Mùa Xuân Giáp Dần trôi qua, rồi mùa Xuân Ất Măo lại đến. Ngày 30.1.1975 là ngày đám cưới của vợ chồng tôi. Mặc dù đám cưới trong thời chiến, nhưng Hạm trưởng HQ503 mà tôi phục vụ đă ưu ái cho tôi nghỉ 5 ngày phép. Vợ chồng tôi luôn biết ơn Hạm trưởng cũng như các bạn bè Sĩ quan HQ503 đă gánh trách nhiệm dùm tôi để tôi được đi phép. Sau Lễ Thành Hôn được tổ chức tại Sài G̣n, vợ chồng tôi đi Đà Lạt để tận hưởng tuần trăng mật. Trời vào đông, khí hậu Đà Lạt rất lạnh. Sương mù bao phủ vùng núi đồi cao nguyên vào mỗi buổi sáng sớm. Mặt nước hồ Hồ Xuân Hương nằm ở ven thành phố Đà Lạt phẳng lặng như tờ. Khoảng 10 giờ sáng mặt trời lên khỏi đỉnh đồi, lồ lộ trên ngọn thông vi vu trước gió, tia nắng xoá tan sương mù, phản chiếu như tấm gương của bức tranh thuỷ mạc đẹp tuyệt vời. Lần đầu tiên của cuộc đời tôi đến thăm một thành phố mến yêu của vùng cao nguyên thơ mộng. Vợ chồng tôi được ông chú vợ là Trung tá, làm việc tại Đà Lạt, có xe Jeep riêng, đă chở chúng tôi đi xem nhiều thắng cảnh. Nhờ vậy, lần đầu tiên tôi biết được loại dâu tây, trái đỏ mộng thắm được trồng tại Đà Lạt. Tôi cũng được đi thăm trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Biệt Điện Bảo Đại và thác Cam Ly.
Rồi 1 tuần lễ qua đi, tôi trở
về chiến hạm vào dịp cuối năm,
chuẩn bị đón mùa Xuân mới ở đơn
vị. Để bảo toàn chiến hạm, tàu tôi
được lệnh phân tán mỏng, di chuyển ra
biển Vũng Tàu thả neo. Chúng tôi đón Giao
thừa với trời mây gió nước ngoài cửa
biển. Đời thuỷ thủ là thế đó.
Nhờ
sự nhanh chóng tiếp cứu của các chiến
hạm hiện diện tại mặt trận,
chiến hạm tôi ra khỏi vùng nguy hiểm khi đại
pháo của cộng quân bị triệt tiêu bởi
hải pháo 127 ly của các Tuần dương hạm
HQ 3, HQ 17 và 76,2 ly của Hộ tống hạm HQ11 và
Trợ chiến hạm HQ231 cũng như từ
những chiến hạm khác phản pháo.
Rồi ngày 30.4.1975 vùng trời ảm đạm
ập đến cho quê hương miền Nam VN
bởi lời tuyên bố đầu hàng của Đại
tướng Dương văn Minh mang danh Tổng
thống VNCH. Chiến hạm tôi v́ bị hư
hại nặng đang được sửa chữa
tại Hải quân Công xưởng Sài G̣n vào
những ngày cuối tháng 4 năm 1975, nên hầu
hết thuỷ thủ đoàn HQ503 bị kẹt ở
lại. Cũng như tất cả Sĩ quan QL VNCH khác,
tôi phải bị mấy năm vào “tù cải
tạo”.
Thế rồi, tất cả những kiến năng
về hàng hải, những kiến năng về ngành
Luật đều được xem như vứt
đi dưới chế độ cộng sản. Không
những tôi bị xếp loại thành phần "nguỵ quân" mà c̣n bị ghép vào thành phần tiểu
tư sản trí thức mà tôi đă có được
là nhờ công lao cha mẹ nuôi dưỡng lo cho ăn
học cũng như nhờ đất nước vun
bồi đào tạo để có kiến năng
về hàng hải khả hữu nhằm góp phần tái
thiết đất nước trở thành vô nghĩa. Mời
xem hồi kư “Lần Vượt Biên Sau Cùng”: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-205822_5-15_6-1_17-7617_14-2_15-2/ Những
ngày xa quê hương là những ngày mang đau thương (Nhạc
phẩm Quê Hương Bỏ Lại) Mùa
Xuân Quư Tỵ 2013 - Ḷng người Viễn Xứ:
Thắm thoát 33 năm trôi qua khi tôi và gia đ́nh
đến Tây Đức định cư. Mùa Xuân
nữa lại về trong tôi nơi xứ người.
Nhớ lại bài thơ Xuân Thanh B́nh được sáng
tác khi Hiệp Định Đ́nh Chiến Paris
được kư kết vào ngày 27.1.1973 tôi không được vui
trong ḷng. Quê hương Việt
Từ phương xa, nhạc sĩ Trúc Hồ, Giám
đốc đài phát thanh SBTN đă cùng với trên
100 Hội đoàn và Tổ chức thực hiện
chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư “Triệu
Con Tim, Một Tiếng Nói” với nhạc phẩm
“Triệu Con Tim” do anh sáng tác, tác động cho
chiến dịch, đă vận động gần 150
ngàn chữ kư ủng hộ nhằm đệ nạp
cho Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền cũng
như các Bộ Ngoại Giao của một số
quốc gia tân tiến.
Nghe những lời nhạc của anh Trúc Hồ
nỗi buồn hiện trong tôi.
Xuân
Quư Tỵ 2013 đến trong ḷng người dân
Việt Nam nhưng “Mùa Xuân An Vui” chỉ là niềm
mơ ước trong tôi hơn 40 năm rồi cũng
chưa thành hiện thực. Nơi Viễn Xứ, tôi
ngậm ngùi ngâm lại những vần thơ “Xuân
Thanh B́nh“ năm nào và sửa 2 câu thơ thứ 11 và
12 để có tựa đề cho bài thơ:
[1] Mùa Xuân sau khi Hiệp Định Paris được kư kết 27.01.1973 Nguyễn
văn Phảy
|