Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Phần 3

Lê Quế Lâm  

 

Giới thiệu tóm lược nội dung tác phẩm (III) 

Theo đúng lịch tŕnh, ngày 18/10/1972, Kissinger rời Paris đi Sàig̣n tŕnh bày bản dự thảo hiệp định với chính phủ VNCH. TT Thiệu kịch liệt chống đối bản thỏa hiệp dù Kissinger cố thuyết phục đây là lúc thuận lợi để đi đến một hiệp ước với cộng sản v́ "dù sao chăng nữa QLVNCH cũng đă có trên 1 triệu quân và kiểm soát được 85% dân số th́ chẳng việc ǵ phải sợ sự hiện diện của 140 ngàn quân Bắc Việt". Nhưng TT Thiệu muốn trong bản hiệp định phải ghi rơ BV rút hết lực lượng quân sự khỏi MN, Hội đồng Ḥa hợp Ḥa giải Dân tộc không phải là một h́nh thức của chính phủ liên hiệp và vùng phi quân sự là biên giới giữa hai miền. Ông c̣n bày tỏ sự lo ngại là BV sẽ không tôn trọng những điều cam kết sau khi Mỹ rút khỏi MN. Cuối cùng ông đ̣i sửa đổi 23 điểm trong bản dự thảo thỏa hiệp tay đôi Mỹ-Bắc Việt. 

 

Sau 5 ngày thuyết phục không kết quả, Kissinger rời Sàig̣n và gởi điện báo cho Lê Đức Thọ biết là ông không thể đến Hà Nội phê chuẩn hiệp định như đă dự liệu. Ông xin đ́nh chỉ việc phê chuẩn để thảo luận tiếp sau ngày bầu cử tại Mỹ (7/11/1972)... Nhưng quá trể v́ các đơn vị Cộng quân đă nhận được chỉ thị xuống đường cắm cờ lấn đất giành dân khi có ngưng bắn. 

 

Ngày 25/10/1972, Cảnh sát đặc biệt tỉnh Quảng Tín tịch thu được một mật điện của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 CS gởi Thị đội Tam Kỳ cho biết hiệp định ngưng bắn sẽ được kư kết ngày 26/10. Kèm theo mật điện là bản phương án hướng dẫn việc cắm cờ lấn đất giành dân và sách động đồng bào xuống đường mừng ḥa b́nh. Lợi dụng khí thế quần chúng, cán bộ cộng sản hô hào đốt phá các cơ sở quân sự tiến tới cướp chính quyền. 

 

Tài liệu trên được chuyển cấp tốc về Trung tâm Khai thác Tài liệu Hỗn hợp (CDEC). Sáng sớm hôm sau tác giả bài viết này cùng vị Chỉ huy trưởng CDEC được lịnh đến Dinh Độc Lập tŕnh bày chi tiết với Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá An ninh Quốc gia TT Thiệu. 

 

Tuần lễ trước, khi đến Sàig̣n tham khảo chính phủ VNCH về bản dự thảo hiệp định, Kissinger không đề cập ǵ đến việc kư kết, ông chỉ đưa ra một bản dự thảo hiệp định bằng Anh ngữ để hai bên thảo luận. Bản dự thảo hiệp định là kết quả của cuộc mật đàm tay đôi giữa Lê Đức Thọ và Kissinger, hai bên cam kết sẽ giữ bí mật cho đến cùng v́ trong hiệp định có điều khoản nói về việc ngưng bắn tại chỗ. Trong lúc chính phủ VNCH chưa biết ǵ về việc kư kết và ngưng bắn th́ tại Trung ương Cục miền Nam và miền Trung Trung bộ, cán bộ cộng sản đă biết rơ ngày kư kết và giờ ngưng bắn có hiệu lực để lợi dụng thời cơ đó chiếm ưu thế bằng cách lấn đất giành dân và cướp chính quyền. 

 

Tại Củ Chi (Hậu Nghĩa), Hồng Ngự (Kiến Phong) và nhiều nơi khác, các đơn vị vũ trang cộng sản tưởng có ngừng bắn thực sự nên được lịnh nhào ra đồng bằng cắm cờ lấn đất giành dân, đă bị tổn thất nặng nề. 

 

Để biện minh hành động thất tín, chiều 26/10, đài phát thanh Hà Nội công bố toàn văn bản dự thảo hiệp định bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, với hai bức điện xác nhận sự thỏa thuận của TT Nixon. Bắc Việt tố cáo HK lật lọng tráo trở v́ Kissinger đă hứa đi Hà Nội phê chuẩn rồi lại sai hẹn, chỉ v́ muốn duy tŕ chế độ thực dân mới ở miền Nam VN. 

 

Hai giờ sau khi Hà Nội công bố bản văn hiệp định, Kissinger mở cuộc họp báo tại Bạch cung. Ông thừa nhận: "ḥa b́nh hiện đang ở trong tầm tay, hiệp định đang ở trong tầm mắt thấy, đặt trên cơ sở đề nghị ngày 8/5 vừa qua của tổng thống... Đó là một đề nghị công bằng cho tất cả mọi phe". Kissinger cho biết chỉ c̣n một vài chi tiết nhỏ cần thảo luận thêm trước khi thỏa hiệp được kư kết. 

 

Việc Hà Nội công bố bản văn hiệp định trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ ngày 7/11/1972 giúp nhân dân Mỹ thấy rằng Nixon đă thực hiện lời hứa: chấm dứt chiến tranh VN trong nhiệm kỳ đầu của ông. Nixon tái đắc cử với chiến thắng long trời lỡ đất trong lịch sử Mỹ: giành hơn 60% phiếu bầu phổ thông và 520/537 phiếu cử tri đoàn, thắng McGovern khắp các tiểu bang chỉ trừ Massachusetts và D.C.  

 

Từ hạ tuần tháng 11/1972, cuộc đàm phán Mỹ và Bắc Việt khai diễn trở lại. Hai ngày trước đó, vào ngày 18/11, TT Thiệu nhờ đại sứ Bunker chuyển một giác thư về Hoa thạnh Đốn, ông đề nghị sửa đổi 69 điều trong bản dự thảo hiệp định mà đài Hà Nội đă công bố. Khi Kissinger đưa ra đề nghị đ̣i thay đổi của Sàig̣n và một vài sửa đổi của Hoa Kỳ, Lê Đức Thọ cương quyết bác bỏ. Trong t́nh thế đó, Nixon nghĩ rằng muốn đạt được thỏa hiệp trước ngày ông tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, chỉ c̣n cách phải bỏ hết những đề nghị của Thiệu và ra lệnh Kissinger thương thảo với Hà Nội dựa theo thỏa ước căn bản hồi tháng 10.  

 

Để trấn an Thiệu, Nixon hứa sẽ yểm trợ đầy đủ cho VNCH và không bao giờ bỏ rơi MNVN: "Điều này tôi không thể làm và không bao giờ làm". Nixon cam kết thêm "Nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp định này th́ tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt". Đối với TT Thiệu sự sống c̣n của Miền Nam không phải tùy thuộc vào số quân CS Bắc Việt có mặt ở MNVN nhưng nó tùy thuộc vào sự bảo đảm ḥa b́nh của HK với hai điều kiện: tiếp tục viện trợ VNCH và phải có phản ứng kịp thời nếu BV không thi hành đúng thỏa ước đă kư kết.  

 

Sau bốn ngày thương thảo, cuộc họp giữa Thọ và Kissinger đi dần đến chỗ bế tắc. Hà Nội chống lại mọi đề nghị sửa đổi của Hoa Kỳ, rút lại những vấn đề đă được thỏa thuận, đồng thời đưa ra những đ̣i hỏi mới không thể chấp nhận được. Cuộc họp đ́nh hoăn đến đầu tháng Chạp. Ngày 4/12, hai bên tái nhóm, Hoa Kỳ thấy khó có thể đi đến thỏa hiệp được với Hà Nội v́ khi Thọ chấp nhận một nhượng bộ mới th́ ông ta lại rút lại nhượng bộ cũ. Do đó Kissinger phải đánh điện yêu cầu Mạc tư Khoa dùng uy thế của ḿnh để áp lực Bắc Việt. Liên Xô khuyên Hoa thạnh Đốn nên kiên nhẫn. Kissinger c̣n nhờ đại sứ TC Hoàng Chấn chuyển đến Hà Nội lời đe dọa: "Đàm phán đă đến lúc có hậu quả nghiêm trọng, Bắc Việt đ̣i Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ hoặc nhận một hiệp định mới xấu hơn, Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Việt Nam cứ giữ lập trường đó, th́ đàm phán đứt quảng và Mỹ sẽ có mọi hành động để bảo vệ nguyên tắc của ḿnh".  

 

Ngày 7/12/1972, sau bốn giờ thảo luận với Thọ, Kissinger cảm thấy triển vọng thỏa hiệp với Bắc Việt ngày càng xa dần, ông gởi điện báo cáo Nixon: "Sau khi thăm ḍ thêm ư định của Hà Nội, ta thấy rơ là họ không hề từ bỏ mục tiêu hay tham vọng của họ đối với Miền Nam Việt Nam. Điều họ đă làm là thay đổi chiến lược bằng cách chuyển từ chiến tranh qui ước và chủ lực sang chiến lược chính trị và nổi dậy trong khuôn khổ dự thảo hiệp định. V́ vậy chúng ta không thể trông đợi một nền ḥa b́nh trường cửu tiếp theo sau một hiệp định đă hoàn thành". Cuối cùng Kissinger nhắc lại câu hỏi mà ông đă tŕnh bày với Nixon hai tuần trước: “Tiếp tục chiến đấu bằng cách hủy bỏ thỏa hiệp bây giờ có tốt hơn là bị bắt buộc phải phản ứng sau này, một phản ứng được biện minh bằng sự vi phạm một hiệp định đă được kư kết hay không?"  

 

Chủ trương của Nixon là thương thuyết chấm dứt chiến tranh nhằm "chiến thắng được ḥa b́nh" và giúp VNCH "thắng lợi trong ḥa b́nh", nên ông chỉ thị Kissinger trở lại thương thảo tiếp với Lê Đức Thọ để có thể đạt được thỏa ước trước ngày ông tuyên thệ nhậm chức 20/1/1973. Ngày 13/12/1972, Lê Đức Thọ cho biết Bắc Việt chưa muốn tiến đến một hiệp định, ông xin tạm ngừng đàm phán để trở về Hà Nội tham khảo ư kiến Bộ Chính trị.  

 

Trước thái độ tŕ hoăn của Hà Nội, Kissinger đề nghị Nixon hai giải pháp: oanh tạc Bắc Việt mạnh mẽ để họ trở lại đàm phán nghiêm chỉnh hoặc chờ đến tháng Giêng để tiếp tục đàm phán trở lại. Nixon coi sự bướng bỉnh của Bắc Việt là một thái độ tráo trở và bất tín, ông kết luận: "kẻ thù thực sự muốn kéo dài chiến tranh và không c̣n cách nào khác hơn là phải dùng chiến tranh để cải hóa đầu óc của họ". 

 

Ngày 14/12, Nixon gởi tối hậu thư yêu cầu Hà Nội trở lại bàn đàm phán trong ṿng 72 giờ, đồng thời ra lệnh đô đốc Thomas Moorer, Chủ tịch TMT Liên quân chuẩn bị lực lượng B-52 đồn trú ở Guam để tái oanh tạc Bắc Việt. Quyết định này được sự tán đồng của Kissinger và nhóm cố vấn quân sự của Nixon: phải oanh tạc ồ ạt Miền Bắc, nếu không chiến tranh kéo dài, chia rẽ trong nước và sự tổn thất càng chồng chất thêm. Tối hậu thư của Nixon không được Bắc Việt hồi âm, ngày 17/12 ông hạ lịnh cho B-52 tái oanh tạc miền Bắc và thả ḿn xuống hải cảng Hải Pḥng. Trong hồi kư, Nixon cho rằng đây là "quyết định đă dằn vặt ông nhiều nhất trong suốt thời gian làm tổng thống", nếu ông không có những hành động quyết liệt, Quốc hội Mỹ cũng sẽ đi đến quyết định rút quân khởi Việt Nam để đổi lấy tù binh Mỹ.  

 

Trước khi oanh tạc Bắc Việt, Kissinger tổ chức một cuộc họp báo ở Hoa thạnh Đốn, ông cho biết Nixon đă quyết tâm đi đến thỏa hiệp để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Hướng về phía Hà Nội, Kissinger bày tỏ chủ trương của Mỹ: "Chúng tôi muốn chấm dứt chiến tranh, một chấm dứt mang nhiều ư nghĩa hơn là một cuộc đ́nh chiến. Chúng tôi muốn chuyển từ t́nh trạng thù địch sang t́nh trạng b́nh thường hóa, từ b́nh thường hóa sang cộng tác... Nhưng chúng tôi, không đi đến một giải pháp nếu nó là một h́nh thức trá h́nh của sự tiếp tục chiến tranh".  

 

Cùng ngày Nixon ra lịnh dội bom BV, ông cử tướng Haig sang Sàig̣n trao cho Thiệu bức thư với lời lẽ được mô tả là gay gắt nhất từ trước đến nay. Nixon viết rằng: "Đă đến lúc chúng ta phải biểu dương một mặt trận đoàn kết trong lúc thương lượng với kẻ địch, và Ngài phải quyết định ngay bây giờ là có muốn tiếp tục liên minh với chúng tôi hay không, hay Ngài muốn tôi đi t́m một thỏa hiệp riêng rẽ với kẻ địch, để chỉ phục vụ quyền lợi cho Hoa Kỳ mà thôi”.  

 

Ngày 26 tháng Chạp, 110 pháo đài bay B-52 mở một đợt tấn công dữ dội nhất nhắm vào các mục tiêu quân sự ở Hà Nội và Hải Pḥng. Ngay chiều hôm đó, Bắc Việt đồng ư gặp lại phái đoàn Hoa Kỳ vào ngày 8/1/1973 tại Paris với "thái độ thương thuyết nghiêm chỉnh để dàn xếp những vấn đề c̣n lại với Hoa Kỳ". Nixon hạ lịnh ngưng ném bom và gởi công hàm cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, chấp nhận những điều kiện của Hà Nội đưa ra và hẹn ngày tái tục đàm phán. 

 

Ba ngày trước khi Mỹ-Bắc Việt tái nhóm để giải quyết chung cuộc vấn đề VN, ngày 5/1/1973 Nixon lại gởi thư nhắc nhở Thiệu: "Hậu quả trầm trọng nhất sẽ xảy ra nếu như chính phủ Ngài tự ư bác bỏ hiệp định và tách rời khỏi Hoa Kỳ... Sự từ khước tiếp tay với chúng tôi của Ngài sẽ là một sự chuốc lấy thảm họa, nó sẽ phá hủy tất cả những ǵ mà chúng ta đă cùng nhau tranh đấu để đạt được trong mười năm qua. Vào lúc chúng tôi bước vào tuần thảo luận mới này, tôi hy vọng rằng hai quốc gia chúng ta sẽ biểu dương một mặt trận đoàn kết. Tôi nhắc lại những ǵ ở đây tôi thường viết cho Ngài: bảo đảm tốt nhất cho sự tồn tại của Miền Nam Việt Nam là sự đoàn kết của hai quốc gia chúng ta, sự đoàn kết sẽ bị nguy hại trầm trọng nếu Ngài cứ nhất định đi theo con đường hiện nay của Ngài. Hành động của Quốc hội kể từ khi tái nhóm hiển nhiên đă chứng minh được phần nào lời chúng tôi đă báo trước. Nếu Ngài quyết định và tôi tin tưởng Ngài sẽ quyết định tiếp tay với chúng tôi, tôi xin bảo đảm với Ngài rằng tôi sẽ tiếp tục yểm trợ Ngài trong giai đoạn hậu chiến, và chúng tôi sẽ đáp ứng bằng toàn thể sức mạnh của Hoa Kỳ nếu như Bắc Việt vi phạm hiệp định. Một lần nữa tôi xin kết thúc thư này bằng lời kêu gọi Ngài hăy sát cánh với chúng tôi".  

 

Ngày 8/1/1973, tại trụ sở phái đoàn Hà Nội ở Gifsuryvette, Paris Lê Đức Thọ và Kissinger lần đầu tiên gặp lại nhau sau thời gian căng thẳng tột độ. Thái độ của Thọ rất lạnh nhạt, không như thường lệ, đứng trước cửa nhà chào đón khách, Kissinger phải tự tay đẩy cánh cửa bước vào pḥng họp. Thọ bắt tay Kissinger, ngỏ lời xin lỗi: "V́ tự ái dân tộc không cho phép tôi tay bắt mặt mừng kẻ thù vừa tàn phá quê hương tôi". Kissinger biện bạch đó chỉ v́ quyết tâm của Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă đáp ứng kịp thời, nhưng y lại hù dọa "nếu không th́ một sớm một chiều Hà Nội có thể trở thành b́nh địa". Thọ trả lời "Với sức mạnh của không lực Hoa Kỳ, chúng tôi không chịu nổi một khắc, huống chi đến một sớm một chiều... Nhưng sức mạnh Hoa Kỳ không thể chế ngự nổi quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, nó cao hơn tầm cao của hỏa tiễn đă bắn rơi B-52 của Mỹ”.  

 

Sau hai ngày thảo luận, Thọ chấp nhận những đề nghị căn bản của HK theo bản dự thảo tháng 10/1972. Kissinger vội gửi điện báo cho Nixon: bản văn hiệp định đă hoàn thành gồm cả những khoản dự liệu việc kư kết. Trong khi đó, TT Thiệu vẫn cương quyết không chấp nhận bản dự thảo hiệp định. Ngày 14/1/1973, một lần nữa tướng Haig lại sang Sàig̣n với lá thư hăm dọa của Nixon gởi Thiệu: "Tôi nhất quyết cho phê chuẩn hiệp định ngày 23/1 và sẽ kư kết vào ngày 27/1/1973 ở Paris. Tôi sẽ làm việc đó dù phải làm một ḿnh. Trong trường hợp đó, tôi sẽ công khai tố cáo chính phủ của Ngài làm cản trở cho công cuộc văn hồi ḥa b́nh ở Việt Nam. Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cúp viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong chính phủ của Ngài cũng không thể cứu văn được. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng sau tất cả những ǵ mà hai quốc gia chúng ta đă cùng nhau chia xẻ và chịu đựng trong cuộc chiến này, chúng ta sẽ cùng đứng chung lại với nhau để tạo dựng và gặt hái kết quả của ḥa b́nh".  

 

Dù Nixon dùng những lời lẽ cứng rắn để áp lực, song Thiệu vẫn khăng khăng đ̣i phải sửa đổi một số điểm trong bản hiệp định sắp kư. Haig đă chuyển những yêu sách của Thiệu mà ông mô tả là "cứng nhắc và không nhượng bộ" về Bạch cung bằng đường vô tuyến. Nixon đă trả lời dứt khoát trong lá thư gởi Thiệu: "Tự do và độc lập của nước Việt Nam Cộng Ḥa vẫn luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Tôi đă theo đuổi mục tiêu này trong suốt cuộc đời chính trị của tôi và trong bốn năm trời nay, tôi đă lănh nhiều hậu quả trầm trọng trong nước cũng như ngoài nước v́ theo đuổi những mục tiêu này. Chính v́ để bảo vệ những mục tiêu chung của chúng ta mà tôi phải nhất quyết chọn đường lối hành động này. Tôi cả quyết rằng việc từ chối kư bản hiệp định này sẽ đưa đến việc cắt đứt mọi viện trợ cho Việt Nam Cộng Ḥa... Nếu Ngài không chịu hợp tác, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về những hậu quả của nó". 

 

Nixon nhắc lại ba cam kết của Hoa Kỳ là công nhận Chính phủ VNCH là chính phủ hợp pháp duy nhất ở MNVN, không công nhận quyền có mặt của quân ngoại quốc trên lănh thổ Miền Nam và sẽ phản ứng mănh liệt nếu bản hiệp định bị vi phạm. Nixon kết luận: "Tôi cho rằng Ngài có hai lựa chọn chính yếu: một là tiếp tục cản trở việc kư kết, đó là hành động có vẻ lẫm liệt nhưng thiển cận. Hai là dùng bản hiệp định như một phương tiện để xây dựng một căn bản mới cho nền bang giao Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi không cần phải nói Ngài cũng biết rơ đây là con đường duy nhất để bảo vệ mục tiêu chung của chúng ta". Tin tưởng vào những lời bảo đảm của Nixon, cuối cùng Thiệu nhượng bộ, cử Ngoại trưởng Trần Văn Lắm sang Paris kư hiệp định. 

 

Ngày 20/1/1973 Nixon tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2, hai hôm sau cựu TT Lyndon Baines Johnson từ trần (1908-1973). Sáng hôm sau 23/1, trong cuộc mật đàm cuối cùng (lần thứ 24) Lê Đức Thọ đ̣i Mỹ viện trợ kinh tế cho Bắc Việt sau chiến tranh, Kissinger lập lại rằng việc này đă được thỏa thuận, hai bên sẽ thảo luận sau khi kư kết hiệp định và sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn hiệp định. Buổi trưa ngày 23/1/1973, tại Trung tâm hội nghị quốc tế (Centre de Conférence International) ở Paris, Lê Đức Thọ đại diện chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa với sự thỏa thuận của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam, và Henry Kissinger đại diện chính phủ Hoa Kỳ với sự thỏa thuận của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, đă kư tắt phê chuẩn văn kiện kư kết gồm có bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh tái lập ḥa b́nh ở Việt Nam và bốn Nghị định thư đính kèm được thảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. 

 

Cuộc đàm phán gay go giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt kéo dài đúng 4 năm 8 tháng 10 ngày đă kết thúc. Sau khi Thọ và Kissinger kư tắt xong các văn kiện, Phó trưởng đoàn Mỹ William Sullivan chỉ vào bức tượng con trâu đặt ở góc pḥng và nói đùa với Lê Đức Thọ: "Chúng tôi nghe nói các tay lái trâu ở Việt Nam rất ghê gớm với nhiều thủ đoạn và chúng tôi may mắn có dịp gặp họ trong mấy năm qua". Thọ liền chỉ bức tranh mấy con ngựa treo trên tường và trả lời: "Chúng tôi cũng nghe nói rất nhiều về mấy tay chăn ḅ Mỹ và chúng tôi cũng đă có dịp tiếp xúc với họ".  Sau gần 5 năm đàm phán với 204 phiên họp công khai và 24 cuộc mật đàm, hai kỳ phùng địch thủ anh "lái trâu" Việt Nam và chàng "cao bồi" Mỹ đă dùng mọi thủ đoạn để kết thúc cuộc chiến Việt Nam trong danh dự, không có kẻ thắng, người bại. 

 

Ngày 27/l/1973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam được chính thức kư kết, có hai văn bản. Một kư giữa Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà và Ngoại trưởng William P. Rogers thay mặt Chính phủ Hoa Kỳ. Văn bản thứ hai, có thêm chữ kư của Trần Văn Lắm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay mặt Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa và Nguyễn Thị B́nh thay mặt Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam. 

 

Hiệp định gồm có 9 Chương và 23 Điều, đa số phản ảnh Lập trường 10 điểm của MTGPMN công bố ngày 8/5/1969 và Lập trường 4 điểm ngày 8/4/1965 của Chính phủ VNDCCH. Chỉ có 1 điểm quan trọng thay đổi nội dung là điểm 3 trong hai lập trường kể trên.  

 

Quyền của nhân dân Việt Nam chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc ḿnh là quyền tự vệ thiêng liêng bất khả xâm phạm” là nội dung điểm 3 trong lập trường 10 điểm của MTGPMN trở thành Điều 9a trong Hiệp định: “Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng”.  

 

- “Công việc miền Nam Việt Nam do nhân dân miền Nam Việt Nam giải quyết theo Cương lĩnh của Mặt trân Dân tộc Giải phóng miền Nam” là nội dung điểm 3 trong Lập trường 4 điểm của Hà Nội trở thành Điều 9b trong Hiệp định: “Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ có giám sát quốc tế”. 

 

Điều 9c của Hiệp định c̣n minh định: “Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với miền Nam Việt Nam”. 

 

Điểm 3 trong lập trường 10 điểm của MTGPMN là nhằm biện minh cho sự can dự của miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Điểm này đă được thay đổi để minh định mục tiêu can thiệp của Mỹ là để giúp người dân miền Nam VN tự quyết định vận mệnh miền Nam mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Đó là quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN được ghi trong Chương IV gồm có 6 điều trong tổng số 23 điều của hiệp định.  

 

Đối với đất nước VN, ngay trong Điều 1 của hiệp định đă nêu rơ: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đă công nhận”. Đó là các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam  

 

Lời mở đầu của Hiệp định đă nói rơ: “Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần cũng cố hoà b́nh ở châu Á và thế giới.  

 

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với sự thoả thuận của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ với sự thoả thuận của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, đă thoả thuận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây: 

 

Chương 1: Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam 

Điều 1: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Việt Nam đă công nhận. 

…………. 

Chương 4: Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.  

Điều 9: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam 

 

Tóm lại nội dung chính của HĐ Paris 1973 là Hoa Kỳ và các nước từng tham dự hội nghị Genève 1954 (Nga, Trung Cộng, Anh và Pháp) cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Đất nước đă thống nhất th́ chính phủ phải tôn trọng quyền tự quyết của toàn dân VN. 

 

Ngày 28/2/1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập tại Paris gồm: 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An, bốn nước thuộc Ủy hội quốc tế kiểm soát và giám sát việc ngưng bắn (Hung Gia Lợi, Ba Lan, Nam Dương và Gia Nă Đại) và bốn bên trong cuộc chiến Việt Nam. Sau ba ngày thảo luận, bộ trưởng Ngoại giao 12 nước tham dự hội nghị đă long trọng kư bản Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam trước sự chứng kiến của ông Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim. Bản định ước gồm 9 điều, trong đó có những điều quan trọng sau:   

- Điều 1: Các bên kư kết Định ước này trịnh trọng ghi nhận: tuyên bố tán thành và ủng hộ Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam. 

- Điều 2: Hiệp định đáp ứng các nguyện vọng và các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam và đáp ứng nguyện vọng tha thiết về ḥa b́nh của tất cả các nước trên thế giới. Hiệp định và các nghị định thư phải được tôn trọng triệt để và phải được thi hành nghiêm chỉnh. 

- Điều 3: Các bên kư kết Định ước này trịnh trọng ghi nhận những cam kết của các bên kư kết Hiệp định và các Nghị định thư tôn trọng triệt để và thi hành nghiêm chỉnh hiệp định và các nghị định thư. 

- Điều 7: a) Trong trường hợp xảy ra một sự vi phạm hiệp định và các nghị định thư, đe dọa ḥa b́nh, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam hoặc quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam, các bên kư kết hiệp định và các nghị định thư mỗi bên sẽ tự ḿnh hoặc bằng hành động thống nhất, trao đổi ư kiến với các bên khác kư kết định ước này để xác định những biện pháp cần thiết để giải quyết. 

 

b) Hội nghị quốc tế về Việt Nam sẽ được họp lại sau khi chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa, thay mặt các bên kư hiệp định cùng yêu cầu hoặc khi có sáu hoặc hơn sáu bên kư kết hiệp định này yêu cầu. 

 

Ngày 29/3/1973, Bộ Tư lịnh MAC-V giải tán, những quân nhân Mỹ cuối cùng lên phi cơ rời VN trước sự chứng kiến của Ùy hội Quốc tế kiểm soát và giám sát ngưng bắn và đại diện Quân đội Nhân dân VN. Vai tṛ quân sự của HK coi như đă chấm dứt. (C̣n tiếp P4)

Lê Quế Lâm

Trở lại