Quảng Ngãi xưa thời Việt Nam Cộng Hòa


Viết về một địa phương là điều rất khó, viết về quê hương mình lại càng khó hơn, nhất là đối với những kẻ đang ngàn trùng cách biệt như chúng ta….Thương làm sao những kỷ niệm mật ngọt thiết tha, nhớ làm sao những đắng cay buồn tủi! Mấy ai trong chúng ta – trong kiếp sống lưu đày này – lại chẳng hơn một lần gặm nhấm nỗi xót xa khi nhớ về quê mẹ thân yêu? Một văn hào Pháp đã viết: “Có thể nói tạo hóa đã cột chân mọi người vào nơi chôn nhau cắt rốn bằng một thứ nam châm vô hình. Điều lạ lùng và cao cả là ta luyến nhớ cố hương đẹp hơn cả” đã là đề tựa cho một bài tập đọc, học thuộc lòng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của tuổi học trò ở trường làng thuở ấu thơ.Trong niềm thương nỗi nhớ, người viết muốn gợi lại một ít – rất ít – những hình ảnh, những nét đặc thù về quê hương mình: tỉnh Quảng Ngãi.Ước mong sẽ được đọc rất nhiều những bài viết về tổ quốc Việt Nam khắp các miền để cùng sưởi ấm lòng nhau trong kiếp sống ly hương và để – dù cuộc sống tại xứ người có đầy đủ, có giàu sang, có sung sướng mấy đi nữa – quê mẹ vẫn còn mãi mãi trong tim chúng ta.

Dòng nước cuốn theo bóng mây về đâu?

Lặng lờ Trà Khúc nước trôi mau vấn vương qua nhịp cầu…

Đường đồi lên Thiên Ấn dốc xa xa,

lơ lửng áng mây vành trên mái chùa xưa im vắng…

Năm 1973, khi Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực thì Cộng quân đã vi phạm ngay bằng cách xua quân chiếm Sa Huỳnh, lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng Hòa, do đó Sư đoàn 2 bộ binh có dịp ghi thêm một điểm son trong bộ quân sử khi tập trung toàn lực tái chiếm Sa Huỳnh và chính đại diện Ba Lan trong phái đoàn Liên hiệp Quân sự cũng đã phải xác nhận là cộng sản vi phạm, vùng đất sỏi cằn cỗi này khoảng 40 năm gần đây trong lịch sử cũng mang nhiều chứng tích.

Từ 1945 đến 1954, Quảng Ngãi sống dưới gót sắt của Việt Minh, còn Quảng Tín (thuở đó còn thuộc tỉnh Quảng Nam) trở ra sống dưới chánh quyền Quốc gia nằm trong khối Liên hiệp Pháp, vì vậy Dốc Sỏi là vùng tề, đồng bào từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi thường lén ra “buôn lậu” nghĩa là mua vải đồng hồ, đá lửa, thuốc tây, viết mực v.v… về bán lại.

Cũng có nhiều người “vượt biên” qua vùng Quốc gia (Việt Minh gọi là trốn theo Pháp), do đó địa danh An Tân (tên gọi chung của vùng ranh giới hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi) rất nổi tiếng thời bấy giờ, sau năm 1965, eo bể của vùng ranh giới này là một căn cứ quân sự lớn tên là Chu Lai, nơi đồn trú của Sư đoàn 23 Hoa Kỳ và sau đó là Quân Sư đoàn 2 Bộ binh thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lúc các anh về dân chúng tụ tập về đây rất đông và buôn bán rất sầm uất, phía đông Quảng Ngãi là biển Nam Hải với chiều dài gần 100km và có năm cửa biển: Sa Huỳnh, Mỹ Á, Cổ Lũy, Sa Kỳ, Sơn Trà.

Quân đoàn II là một đơn vị cấp Quân đoàn, được tổ chức hỗn hợp gồm cả Hải – Lục – Không quân, đây là quân đoàn thành lập thứ nhì và là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trong thời gian tồn tại của mình, Quân đoàn II có nhiệm vụ kiểm soát một vùng lãnh thổ có diện tích rộng lớn và địa hình phức tạp nhất so với 3 quân đoàn, gồm 7 tỉnh thuộc khu vực cao nguyên Trung phần: Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng; 5 tỉnh thuộc vùng duyên hải nam Trung phần: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đặc khu Cam Ranh và truy lùng tiêu diệt các toán việt cộng hay núp lùng trong các dãy núi cũng như trà trộn vào dân thường.

Các tướng tư lệnh nổi tiếng từng tham chiến tại đây gồm ”Tôn Thất Đính-Nguyễn Khánh-Đỗ Cao Trí-Nguyễn Hữu Có-Vĩnh Lộc-Ngô Dzu-Nguyễn Văn Toàn-Phạm Văn Phú…”

***

Mời xem tiếp: Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ có nguồn gốc ở Quảng Ngãi

Trở lại