Chuyến Viếng Thăm Đức Quốc 

của Cựu Hạm Trưởng HQ 503

Nguyễn Văn Phảy

Chuyến Viếng Thăm Đức Quốc của Cựu Hạm Trưởng HQ 503 xin được tóm lược trong những điểm:

[1] Chiến hạm HQ503

[2] Cựu hạm trưởng thăm viếng Đức quốc

[3] Viếng thăm thắng cảnh  

[4] Từ giă Đức quốc  

*****

[1] Chiến hạm HQ 503

Sau khi tốt nghiệp khoá 24 Đệ Nhị Song Ngư, trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang vào tháng 8 năm 1973, tôi đă chọn chiến hạm HQ 503, môt loại Dương  vận hạm thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân Sài G̣n để phục vụ. Hạm đội thời bấy giờ gồm các loại chiến hạm như Tuần duyên hạm, Trợ chiến hạm, Giang pháo hạm, Trục lôi hạm (đă bị phế thải v́ quá cũ), Hoả vận hạm, Hộ tống hạm, Hải vận hạm, Dương vận hạm, Tuần dương hạm, Cơ xưởng hạm. Mỗi loại chiến hạm có nhiệm vụ riêng của nó. Riêng về loại Dương vận hạm LST (Landing Ship Tank) là loại chuyển vận lớn nhất của Hải Quân VNCH, người, quân trang, quân dụng, phương tiện chiến tranh như súng đạn, xe tăng và dùng để đổ bộ quân trong những cuộc hành quân ven biển v.v. .

Chiến hạm HQ 503 xong công tác trở về BTLHĐHQ Sài G̣n. Khi chạy ngang qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân tất cả sĩ quan và thuỷ thủ đều phải mặc đồ tiểu lễ đứng dọc trên boong chiến hạm hướng về BTLHQ làm dàn chào. 
Phần chú thích trên h́nh: Nguyễn Văn Phảy

Chiến hạm LST 503 đă được chế tạo tại Mỹ vào tháng 11 năm 1943 và hạ thuỷ vào ngày 14 tháng 3 năm 1944 với danh số USS LST 603. Vào ngày 4 tháng 4 năm 1969 Hoa Kỳ đă chuyển giao cho Việt Nam Cộng Hoà và được cố hạm trưởng Trần Văn Chỉ (K6 SQHQNT) cùng thuỷ thủ đoàn đi từ Việt Nam sang Mỹ để lănh về và là hạm trưởng đầu tiên của chiến hạm với danh xưng là Dương vận hạm Vũng Tàu HQ 503, gọi tắt là HQ 503. Sau đó là cựu HQ Trung tá Đặng Trần Du (K4 SQHQNT), rồi đến HQ Trung tá Trần Đ́nh Trụ (K8 SQHQNT), HQ Trung tá Nguyễn Thái Lai (K8 SQHQNT), HQ Trung tá Trần Trọng Hải (K11 SQHQNT), HQ Trung tá Dương Bá Thế (K10 SQHQNT) và cuối cùng là cố HQ Trung tá Nguyễn Văn Lộc (K11 SQHQNT) làm hạm trưởng.

Vào năm 1973 trong thời gian HQ Trung tá Nguyễn Thái Lai bị bệnh được điều trị tại bệnh viện Hải quân Sài G̣n, HQ Trung tá Nguyễn Năng Thông (K7 SQHQNT) thay thế để đảm nhận chuyến hải hành công tác đi Qui Nhơn trước khi hạm trưởng Trần Trọng Hải được đáo nhậm làm hạm trưởng chính thức. Là một vị hạm trưởng quan tâm đến hải nghiệp đối với sĩ quan ngành chỉ huy, một cuộc trắc nghiệm về thiên văn của hạm trưởng với sĩ quan trưởng phiên cùng sự hiện diện của tất cả sĩ quan trên chiến hạm được thực hiện nhân chuyến hải hành thật là lư thú. [A] 

Tôi cũng có rất nhiều kỹ niệm với chiến hạm HQ 503. Vào năm 1974 chiến hạm đă đi công tác liên tục theo nhu cầu chiến trường. Có lần khi chiến hạm ủi băi tại bờ biển đảo Phú Quốc để giao hàng cho đơn vị bạn. Sau đó hạm trưởng cùng các sĩ quan đi bờ. Tôi có ca trực nên phải ở lại chiến hạm. Buổi chiều tối thuỷ triều lên, sóng lớn, nước đang bắt đầu tràn vào hầm chở xe tăng. Tôi được các nhân viên pḥng tai trực thông báo cho biết. Lúc đó tôi đă linh động cho giữ chặt neo sau lái và cho kéo Ramp thuộc cửa đổ bộ một cách khó khăn v́ đă bị cát lấp một ít trên Ramp lên và cuối cùng đă ngăn chận được tai nạn.

Cũng nhân chuyến công tác nầy, hôm sau đi bờ, tôi đến một hăng chế tạo nước mắm để mua một chai nước mắm nhĩ đặc biệt. Chủ hăng sản xuất nước mắm nói rằng nước mắm nhĩ chỉ để dành ăn trong gia đ́nh, không bán ra ngoài. Nghe qua tôi rất thất vọng. Nhưng sau khi tôi kể chuyện mua nước mắm để đem về làm quà cho gia đ́nh người yêu th́ chủ hăng mắm đă nhường lại cho tôi một chai. Tôi chắt chiu mang về Sài G̣n tặng cho gia đ́nh người yêu xứ Huế. Đúng vậy, nước mắm để nguyên chất, không pha chế, ăn sống với vài miếng ớt hiểm cay rất là ngon miệng. Đó là khẩu vị của người dân Huế, ba má của người yêu. Ông bà ăn nước mắm khen ngon, đồng thời đặt tên tôi với chai nước mắm. Người yêu đó chính là bà xă tôi bây giờ.

Vào những tháng đầu năm 1975 chiến hạm có công tác liên tục để di chuyển quân của quân đoàn 2 vào Vũng Tàu, Bà Rịa , Hàm Tân và đồng bào tỵ nạn cộng sản từ miền Trung vào miền Nam cho tới ngày chiến hạm bị bắn 18.4.1975 tại vịnh Cà Ná, Mũi Dinh ở Phan Rang và đến khi miền Nam hoàn toàn bị sụp đổ 30.4.1975. [B]

 

Một trong những chuyến công tác HQ 503 di tản đồng bào tỵ nạn cộng sản từ Nha Trang vào Sài G̣n

Rất tiếc, tôi không phục vụ dưới thời hạm trưởng Trần Văn Chỉ, Đặng Trần Du, Nguyễn Thái Lai. Sau khi ra hải ngoại tôi mới có dịp biết đến hạm trưởng Đặng Trần Du với cái bánh sinh nhật 80 tuổi vào năm 2013 là chiến hạm HQ 503 do người con gái của niên trưởng Du tự làm lấy, rất đẹp nhiều ư nghĩa và được phổ biến trên liên mạng. 

Vào cuối tháng 8 năm 2013, khi tôi và bà xă đến San Jose, California để thăm viếng một số bạn HQ thuộc HQ 503 thời gian 1973-1975 th́ tôi có thêm một số địa chỉ email của thuỷ thủ đoàn HQ 503 trong đó có niên trưởng Đặng Trần Du. Tôi cảm phục niên trưởng Du từ đó.

[2] Cựu hạm trưởng thăm viếng Đức quốc

Vào ngày 23 và 24 tháng 6 vừa qua vợ chồng tôi đă hân hạnh đón tiếp cựu hạm trưởng Đặng Trần Du cùng chị Du và con gái của niên trưởng Du đi nghỉ hè ở Nam Phi và đă stop over tại Frankfurt am Main, Đức quốc vài ngày. Đúng như một số bạn hải quân đă nói, niên trưởng Du là bậc hiền tài. Thật sự tôi và niên trưởng Du chưa biết mặt bao giờ. Chúng tôi chỉ liên lạc qua email mà thôi. Tôi đă thấy h́nh hạm trưởng (HT) Du qua bài viết "Từ Washington DC đến New York“ của niên trưởng Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu (K11 SQHQNT) và ngược lại tôi cũng gởi h́nh của tôi cho HT Du biết trước để chúng tôi dễ nhận diện ở phi trường. Lo lắng th́ nhiều nhưng khi HT Du và gia đ́nh vừa ra khỏi nơi lấy hành lư là tôi gặp và nhận diện ngay HT Du, chị Du và con gái lúc khoảng 13:00 giờ địa phương (CET). Gặp nhau tay bắt mặt mừng v́ được gặp một cựu hạm trưởng HQ 503 mà tôi chưa hề gặp gỡ. Sau đó chúng tôi ra xe rồi về nhà tôi. Bà xă tôi không đi đón gia đ́nh hạm trưởng Du được v́ xe không đủ chỗ ngồi. Nhà tôi ở cách phi trường Frankfurt am Main khoảng vài chục cây số, đi xe hơi khoảng 20 phút. Rời phi trường, xe chạy trên xa lộ A5 hướng về miền Nam và băng ngang qua khu trưng bày những chiếc máy bay vận tải của Hoa Kỳ đă từng giúp đỡ Tây Đức sớm phục hồi kinh tế sau Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng tôi tiếp tục xuyên qua đoạn đường liên tỉnh lộ th́ về đến nhà.

Vợ chồng niên trưởng Đặng Trần Du vừa đến Đức quốc

Biết gia đ́nh HT Du đi máy bay từ Mỹ qua Đức xuyên đêm, chưa ăn uống ǵ nên bà xă tôi ở nhà chuẩn bị món bún ḅ Huế cũng là món ăn ruột của người vợ gốc xứ Huế. Cũng may là trời hôm ấy chưa nóng lắm chứ ăn bún ḅ Huế vừa nóng vừa cay th́ tôi chịu thua v́ phỏng miệng. Mỗi lần ăn bún ḅ Huế là tôi luôn yêu cầu bà xă đừng bỏ ớt quá cay. Nhưng bà xă tôi cứ nói lỡ tay bỏ nhiều tương ớt. Đúng là: “Ớt nào mà ớt chẳng cay. Gái nào mà lại chẳng hay ghen chồng”. Cũng may cho tôi là chỉ có ớt cay mà thôi chứ từ trước đến nay bà xă không cay như ớt là được rồi. Khi ăn uống hạm trưởng Du c̣n thêm câu: “Sĩ quan hải quân chỉ thích  lấy vợ đẹp thôi” làm cho chúng tôi cười rộ lên xoá tan độ cay của ớt trên lưỡi, trên môi.

[3] Viếng thăm thắng cảnh

Sau đó HT Du nghỉ ngơi chốc lát rồi  tôi đưa HT Du cùng gia đ́nh đi thăm viếng khu nhà do kiến trúc sư người Áo tên là Jahrhundert (Thế Kỷ) đă vẽ kiểu theo những câu chuyện thần thoại và được xây tại thành phố Darmstadt cách nhà tôi khoảng 8 km. Kiểu nhà nầy chỉ được xây dựng 2 khu tại Đức mà thôi. 

Vợ chồng niên trưởng ĐT Du và NV Phảy thăm viếng ngôi nhà được xây theo mô thức trong những truyện thần thoại

Thành phố Darmstadt c̣n được gọi là thành phố khoa học. Cơ quan thám hiểm không gian và vũ trụ của Âu Châu ESA (European Space Agency) có Headquarter tại Paris đă thiết lập Cơ Quan Điều Hành Không Gian Âu Châu ESOC (European Space Operations Centre) tại thành phố Darmstadt để điều khiển 62 vệ tinh của ESA. Ngoài ra hăng chế tạo thuốc tây Merck nổi tiếng trên thế giới cũng được thành lập và sản xuất thuốc tại Darmstadt.

 
Trung tâm ESOC

Sau đó tôi đưa niên trưởng Du và gia đ́nh đến thăm một khu làng cổ xưa cách đây trên 500 năm. Chung quanh làng có bờ thành bằng đá được xây dựng kiên cố và có kinh đào xen lẫn suối nước để bảo vệ dân cư thời bấy giờ. Có 2 cổng chính ở phía Bắc và Nam được làm bằng gỗ. Cổng sẽ được hạ xuống thành cây cầu để cho dân làng ra cánh đồng làm lụng vào buổi sáng và buổi tối được kéo lên sau khi dân làng đă về nhà. Nhà cửa trong làng được xây dựng bằng nhiều cột gỗ và vách được lót bằng những phiến đá nhỏ. Hầu hết nhà cửa cho tới ngày nay đều được bảo quản tốt và người dân vẫn ở và không được phá sập. Nếu nhà nào được sửa chữa vẫn phải giữ nguyên h́nh thức cũ. Đa số các ngôi nhà do người Do Thái xây dựng. Có ngôi nhà cao lớn được dùng làm thư viện của Do Thái vào khoảng thế kỷ 16.

Khu làng cổ được xây dựng vào thế kỷ 15-16 ở Dreieich-Hain

Ở một góc của làng, bên cạnh đó là một thành luỹ  được bao bọc bằng hồ và suối nước dành cho vua chúa và binh lính. Tường thành được xây bằng đá ong và dày hơn 1 m (3 feet) rất kiên cố.

Vợ chồng niên trưởng ĐT Du bên ngôi thành cổ đă bị hư hại theo thời gian. Trên tường có cây bông hồng được trồng từ năm 1925 mà vẫn c̣n tươi tốt đến nay. Bên trong thành có những cột đá ghi những ḍng chữ La Tinh.

Sau khi thăm viếng, về nhà chiều tối hôm đó có một buổi nướng thịt và nem bằng than ngoài trời để thiết đăi niên trưởng Du cùng gia đ́nh.

Ngày hôm sau, sau khi điểm tâm, vợ chồng tôi đưa niên trưởng Du và gia đ́nh lên thành phố Frankfurt am Main khoảng 20 km để thăm viếng. Tại trung tâm Frankfurt am Main, chúng tôi đi dọc theo con đường buôn bán chính chỉ dành cho người đi bộ, đó là đường Zeil. Đường rộng khoảng trên 30 mét. Hai bên đường là những cửa tiệm lớn nhỏ khác nhau. Chính giữa là những hàng cây xanh tươi xen lẫn thêm những ghế đá dành cho du khách dừng chân nghỉ mệt.

Thành phố Frankfurt am Main hiện nay là Trung Tâm Tài Chánh của Liên Bang Âu Châu (EU), có nhiều toà nhà cao tầng nhất ở Âu Châu như các ngân hàng và các cơ sở tài chánh quốc tế. Frankfurt am Main cũng đang được xây dựng mở rộng để thích nghi với nhu cầu.

Vợ chồng niên trưởng ĐT Du thăm viếng thành phố Frankfurt am Main

V́ thời gian quá ít, hơn nữa chị Du hơi yếu không thể đi nhanh được nên chúng tôi chỉ xem qua một số nơi trong thành phố như đến khu ăn uống, tượng văn hào người Đức ông Goethe, khu Römerplatz là nơi do người La Mă qua đó xây dựng bên gịng sông Main trong thời gian làm bá chủ Tây Âu và hiện nay có khu nhà được dùng làm cơ quan Hộ Tịch. Nhiều cặp vợ chồng mới cưới thích được chụp h́nh ở đó. Khu Römerplatz tại thành phố Frankfurt am Main được xây dựng từ những năm 1288 và được dùng làm cơ quan Hành Chánh từ thế kỷ 15.

 

Chị Du và vợ Phảy đứng trước cơ quan Hộ Tịch của Frankfurt am Main. Khu nầy thường được đài truyền h́nh của các quốc gia trên thế giới tŕnh chiếu.

Chúng tôi đi tiếp ra bờ sông Main, gịng sông xuất phát từ tiểu bang Bayern, chạy ngang qua Frankfurt. Chúng tôi đến viếng thăm cầu sắt được bắc ngang qua sông có tên là Eisener Steg được xây dựng từ năm 1868 để nối liền Römerplatz qua khu phố cổ Frankfurt - Sachsenhausen. Đă từ lâu các cặp t́nh nhân đến cầu nầy treo ổ khoá được khắc tên tuổi trên đó, khoá lại rồi quăng ch́a khoá xuống sông Main để thề non hẹn biển. Do đó hai bên thành cầu hiện nay thấy toàn là ổ khoá đủ loại, đủ màu. Giới trẻ thường gọi là “Cầu T́nh Yêu”.

Cầu Eiserner Steg. Nhiều cặp t́nh nhân, nhiều quan khách khắp nơi đến thăm viếng

Sau đó chúng tôi phải từ giă thành phố Frankfurt am Main để về lại nhà, dùng cơm chiều tối và đưa niên trưởng Đặng Trần Du và gia đ́nh ra phi trường để tiếp cuộc hành tŕnh đến nơi khác.

[4] Từ giả Đức quốc

Qua những thời gian tṛ chuyện mới được biết niên trưởng Đặng Trần Du c̣n là hạm trưởng HQ 329 trẻ tuổi nhất trong thập niên 50, lúc đó mới chỉ là Hải quân Trung uư nhưng lại là một hạm trưởng già nhất HQ 503 của thập niên 70, lúc đó niên trưởng ĐT Du là HQ Trung tá.

Trên xe đưa niên trưởng ĐT Du và gia đ́nh ra phi trường, trong lúc tṛ chuyện HT Du cho biết khoá 4 SQHQ QL VNCH  được tuyển chọn trực tiếp Sinh viên Sĩ quan HQ có bằng Tú tài trở lên. Một số đă và đang học đại học. Khi là sĩ quan HQ, sau khi niên trưởng ĐT Du tốt nghiệp Cử Nhân Luật, Ban Kinh Tế, ĐH Luật Khoa Sài G̣n th́ niên trưởng Du thi vào Thẩm phán làm Công Tố Viên của Toà Án Quân Sự một thời gian. Với đề tài nầy cũng trùng hợp với tôi đă học 4 năm Đại Học Luật Khoa, Ban Công Pháp nên cuộc tṛ chuyện cũng lư thú lắm. Làm Thẩm phán được một thời gian, nhưng v́ yêu nghề hàng hải, yêu màu trắng hoa biển, yêu thích cuộc sống bồng bềnh trên biển khơi nên niên trưởng Du đă xin trở về quân chủng Hải Quân và đă làm Hạm trưởng HQ 503 từ năm 1970 đến tháng 10 năm 1971 với cấp bậc HQ Trung tá. Từ năm 1971 đến năm 1973 niên trưởng ĐT Du làm Chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Cam Ranh. Trong thời gian ở Cam Ranh, niên trưởng ĐT Du c̣n là giáo sư được mời dạy ở các trường Đại Học Hàng Hải và Đại Học Chỉ Huy Tham Mưu. Cấp bậc sau cùng của niên trưởng Đặng Trần Du là HQ Đại tá.

Nói đến đây tôi nhớ lại, vào tháng 12 năm 2008 gia đ́nh tôi cũng hân hạnh đón tiếp vợ chồng Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, cũng thuộc Khoá 4 SQHQNT là bạn của niên trưởng ĐT Du được mời qua Đức thuyết tŕnh về biển Đông mấy ngày tại Frankfurt am Main vào tháng 12 năm 2008. 

 

Từ trái: Luật Sư Nguyễn Thành (Mỹ), Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Mỹ), Luật Sư Trần Thanh Hiệp (Pháp), Kỹ Sư Nguyễn Văn Phảy làm ĐHV. H́nh được chụp vào tháng 12 năm 2008

Năm đó vào mùa Đông, Đô đốc Thoại đă có dịp viếng thăm chợ Giáng Sinh được tổ chức tại khu Römerplatz và nhà thờ St Paul - một nhà thờ đă được dùng làm Đại Hội Toàn Quốc của nước Đức vào năm 1849 gồm có 585 thành viên được bầu từ 649 khu vực bầu cử trên toàn nước Đức. Họ là những đại diện của các tiểu bang tại Đức, họp lại để thiết lập một thể chế Cộng Hoà cho toàn nước Đức vốn đă bị tản mát từ trước. Cũng chính trong Đại Hội nầy Hiến Pháp đầu tiên gọi là Paulskirchenverfassung (c̣n được gọi là Hiến Pháp Frankfurt và viết tắt là FRV) để chuyển nền Quân Chủ Chuyên Chế sang thành nền Cộng Hoà Quân Chủ Lập Hiến đă được công bố là Hiến Pháp của Đế Chế Đức vào ngày 28.3.1849 để đáp ứng với cuộc Cách Mạng vào tháng 5 năm 1848 cũng đă xảy ra tại nhà thờ St Paul nầy.

Câu chuyện c̣n đang tiếp diễn th́ bảng chỉ đường trên xa lộ hướng vào phi trường hiện ra. Tôi phải tạm ngưng tṛ chuyện, chú ư lái xe vào Terminal 1 để gia đ́nh niên trưởng Du đáp máy bay Lufthansa và rời Đức quốc. Ánh nắng chiều vàng nhạt dần dần tắt hẳn nhường lại cho những ngọn đèn điện sáng chói tại phi trường hiện lên. Thật là một sự hội ngộ tuy ngắn ngủi nhưng có nhiều kỷ niệm. Chúng tôi tạm chia tay nhau. Tôi và bà xă cầu chúc cho niên trưởng Đặng Trần Du cùng gia đ́nh thượng lộ b́nh an và có chuyến nghỉ hè thật nhiều vui vẻ.

Nguyễn Văn Phảy, Germany
Cựu Trưởng ban Giám lộ & Thám xuất HQ 503

[A] Mời xemThiên Văn Học và Chuyện Vui về Hải Nghiệp: http://navygermany.gerussa.com/main/van%20nghe/baivo/ChuyenVuiThienVan.htm

[B] Mời xem Trận Chiến tại vùng Cà Ná, Mũi Dinh 18.04.1975 http://navygermany.gerussa.com/main/diendanbandoc/baivothutin/baibandoc/Tran%20Chien%20Mui%20Dinh_18April1975.htm

 

 

Trở lại