Triết Lư Củ Khoai
(1)

Bài của Tôn Thất Phú Sĩ

Năm học Đệ Nhị B (ban Toán), trường Phan châu Trinh Đà Nẵng, là năm học cuối cùng dưới mái trường thân yêu, v́ trường không có lớp Đệ Nhất, cuối năm thi Tú Tài 1 xong phải chuyển ra Huế học Quốc Học, trường Phan châu Trinh nơi mà tôi đă trải qua một thời niên thiếu đầy mùi vị, cay đắng, mặn ngọt, học  hành, nghịch ngợm, lăng mạng yêu đương, mơ mộng một cuộc đời giang hồ phiêu bạt, thứ ǵ cũng giơi, ở nhà ba mẹ la rầy nhưng có miềm vui v́  tôi chưa biết thi hỏng trong cuộc đời đi học, ở nhà trường Thầy Cô xem như con ngựa chướng, được thầy Hiệu Trưởng thường gọi lên văn pḥng để răn đe, đôi lúc gọi tên dưới cột cờ sau buổi lễ chào Quốc Kỳ sáng thứ hai để nghe tôi hứa "em xin chừa " không bao giờ tái phạm , vừa bị thầy cô gọi là học tṛ xấu,th́ ngay ngày hôm sau tôi được làm chemise môn thi đệ nhất hay đệ nhị lục cá nguyệt, khen chê trộn lẫn như chất bột trộn  với đường để làm nên món chè Ngă Năm, món kem ba màu Diệp Hải Dung  thi vị hoá đời học sinh của tôi dưới mái trường nhỏ bé, thân thương mà suốt cuộc đời mang theo như một hành trang đầy ắp kỷ niệm cùng với con tàu lênh đênh khắp biển rộng sông dài. 

Vào một buổi sáng trong giờ Việt Văn, Việt Văn chia làm hai phần: nghị luận luân lư và nghị luận văn chương. Tôi thích nghị luận văn chương v́ thích các bài thơ lăng mạng, trữ t́nh như mối t́nh đầu chớm nở với cô bé học sau ḿnh 2 lớp, hoàn toàn không chịu học nghị luận luân lư, khô khan và buồn tẻ. Một hôm không hiểu động cơ nào thúc đẩy, cả lớp im lặng ngồi nghe thầy giảng về  Đạo Đức trong cuộc sống, tôi bỗng dong tay hỏi thầy : Thưa thầy, Hạnh Phúc là ǵ  ? Em không hiểu . Thầy h́nh như có cảm hứng với đề tài, thầy giảng thao thao bất tuyệt, cả lớp chăm chú nghe, mặt mày ngơ ngáo trông quan trọng và buồn cười làm sao ! Sau đó thầy liền ra bài tập  . B́nh giảng câu: "May thay, ngoài Hạnh Phúc ra, đời c̣n có cái ǵ khác nữa  " .

Thế là cả đám học tṛ cắm cuối làm bài tập, có đứa c̣n để trọc, có đứa hỉ  mũi chưa sạch, đau khổ b́nh giải về Hạnh Phúc, cái điều mà chúng chưa ư thức được, hiểu mập mờ, có thằng chưa hiểu được danh từ trừu tượng nầy 1 phần trăm ; hanh phúc là cái bóng mà con người luôn luôn đuổi theo và không bao giờ bắt gặp, hạnh phúc như gió thoảng mây bay, như bóng câu qua cửa sổ v .vlợi. giảng của thầy với nhiều ví dụ, chúng tôi mơ màng hiểu rằng hạnh phúc là cái ǵ xa xăm lắm, ngoài tầm tay với, không bao giờ t́m được, đó là HẠNH PHÚC.    Sau nầy va chạm với cuộc đời, vào sinh ra tử với nghề nghiệp, phiêu bồng khắp đầu non cuối biển, có dịp đọc Kinh Thánh của Chúa, Kinh điển của Phật và nhiều triết lư cao xa khác từ Âu sang Á, Khổng, Lăo, Bà La Môn, kinh Koran, kinh Bahai  .Tôi suy ngẫm, t́m ṭi, rút ra những điều cao siêu, tinh tuư của mỗi triết gia, và cuối cùng  đă tự t́m ra cho ḿnh một triết lư hoàn hảo siêu việt nhất, tôi đặt tên cho triết lư của ḿnh là: TRIẾT LƯ CỦ KHOAI. Nó đơn sơ mộc mạc như củ khoai , rẻ tiền như củ khoai, dễ dàng t́m thấy như củ khoai, cụ thể và nằm trong bàn tay ḿnh. Triết lư cao siêu nầy, bao nhiêu tinh tuư màu nhiệm được  đơm gọn lại trong một câu mà tôi cho là chân lư bất hụ" Nếu chỉ là một củ khoai thôi th́ lùi trong bếp than hồng, nướng cho thật thơm mà đớp " .
 
Từ cái triết lư đơn giản nầy, giúp cho tôi thấy được rằng HẠNH PHÚC là cái ǵ rất cụ thể, rất gần gủi, rất đơn sơ, rất dễ t́m như một củ khoai. Ai cho rằng hạnh phúc là những ǵ xa xôi không t́m được hay là rất khó mà t́m được th́ hăy theo tôi đi t́m hạnh phúc trong triết lư củ khoai của tôi.

Ngày mai tôi phải xa Đà Nẵng, xa thành phố thân yêu nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong t́nh yêu của mẹ cha, của bạn bè, của thầy cô, của trường lớp, của mối t́nh đầu câm nín, của những buổi chiều lặng lẽ theo gót chân em đi học về, con đường Hùng Vương dài hun hút qua Ty Thuỷ Lâm xuôi về Chợ Cồn, khi  chiếc áo đầm trắng khuất sau cánh cửa, để lại cho tôi bao ngẩn ngơ, tôi viết vội trên tờ giấy học tṛ vừa mới xé từ  quyển vỡ Toán, mượn thơ của Huy Cận gởi về cô bé cùng trường mà tôi đă vấn vương:

  Vậy đó bỗng nhiên mà tôi lớn
  Tuổi hai mươi đến có ai ngờ
   Một hôm trận gió t́nh yêu lại
   Đứng ngẫn  trông với áo tiểu thơ. 

Thôi giă từ băi biển Mỹ Khê, Non Nước, Sơn Trà, Thanh B́nh, Cầu Vồng, sân vận động Chi Lăng  ... giă từ phượng vỹ, ve sầu, me chua, khế ngọt, tôi đi rồi  , xin trả lại cho ai một thời hoa mộng của tuổi dại khờ. MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH ĐÀ NẴNG.

 Một buổi sáng của ngày cuối tháng 5/75, tôi đi lang thang đầu đường Lê Văn Duyệt. Sài G̣n đổi chủ, tất cả các vật dụng trong nhà đem ra bày bán hai bên lề đường, bây giờ là thành phố của nhân dân, của cách mạng, giai cấp công nhân và nông dân đă làm chủ đất nước, những anh đạp xích lô, những chị buôn thúng bán bưng thừa cơ hội tự nhận ḿnh là cách mạng nằm vùng mặc sức mà lên mặt, hù doạ mọi người. Tôi lầm lũi đi,  xác th́ c̣n đây nhưng hồn bay bỗng nơi nào, chợt một người  từ căn nhà đi ra gọi:

  - Sĩ. Anh Sĩ. Đi đâu đó? 

  Tôi quay lại, trong ngỡ ngàng tôi nhận ra thầy Nguyễn Đăng Ngọc, thầy Hiệu Trưởng cũ thời tôi c̣n học trường Phan châu Trinh. Hai thầy tṛ nắm chặc tay nhau vừa mừng vừa tủi! Thầy gọi tôi vào nhà, cái pḥng khách đơn sơ, quyển từ điển Pháp-Việt để trên bàn, hai thầy tṛ tâm sự, kể cho nhau nghe những mănh đời đi qua và hiện tại. Mười lăm năm bây giờ gặp thầy trong một hoàn cảnh bi đát, thầy bóp nhẹ vai tôi hỏi: 

  Sao em không đi?

  Tôi trả lời:

  Thưa thầy, sao thầy c̣n ở lại đây ? 

  Hai thầy tṛ nh́n nhau cùng một ư nghĩ, cùng một chua xót buồn đau. Tôi từ biệt thầy để ngày mai đi cải tạo. Từ đó đến nay, thêm 27 năm nữa đi qua, tôi mới biết được tin tức thầy. Thầy ơi! Em mới có dịp tạ tội cùng thầy trong NỖI NIỀM CỦA MỘT HỌC TR̉ CŨ. 

  Sau khi chiếm miền Nam (30/04/1975 ), bọn Cọng sản lừa gạt Quân, Cán, Chính của chế độ cũ c̣n kẹt lại phải khăn gói  đi học tập cải tạo theo diện  10 ngày hay  một tháng rồi về, cả miền Nam mắc bẩy của chúng. Tôi đi tŕnh diện học tập trong diện 1 tháng  và được đưa về Suối Máu Biên Hoà, một tháng qua, một năm qua trong lao động nhọc nhằn, trong những đêm ngày khai báo liên miên, bây giờ mới biết ngày về không phải là một tháng mà là vô định. Tôi. bị đày ải  trong rừng thiêng nước độc với  những ngày  cháy nắng , những đêm lạnh xé da trong manh áo tù không đủ ấm, thời gian trong tù cứ vậy mà trôi qua. Ai cũng nôn nóng lo âu chờ mong ngày được thả, đau khổ v́ đói v́ lạnh, v́ phải lao động trong rừng sâu nước độc , đau khổ v́ mỗi đêm khuya phải thức dậy làm tờ tự khai, tự thú điên cả cái đầu, đau khổ v́ đời sống vỡ mộng, mơi ṃn lo âu cho thân phận ḿnh, cho gia đ́nh, cho cha mẹ, cho anh chị em, vợ con và các người thân. Về sau tù nhiều năm mọi người mới chợt hiểu, đừng có mong ngày về, bọn nó nói phải luôn luôn yên tâm cải tạo, học tập chính trị tốt, lao động chân tay giỏi,  bao giờ nhân dân thấy các anh đă trở thành con người mới của chế độ Xă hội Chủ nghĩa th́ các anh được nhân dân khoan hồng cho về. Ngày về không biết được, nghĩa là ở tù không có án tù.  

 Phần tôi sau 4 năm di chuyển từ trại nầy qua trại khác, ngày về mịt mờ xa thẳm, mỗi ngày phải đốn tre, chặt gỗ xây thêm nhà ở, lại làm chuồng nuôi vài ba con heo nhỏ xíu, hột rau muống được phát ra để gieo, phá rừng làm rẫy để trồng khoai ḿ, cải thiện đời sống cho có một chút ít dinh dưỡng trong những tấm thân gầy c̣m, các hầm cầu  được giữ phân lại để làm phân xanh tưới rau. Tôi cảm thấy có cái ǵ khác lạ, trong thời gian cải tạo, bao giờ kêu án, ḿnh phải lănh bao nhiêu năm tù, tôi hoàn toàn không suy đoán được tương lai. Một lần trong khi đào giếng để lấy nước, tôi chỉ bên kia hàng rào kẽm gai đầy ḿn và nói với người bạn tù: 

 "Cứ xem ngọn đồi kia là  nơi chôn chúng ta khi kiệt sức ĺa đời, bây giờ phải lê lết cho qua ngày tháng, phải t́m những niềm vui nho nhỏ mà ta có thể có được để vui sống, dù sống không niềm tin, không hy vọng , tội ǵ mà buồn v́ buồn cũng vô ích, không giải quyết được ǵ  !"    Nghe thế, người bạn tù bật khóc, tôi an ủi và đem triết lư củ khoai ra giảng giải, từ đó người tù trở thành đệ tử của tôi. Về sau nhiều người rất ngạc nhiên v́ thấy hai đứa chúng tôi vẫn tỉnh bơ, vui vẽ cười đùa như không phải ở tù, xem đây như nơi tạm trú, là nơi dừng bước giang hồ, tạm nghỉ sau một khoảng đời  , mặc dù với ngày tháng đi qua, chúng tôi gầy g̣ v́ thiếu ăn, v́ lao động cực khổ, sức khoẻ càng ngày càng vơi đi, chúng tôi vẫn xem những bửa ăn kham khổ là những bửa yến tiệc cao lương mỹ vị, những ngày làm việc nhọc nhằn là những buổi tập thể dục cho thân h́nh được khoẻ mạnh. Trong lúc lao động trong rừng sâu, bắt được con nhái bé nhỏ, dấu đem về trại, tối đến nướng lên thơm ngậy, xé làm hai, tổ chức một bửa tiệc thưởng trăng , hai đứa bí mật dự dạ hội trong đêm , bên một gốc cây già, gió mát dịu, ánh trăng huyền ảo mông lung len lơi qua hàng thông rừng như an ủi vỗ về, thoang thoảng đâu đây tiếng cười của con thơ, ánh mắt của vợ hiền như triều mến đứa hai đứa vào một khoảng trời thơ.
   Sau đó tôi có thêm vài đệ tử xin gia nhập hội triết lư củ khoai, chúng tôi tổ chức được những buổi văn nghệ bỏ túi cấp tốc, bốn năm tù nhân hẹn nhau tại đám cỏ, sau toilettes, giả bộ đi tiểu nhưng chúng tôi mở đại nhạc hội, hát nhạc vàng cho nhau nghe, không biết tại sao tôi lại nhớ đến bài hát mà thầy Hoàng bích Sơn đă dạy cho chúng tôi trong những giờ học nhạc dưới mái trường Phan châu Trinh: Đường về quê tôi, con đường xa xôi, qua mấy con đ̣, quanh mấy ngọn đồi cao  , tôi  hát cho các đệ tử của tôi nghe, ḷng dạt dào mơ về quê xưa, nơi có con đ̣, có hàng dừa xanh, có t́nh tôi vừa mới lớn. Kể chuyện tiếu lâm về bác Hồ, rồi hát nho nhỏ: Hôm qua em mơ gặp bác Hồ, râu bác dài, bác đạp xích  lô , kể chuyện Quỳnh Giao, chuyện Thần điêu đại hiệp  , nhiều  lúc cao hứng ngâm thơ và ca vọng cổ , cứ như thế mọi nhọc nhằn lo âu biến mất, dù thời gian văn nghệ mỗi đêm chỉ được khoảng 25 phút, thời gian ấn định để được phép đi tiêu, chúng tôi đă t́m được HẠNH PHÚC ở trong tù, Hạnh phúc đó thật đơn giản, thật dễ thương như nụ hôn đầu, như củ khoai ngọt lịm thơm  ngon  của người dân quê chất phát   .Những  khi đi khiêng đất, hai đứa hai đầu, gánh nặng quầng cả hai vai nhưng vẫn đánh cờ tướng không bàn, pháo 2 b́nh 5, mă 7 tấn 6, xa 1 tấn 1 v . v....  chơi măi thành quen, tất cả đều trở thành cao thủ, Những đêm bị nhồi sọ trong những bài học chính trị : lao động là vinh quang, đế quốc Mỹ là kẻ thù số một, đảng Cọng sản là cái nôi của nhân loại, là đỉnh cao trí tuệ của loài người , chúng  tôi ngồi chăm chú nghe nhưng nào ai biết chúng tôi đang đánh cờ. Chợt một anh bạn tù buột miệng la : Chiếu ,  anh Quản Giáo đang hùng hồn giảng bài súng AK bắn nhào B52 của đế quốc Mỹ, khựng lại hỏi Cái ǵ thế? Chúng tôi đáp: "Quản Giáo giảng bài hay quá! Tại sao gọi là CHIẾU  ? Chúng tôi giải thich:"' Chiếu là tiếng khen tặng của người miền Nam , cũng như các từ  hồ hởi, phấn khởi của người miền Bắc . Anh Quản Giáo hồ hởi, phấn khởi cười xoà trong cái hănh diện là ḿnh giảng hay. Chúng tôi c̣n được tổ chức những cuộc đấu kiến, đấu dế, bắt những  con đấu thua bỏ vào hộp diêm cho chúng cải tạo  ,chúng tôi cố  tạo ra những tṛ giải trí nho nhỏ để quên ngày tháng buồn lo, phương châm theo triết lư củ khoai là KHÔNG: không mong ước, không hy vọng. Không hy vọng th́ khỏi thất vọng, không mong ước th́ khỏi bồn chồn lo âu. Mỗi khi có được một chậu nước tắm,  chúng tôi tận hưởng cái sung sướng đặt biệt, cử hành  âm thầm  lể  tắm trong khoang khoái ,an b́nh của tâm hồn .

Hạnh phúc không bờ bến. Một vài người trốn tù trong đêm, gặp phải ḿn nổ tan xác hay bị bắt lại để được nhốt riêng nơi hầm tối hay bị xử bắn về tội phản cách mạng. Những người tù chết v́ bệnh, không có thuốc chửa, xác được bó tṛn trong chiếc chiếu khiêng ra ra chôn tận b́a rừng, những thảm cảnh ghê rợn đó không làm cho chúng tôi  sờn ḷng, đời người cũng một lần chết, cái chết đến với chúng tôi một cách dững dưng. Chúng tôi cố gắng sống trong cái hạnh phúc nhỏ nhoi nhờ triết lư củ khoai t́m được. Cám ơn triết lư củ khoai đă cho chúng tôi nhiều nghị lực qua những năm tháng tù đày, biến nhọc nhằn thành HẠNH PHÚC. Hạnh phúc luôn luôn nằm trong bàn tay của chúng tôi, hạnh phúc là một hiện hữu như củ khoai lang ngon ngọt, hiền lành được nướng vùi trong bếp than hồng, mùi thơm ngây ngất làm ngất ngây kẻ đang đói ḷng.

Ra khỏi tù từ giữa năm 80, không biết ḿnh đă học tập tốt chưa, đă trở thành con người mới xă hội chủ nghĩa chưa nhưng tôi cảm thấy thoải mái sống trong chế độ Cọng sản, b́nh yên trong một thành phố bị cưỡng bức đổi tên, xung quanh ḿnh mọi người đều thiếu thốn cơ cực, đau khổ với cảnh bị đấu tố, tịch biên tài sản với những chiến dịch đánh tư sản mại bản, đi lao động thuỷ lợi, đi vùng kinh tế moiTơi. cũng cùng chung số phận nhưng thấp kém hơn v́ chưa có quyền công dân, cuộc sống vẫn bị quản chế, mỗi tuần phải tŕnh diện công an phường một lần để khai báo hoạt động trong tuần, nhờ triết lư củ khoai tôi vẫn t́m được hạnh phúc thường ngày. Hạnh phúc của mỗi buổi sáng dậy sớm, tập vài động tác thể dục, uống một chén trà nóng cho ấm ḷng, nghe lén nho nhỏ đài VOA hay BBC, hạnh phúc khi trao đổi tin tức quốc tế, quốc nội với bạn bè, hạnh phúc nhất là những ngày đi công tác thuỷ lợi, lao động ngoài công trường, trong những lúc được nghỉ ngơi, cởi trần mặc quần xà lỏn nằm phơi nắng, phơi gió hây hây, trăm sự gác qua một bên, chỉ một ḿnh ta với đất  trời bao la. Tôi lại đem cái triết lư củ khoai  ra truyền bá cho anh em tại công trường để t́m đệ tử, tại đây tôi đă hân hoan cho một đệ tử Cọng sản nhập môn; anh ta là một bộ đội giải ngũ về làm dân với bao năm gian khổ hy sinh diệt Mỹ Nguỵ  cứu nước. Bây giờ sau khi giải phóng miền Nam thành công, anh được thưởng huy chương Dũng sĩ diệt Mỹ của bác Hồ và được đưa về làm cán bộ trong công trường thuỷ lợi nầy với ba tháng lương chưa mua nỗi chiếc xe đạp cho con, trong lúc các đồng chí của anh tiếp thu các dinh thự của Mỹ Nguỵ  sống một đời sống xa hoa phè phởn. Tôi hỏi anh  lư do tại sao? Anh trả lời: Tớ v́ lư do cha mẹ là điền chủ, tuy bị đấu tố tịch thu tất cả tài sản nhưng vẫn c̣n cái gốc  là điền chủ nên tớ chưa được vào Đảng. Từ đó anh theo tôi học triết lư củ khoai và khen xă hội chủ nghĩa đem đến cho con người sự lười biếng vô cùng tận v́ làm nhiều cũng chẳng được hưởng bao nhiêu. Trong chế độ nầy, sự làm biếng cũng là một hạnh phúc nho nhỏ trong tôi, trong anh lính cụ Hồ đệ tử của tôi.

Một buổi chiều, tôi đạp xe đạp đi dạo trên đường Hồng thập Tự, bất ngờ tôi gặp thầy Ṭng, c̣n nỗi vui mừng, có niềm hạnh phúc nào hơn khi gặp lại thầy cũ  , vẫn nụ cười muôn thuở, nước da ngâm đen như thuở nào, mái tóc bồng bềnh, lăng tử, hai thầy tṛ đạp xe đạp song song, chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay, chuyện ngày mai  ,tâm  sự suốt một đoạn đường dài, tôi mời thầy vào một tiệm ăn nhỏ, hai tô phở nóng như t́nh thầy tṛ bỗng dưng gặp lại, hai ly cà phê sữa đá mát rượi như mái trường Phan châu Trinh thân yêu ngày xưa. Tôi   h́nh dung lại những ngày tháng trước, xa quá rồi  Kỷ niệm lại về quanh tôi, quanh thầy, h́nh ảnh người thầy tươi vui sống động, người thầy mặc quần tây dài ống loa đầu tiên trong cái mode tân thời của Đà Nẵng, người thầy ham mê đá bóng, một thời Đực 1, , Đực 2, Tam Lang, Rạng  là thần tượng sân cỏ của thầy. Có những lần tôi và bạn bè vui chơi ở Thanh Bồ, chúng tôi không có tiền ăn cà rem, chợt gặp thầy đi ngang qua, tôi lập mưu x́ lốp xe đạp, rồi chạy lại thầy xin tiền vá xe, thầy vui vẽ móc bóp cho mấy đồng. Lần sau thằng bạn cùng lớp dùng mưu kế đó để kiếm tiền ăn quà, thầy biết được la rầy cho một trận, thằng bạn mặt đỏ như say rượu, bẽn lẽn cuối đầu. Tuy vậy, thầy cũng thương t́nh cho mấy đồng với lời rầy la, lần sau không được lập mưu như vậy nữa, xấu lắm, em biết không?    T́nh thầy tṛ lấy ǵ đong cho hết, biết lấy ǵ gỡ cho ra. Thầy Ṭng! Em ngồi đây viết về thầy thấy ḷng vui theo ánh nắng  chan hoà, vài nụ hoa vừa chớm nở, tiếng chim ríu rít trong mảnh vườn nhà em, hạnh phúc lan tràn trong ánh mắt, trên môi miệng, trong trái tim không chịu già theo với tuổi đời phôi pha những ngày cuối đông lạnh lẽo tiếp nối những ngày đầu xuân ấm áp của đất trời Paris, em nhớ về thấy với hạnh phúc đó.  

Ngày mai lại đi, tôi đă nhận lời lái một chiếc ghe  chở người vượt biên, chiều nay đi trên con đường Trương minh Giảng để nh́n lần cuối khu phố đă một thời thân quen với tôi, đi ngang qua khu Đại Học VẠN HẠNH, tôi chợt nh́n một dáng ai quen quen trong hành lang Đại Học, h́nh như người đó cũng nh́n ra tôi, kẻ chạy vào, người chạy ra, tay bắt mặt mừng sau một phút ngập ngừng, bỡ ngỡ... Sĩ  ,Thầy Phạm  văn Ấm.     Hai tiếng gọi, hai nỗi ḷng như nhập một. Thầy bảo: Chúng ḿnh vào quán cà phê bên cạnh nói chuyện. Tôi bao, tôi bao anh. 

  - Anh uống ǵ nào?

  Uống ǵ, tôi thầm nghỉ. Thưa thầy, em đă uống ánh mắt triều mến của thầy, tấm ḷng hiền hậu của thầy. 

  Tôi nghẹn ngào chẳng biết nói ǵ hơn! 

  Cà phê, nghe Sĩ?

  Thầy vẫn như từ thuở nào, dáng người nho nhỏ, nghiêm nghị. Cái nghiêm nghị giống như thầy Ngọc, nghiêm nghị của một nhà mô phạm, tiếng thầy vẫn sang sảng,ơ rơ ràng như những lúc thầy dạy Anh Văn. Chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay, chuyện hiện tại, chuyện tương lai, hai thầy tṛ, hai mái đầu chụm lại, nói ǵ đây, bao nhiêu lời để hỏi, bao nhiêu câu để trả lời, hai thầy tṛ tưởng ḿnh đang sống trong mơ. 

  " Từ ngày gặp anh nơi Viện Đại Học Huế rồi anh đi đâu mất, sao vậy anh? Anh đang học được mà! Tôi đă hỏi Bác Sĩ Quyến, anh Quyến nói anh đă bỏ học để vào Hải Quân, anh không muốn làm Bác sĩ à  !" Tôi bật cười, thấy thầy đang vui, tôi tếu: 

  Em đă là Bác sĩ rồi, học làm ǵ!

  Thầy ngac nhiên, tôi giải thích:

  Em có thằng em trai, nó lấy vợ, đẻ con, con nó phải gọi em bằng bác, em tên Sĩ, vậy không phải là Bác Sĩ sao?

  Thầy cười xoà: "Anh lúc nào cũng vậy, chỉ biết chọc người khác cười  ". Thầy kể tôi nghe: "Thầy vẫn dạy Anh Văn Đại học Sư phạm Huế, sau nầy tôi vào Sài G̣n dạy Anh Văn tại Đai học Vạn Hạnh đến bây giờ ".Thằy nhắc lại: "Ngày xưa anh nghịch nhất trường, anh biết không? Anh đă phá tôi thế nào ".Ngày xưa, cái ngày xa lắc đó, lớp tôi có chị Thuư Oanh đẹp, giơi Anh văn, được thầy Ấm cưng. Anh văn tôi chẳng thua ǵ chị Thuư Oanh, thế mà mỗi lần làm bài tập hay vấn đáp, lúc nào tôi cũng thua chị Thuư Oanh nửa điểm, nhất là những bài thi lục cá nguyệt tôi không thể nào vượt qua được chị Thuư Oanh, tuy lúc nào cũng bị thua trong gang tấc, tôi giận quá, một hôm trong buổi tan trường về, tôi khoá hai xe đạp của thầy Ấm  và chị Thuư Oanh, lúc ra về, một nam một nữ, hai xe dính chặt lại không cách nào mở ra được. Thầy nhăn mặt, chị Thuư Oanh khóc, cuối cùng phải nhờ bác Cai trường cưa cái khoá. Không biết thằng bạn nào thày lay mét với thầy thủ phạm là tôi, thầy Ngọc gọi lên văn pḥng ngày hôm sau, thế rồi là phải kỹ luật ...Thầy ơi, em biết thầy giận em lắm nhưng ḷng thầy như biển cả, thầy vẫn thương em cho đến ngày hôm nay gặp lai, thầy tṛ thân ái kể cho nghe lại chuyện ngày xưa thương mến đó.   Thầy vẫn ở nội trú trong Viện Đại Học Vạn Hạnh, thầy không nói chuyện gia đ́nh của thầy và tôi cũng e ngại không dám hỏi, thầy hỏi địa chỉ nhà tôi để đến thăm, tôi nói nhỏ: 

  "Em ở gần đây nhưng ngày mai em vượt biên " .   Thầy cầm chặt tay tôi chúc thượng lộ b́nh an, thầy nói vài ngày nữa, thầy sẽ đi ngang nhà tôi để ḍ la tin tức. Xin từ giă người thầy kính yêu, biết đâu đây là gần gặp gỡ cuối cùng. Tôi thấy mắt ḿnh như có hạt bụi bám vào và 2 mắt thầy buồn buồn nh́n vào cơi xa xăm. 

  Ngày tôi đến tị nạn tại HỒNG KÔNG, tôi có gởi thư về thăm thầy tại Viện Đại Học Vạn Hạnh nhưng không có trả lời, t́nh thầy tṛ ḿnh như một giấc mơ qua. Nhưng dù sao tôi cũng đă đắm ch́m trong hạnh phúc của một thuở nào và tôi đă được gọi lại hai tiếng: THẦY ƠI! Tiếng gọi nầy h́nh như tôi đă bị mất đi từ thuở nào. 

  Ra đi, mùa Thu năm 80, bỏ lại đàng sau, Sài G̣n ấp ủ h́nh ảnh của Việt Nam nước tôi. Khi vợ con đến điểm hẹn tại Bà Rịa, gia đ́nh tôi được Công an chở bằng 3 chiếc xe Honda dame đến băi để từ ghe nhỏ ra ghe lớn lớn. Chủ ghe nói với tôi, ghe dài 12 mét chở tối đa 65 người, khi lên ghe lớn, đúng ghe dài 12 mét  , ngang 4 mét, nhưng số người tôi thầm  đếm hơn 100 , đứng trên pḥng lái nh́n xuống thấy toàn là đầu người với chiếc ghe mong manh trong đêm tối, người Công an lái chiếc ghe đi, hai bên có hai ghe nhỏ hộ tống. Ra đến cửa Vũng Tàu, trời vẫn c̣n tối, anh ta giao tay lái cho tôi và một gói nhỏ đựng dụng cụ hải hành. 

  "Bắt đầu từ bây giờ anh lái, chúng tôi hết nhiệm vu".   Anh ta nói xong nhảy xuống ghe nhỏ và quay trở về.

  Tài công phụ đâu? Tôi lên tiếng hỏi:

  Chủ ghe trả lời:

"Vào phút chót nó không đi".  Thế là ḿnh tôi trách nhiệm suốt hải tŕnh, chủ ghe lo phần máy. Tôi mở gói đựng dụng cụ hải hành ra: một đèn pin, một ống ḍm, một la bàn và một hải đồ. Tôi yên chí nhưng nh́n kỹ lại không phải là hải đồ mà là một bản đồ Sài G̣n Chợ Lớn. Tôi hỏi chủ ghe và được trả lời: " Bọn nó đưa lộn bản đồ rồi " .-Không sao!

 Không khí trong lành của biển, ngọn gió ban mai thổi mát ḷng, tôi cảm thấy vui, trong đêm tối theo  cḥm sao Bắc Đẩu lung linh, tiếng sóng rào rạt rủ tôi về với trời đất bao la, với bờ bến mộng ngày xưa. Tôi đưa chiếc ghe  đi xuôi theo ḍng nước, thuỷ triều bắt đầu rút xuống, hạnh phúc trong tôi dâng lên. Rạng đông, mặt trời to tṛn bắt đầu mĩm cười với người thuỷ thủ trở về với biển khơi, tôi qua được mạng lưới tuần duyên của Công an biên pḥng. Ghe  vào  hải phận quốc tế, thản nhiên trên đường đào thoát, không lo âu, để trí óc ḿnh sáng suốt đi đúng lộ tŕnh, tự nhũ, ḿnh có cái ǵ phải lo, bị bắt th́ tù lại, ở tù cũng có ngày ra tù, ra tù lại vượt biên, chỉ vậy thôi. Như kẻ ham chơi, thuyền vượt sóng  ra khơi như đi du lịch, Tự do ơi! Tự do!  

Trước mặt tôi chân trời rộng, tôi đem triết lư củ khoai ra t́m đất sống, dù chết cũng vui, c̣n hơn những người tù chết trong tay Cọng sản. Tôi không biết cảm ơn ai, cho tôi cảm ơn tất cả, kể cả những người Cọng sản đă đày đoạ tôi suốt gần 7 năm dài, tôi đă thật sự đi t́m TỰ DO, điều mà tôi quyết tâm từ ngày vừa mới ra tù. 

 Sau bốn ngày lênh đênh, trời yên biển lặng, hải tŕnh tôi đi không lệch một độ. Cái la bàn không xài được nhưng không sao . Tôi đưa ghe  vào giữa hải tŕnh của các thương thuyền xuôi ngược, mong là không gặp tàu Liên Sô hay Trung Cong...,tôi bắt đầu thấm mệt sau 4 ngày đêm cầm tay lái. Chiều nay gió đổi hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc, những đám mây bạc cuối chân trời đă bắt đầu đổi màu xám, mọi người đă nằm im không c̣n nghe tiếng  đọc kinh cầu nguyện. Con tàu lặng thinh chỉ c̣n gió và sóng biển lao xao, tôi thầm nghĩ, đêm nay có băo và con thuyền sẽ đi về đâu? Trời đă bắt đầu tối, một chút ánh trăng c̣n sót lại của những ngày gần cuối tháng , đủ soi đường cho con tàu tôi đi.

Ghe cứ lầm lũi theo chiều gió, gió càng lúc càng mạnh, sóng đă phủ mũi ghe, tôi gh́ tay lái và bắt đầu cảm thấy chơi vơi  , sức người, sức ghe như thế nầy làm sao chống chỏi với trời biển. Chợt từ xa, xa tít trong bóng đêm có chút ánh sáng, niềm hy vọng len lỏi trong tôi, ánh đèn đài chỉ huy đă hiện rơ. Tôi chạy hết tốc lực về phía con tàu, dùng đèn pin để xin cấp cứu, ánh đèn yếu quá nên không nhận được. Một khoảng thời gian qua, tôi đă nhận được tín hiệu con tàu, một chiếc tàu buôn của Pháp xử dụng truyền tin bằng ánh đèn, cho tôi biết đă nh́n thấy rơ chúng tôi và cần ǵ, có hiểu được tín hiệu qua ánh đèn hay không?

(xin mời xem phần 2)

trở lại