứ sở tôi không bao giờ bắt Hà Nội phải chịu một sự thất bại quân sự. Chúng tôi luôn luôn cố gắng chấm dứt cuộc xung đột qua ngỏ thương thuyết bằng cách nào để cho nhân dân miền Nam Việt Nam c̣n được cơ hội quyết định tương lai ḿnh mà không bị bên ngoài cưỡng ép hay can thiệp”.  

 

Nixon viết tiếp “Một cuộc ḥa giải bằng thương thuyết vẫn là đường lối chúng tôi ưa chuộng hơn. Nhưng Hà Nội đă đưa ra cho chúng tôi những điều kiện tiên quyết tuyệt đối không thể chấp nhận được và sự thử thách quân sự của họ đối với Ngài và đồng minh của Ngài không cho phép một sự lựa chọn nào khác hơn là đáp ứng theo lối mà chúng ta phải làm”. Nixon cho biết thêm: “Các hành động trên sẽ tiếp diễn cho đến khi nào một cuộc ngưng bắn có quốc tế kiểm soát trên toàn cỏi Đông Dương và tù binh Mỹ được phóng thích. Khi các điều kiện trên đă được đáp ứng, Hoa Kỳ sẽ ngưng mọi hành động vũ kực ở Đông Dương, và lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam trong ṿng 4 tháng”.   

 

Dù có những hành động quyết liệt đối với Hà Nội, cuộc họp thượng đỉnh giữa hai siêu cường vẫn tiến hành như dự liệu. Nixon cho rằng không có con đường khác tốt hơn cho HK và LX là phải chấm dứt đối đầu và xung đột, chấp nhận nguyên tắc bất can thiệp, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Đó là giải pháp công bằng giúp các cường quốc rút khỏi các vùng tranh chấp, tạo bầu không khí hiểu biết lẫn nhau để phát triển mối thân hữu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. 

 

Cuộc họp giữa Nixon và Breznhev tại Mạc tư Khoa ngày 22/5/1972 diễn ra trong chiều hướng thuận lợi, một loạt dự án hợp tác Nga Mỹ được vạch ra. Song song với nỗ lực chung của hai nước cam kết giảm bớt xung đột đi đến loại trừ hoàn toàn nguy cơ xung đột vũ trang, hai bên đă kư một thỏa ước lịch sử về "Hạn chế vũ khí tấn công chiến lược" (SALT).  

 

Kết quả cụ thể của việc b́nh thường hóa quan hệ Đông Tây là "Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam" được kư kết 8 tháng sau đó. VN là thế giới chấp tranh được thu gọn lại, giải pháp mà 5 cường quốc Hội đồng Bảo an và trên hết là ba thế lực lớn HK, LX và TC đă chấp nhận cũng là giải pháp để giải quyết các vấn đề xung đột của thế giới dựa trên nguyên tắc bất can thiệp và quyền tự quyết của các dân tộc. 

                                                                         

                                                                      * 

Trước áp lực mạnh của HK để kết thúc chiến tranh và do thúc ép của LX, TC cộng với t́nh h́nh chính trị tại Mỹ cho thấy Nixon đang dẫn đầu hơn ứng cử viên bồ câu McGovern hơn 30% số phiếu thăm ḍ, chắc chắn ông ta sẽ tái đắc cử vào ngày 7/11/1972, nên hành động tốt nhất đối với Bắc Việt là chấp nhận thỏa hiệp với chính quyền Nixon hơn là đợi đến kết quả bầu cử. Do đó từ cuối tháng 7/1972 cuộc mật đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ tiếp tục trở lại. Lần này Hà Nội tỏ ra ḥa hoăn với những đề nghị tiến bộ hơn nhiều, họ không c̣n đ̣i loại bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.  

 

Ngày 11/9/1972, Bắc Việt đưa ra đề nghị mới, họ nhấn mạnh đến "nguyên tắc giải quyết vấn đề nội bộ Miền Nam Việt Nam là phải xuất phát từ t́nh h́nh thực tế có hai chính quyền và các lực lượng chính trị khác. Do đó cần thành lập ở Miền Nam Việt Nam một chính phủ ḥa hợp dân tộc lâm thời gồm ba thành phần ngang nhau để đảm đang mọi công việc trong thời gian quá độ để tổ chức tổng tuyển cử thực sự tự do dân chủ". Hai tuần sau, trong cuộc mật đàm lần thứ 19, lần đầu tiên Bắc Việt đồng ư một cuộc ngưng bắn tại chỗ với một giải pháp chính trị cho miền Nam VN.  

 

Ngày 8/10 Hà Nội đưa ra bản dự thảo hiệp định, gần như họ đồng ư mọi đề nghị của HK kèm theo một số điều kiện của họ để hai bên thảo luận trong kỳ họp tới. Hai ngày sau, bản dự thảo hiệp định được Kissinger thông qua và một lịch tŕnh dự trù tiến hành được hai bên chấp thuận: 

- Ngày 18/10: Kissinger đi Sài G̣n tham khảo dự thảo hiệp định với chính phủ VNCH. 

- Ngày 21/10:  HK ngưng oanh tạc và tháo gỡ ḿn ở các cửa biển Miền Bắc. 

-Ngày 23/10 Kissinger đi Hà Nội. 

- Ngày 24/10: Kissinger và Lê Đức Thọ phê chuẩn bản dự thảo hiệp định sau khi được chính phủ VNCH đồng ư. 

- Ngày 26/ 10: Bản văn hiệp định được bốn bên kư kết tại Paris. 

- Ngày 27/10: Cuộc ngưng bắn bắt đầu. 

 

Vấn đề duy nhất mà Hà Nội không chịu nhượng bộ là việc rút quân của họ khỏi MNVN, Nixon cho rằng: "Hoa Kỳ không có cách nào bắt buộc Bắc Việt phải nhượng bộ điểm này". Theo ông, "dù VNCH có xoay ngược được thế cờ, tái chiếm Quảng Trị và cố thủ B́nh Long nhưng BV vẫn c̣n chiếm đóng nhiều khu vực rộng lớn ở MN dọc theo khu phi quân sự và trên vùng cao nguyên. Nếu đi đến ḥa giải lại đ̣i BV phải cho không những lănh thổ mà VNCH không thể giành lại được, th́ BVsẽ chọn con đường thà đừng đi tới ḥa giải c̣n hơn. Nếu cứ khăng khăng đ̣i BV phải rút ra khỏi MNVN th́ ắt đă không có được hiệp định ḥa b́nh". Để giải quyết vấn đề này, HK chỉ đ̣i BV hứa sẽ không đưa thêm quân vào MNVN nữa. Nixon hy vọng nếu BV giữ lời hứa, các lực lượng của họ ở MN sẽ phải rút ra nếu không th́ tan ră. Đ̣i hỏi của HK được BV đồng ư, hai bên chấp thuận một thời khóa biểu để kư kết hiệp định. (C̣n tiếp P3

Lê Quế Lâm 

Trở lại