CHIẾN TRANH GẦN KỀ
[1] [2] [3] [4]

Tại sao chúng ta lại làm như vậy ?

Cả hai đồng chí Lưu Hứa Quỳnh (6), một người là lănh đạo của thế hệ già trong đảng chúng ta và đồng chí Hà Tân (7), một nhà chiến lược gia trẻ tuổi trong đảng, đă nhấn mạnh lư thuyết về sự dịch chuyển của trung tâm văn minh thế giới. Khẩu hiệu của chúng ta “ phục sinh nước Tàu “ dựa trên cách suy nghĩ căn bản của ư tưởng này. Các bạn có thể nh́n vào các báo chí và tạp chí xuất bản trong những năm vừa qua hay vô mạng điện tử để nghiên cứu hầu t́m ra ai là người đầu tiên đưa ra khẩu hiệu phục sinh đất nước. Đó chính là đồng chí Hà Tân. Các bạn có biết ai là Hà Tân không ? Ông ta có thể trông hung hăng và thô lỗ khi ông ta nói chuyện trước công chúng, với hai tay áo và ống quấn xắn lên, nhưng viễn kiến lịch sử của ông ta là cả một kho tàng mà đảng chúng ta nên nuôi nấng, ấp ủ.

Trong việc thảo luận đề tài này, chúng ta hăy đi từ khởi đầu.

Như mọi người đều biết, theo những quan điểm được tuyên truyền bởi những học giả phương Tây, th́ toàn thể nhân loại bắt nguồn từ một bà mẹ ở Phi Châu. V́ vậy, không có chủng tộc nào có thể tự nhận là chủng tộc thượng đẳng. Tuy nhiên, theo sự nghiên cứu thực hiện bởi hầu hết các học giả Tàu, th́ người Tàu khác những chủng tộc khác trên trái đất. Chúng ta không bắt nguồn ở Phi Châu. Thay vào đó, chúng ta bắt nguồn cách độc lập ở nước Tàu . Người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm mà chúng ta thân thuộc, tiêu biểu cho một gia đoạn tiến hóa của tổ tiên chúng ta. “ Chương tŕnh t́m kiếm những nguồn gốc của nền văn minh Tàu “ hiện đang thực hiện trong nước chúng ta nhắm vào cuộc nghiên cứu bao hàm toàn diện và có hệ thống hơn, về nguồn gốc, tiến tŕnh và sự phát triển của nền văn minh cổ đại Tàu. Chúng ta thường nói, “ nền văn minh Tàu đă có một lịch sử năm ngàn năm “. Nhưng bây giờ, nhiều nhà chuyên môn tham dự trong cuộc nghiên cứu trong nhiều lănh vực bao gồm khảo cổ học, văn hóa các dân tộc, và văn hóa khu vực đă đi tới sự đồng thuận là những khám phá mới như di chỉ văn hóa Hồng Sơn ở Đông Bắc, văn hóa Liangzhu ở tỉnh Triết Giang, những tàn tích Kim Sa Giang ở tỉnh Tứ Xuyên, và điạ điểm văn hóa của hoàng đế Yongzhou Shun ở tỉnh Hồ Nam tất cả là bằng chứng đầy thuyết phục của sự tồn tại nền văn minh ban đầu của nước Tàu, và họ chứng minh rằng riêng chỉ lịch sử  nông nghiệp trồng lúa của nước Tàu có thể truy nguồn xa từ 8,000 tới 10,000 năm. Cái này phản bác lại ư tưởng của “ năm ngàn năm văn minh của người Tàu “ V́ vậy, chúng ta có thể quả quyết rằng chúng ta là sản phẩm của những cội rễ có văn hóa hơn một triệu năm, văn minh và tiến bộ hơn mười ngàn năm, một quốc gia cổ đại gồm năm ngàn năm, và là một thực thể người Tàu riêng biệt gồm hai ngàn năm. Đây là nước Tàu mà tự gọi ḿnh “ con cháu của Yan và Huang “, nước Tàu mà chúng ta hănh diện. Hitler của nước Đức đă từng có lần khoác lác rằng chủng tộc Đức là chủng tộc siêu đẳng trên trái đất, nhưng sự thực đất nước của chúng ta c̣n siêu đẳng hơn Đức.

Trong suốt chiều dài lịch sử của chúng ta, dân chúng ta đă dàn trải qua suốt tới Châu Mỹ và những vùng dọc theo vành đai Thái B́nh Dương, và họ trở thành người Da Đỏ tại Mỹ Châu và những nhóm chủng tộc Đông Á ở Nam Thái B́nh Dương.

Tất cả chúng ta biết điều đó dựa vào những bằng chứng về sự siêu việt của nước chúng ta, trong thời thịnh đạt, lớn mạnh của nhà Đường nền văn minh của chúng ta nhất thế giới. Chúng ta đă là trung tâm văn minh của thế giới, và không có nền văn minh khác trên thế giới có thể so sánh với nền văn minh của chúng ta. Sau này, bởi v́ sự tự măn của chúng ta, v́ đầu óc hạn hẹp, và tự đóng cửa của nước ta, chúng ta đă bị vượt qua bởi nền văn minh Tây Phương, và trung tâm của thế giới đă bị dịch chuyển sang phía Tây.

Trong việc xem xét lại lịch sử, có thể có người hỏi: Trung tâm văn minh của thế giới sẽ dịch chuyển trở lại nước Tàu chăng ?

Đồng chí Hà Tân đưa câu hỏi này vào trong bản báo cáo của ông ta gửi tới Ủy Ban Trung Ương năm 1988: Nếu sự kiện là trung tâm lănh đạo của thế giới đă nằm ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 18, và sau này dịch chuyển tới Hoà Kỳ trong giữa thế kỷ 20, rồi th́ trong thế kỷ 21 này, trung tâm lănh đạo của thế giới sẽ dịch chuyển tới phía Đông của hành tinh chúng ta. Và, “ phía Đông “ dĩ nhiên chính là ám chỉ tới nước Tàu.

Quả thực, đồng chí Lưu Hứa Quỳnh đă đưa ra những quan điểm tương tự trong đầu thập niên 1980. Dựa trên một sự phân tích lịch sử, ông ta đă chỉ ra là trung tâm của văn minh thế giới đang dịch chuyển. Nó đă dịch chuyển từ Phương Đông tới Tây Âu và sau này là tới Hoa Kỳ; bây giờ nó đang dịch chuyển trở lại tới Phương Đông. V́ vậy, nếu chúng ta nói tới thế kỷ 19 là thế kỷ của nước Anh, và thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoa Kỳ, th́ thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của nước Tàu.

Thông hiểu tận t́nh định luật lịch sử này và để chuẩn bị chào đón sự xuất hiện của thế kỷ của nước Tàu chính là sứ mạng lịch sử của đảng chúng ta. Như mọi người chúng ta biết, vào cuối thế kỷ vừa qua, chúng ta đă xây dựng bàn thờ cho thế kỷ của nước Tàu ở Bắc Kinh. Vào ngay lúc tân thiên niên kỷ đang đến, bộ phận lănh đạo tập thể của Ủy Ban Trung Ương Đảng đă tập hợp ở đó để có một cuộc hội họp lớn, giương cao những ngọn đuốc của Chu Khẩu Điếm, để tự ḿnh tuyên thệ chuẩn bị chào đón sự khởi đầu của thế kỷ nước Tàu. Chúng ta đang làm việc này để tuân theo định luật của lịch sử và khơi mào cho sự thực thi thế kỷ của nước Tàu như là mục đích của những nỗ lực của đảng ta.

Sau đó, trong báo cáo chính trị của Quốc Hội Toàn Quốc lần thứ 16 của đảng, chúng ta đă xác minh rằng sự phục sinh đất nước là đối tượng lớn lao của chúng ta và chỉ ra rơ ràng trong hiến pháp mới của đảng ta rằng đảng chúng ta là người tiền phong của nhân dân Tàu. Tất cả những bước này đă đánh dấu một sự phát triển chính yếu trong chủ nghĩa Mác-Xít. phản ảnh sự can đảm và khôn ngoan của đảng ta. Như tất cả chúng ta biết, Mác và những người theo Mác đă không bao giờ giao cho bất cứ đảng cộng sản nào làm một người tiền phong của một lớp người nào đó; Mác cũng không nói rằng sự phục sinh đất nước có thể dùng như là một khẩu hiệu của một đảng cộng sản. Ngay đến đồng chí Mao Trạch Đông, một người anh hùng quốc gia đầy can đảm, cũng chỉ giơ cao ngọn cờ  “ cuộc cách mạng vô sản toàn cầu “, ngay cả đồng chí ấy đă không có can đảm để cho quảng bá công khai mạnh mẽ nhất  khẩu hiệu phục sinh đất nước.

Chúng ta phải chào đón sự xuất hiện của thế kỷ nước Tàu bằng cách giơ cao ngọn cờ phục sinh đất nước. Chúng ta phải chiến đấu cho việc phục sinh của thế kỷ nước Tàu ra sao ? Chúng ta phải mượn những kinh nghiệm quư báu trong lịch sử nhân loại bằng cách lợi dụng những thành quả nổi bật của văn minh nhân loại và rút ra những bài học từ những cái đă xảy ra cho những nhóm dân tộc khác.

 

Những bài học này bao gồm sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và Đông Âu, cũng như sự thất trận của Đức và Nhật Bản trong quá khứ. Mới đây đă có nhiều sự thảo luận về những bài học của sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và các nước Đông Âu, v́ vậy, tôi sẽ không nhắc chúng ở đây. Hôm nay, tôi muốn nói về những bài học của Đức và Nhật Bản.

Như tất cả chúng ta biết, Đức Quốc Xă cũng đă đặt nhiều quan tâm tới chuyện giáo dục dân chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đảng Quốc Xă và chính quyền đă tổ chức và thiết lập nhiều cơ quan giáo dục và tuyên truyền như “ Nha Hướng Dẫn Tuyên Truyền Quốc Gia “, “ Bộ Tuyên Truyền và Giáo Dục Quốc Gia “, “ Nha Giám Sát về Giáo Dục và Nghiên Cứu Quan Điểm Thế Giới “, và “ Văn Pḥng Thông Tin “, tất cả nhắm vào việc thẩm thấu vô đầu óc dân chúng, từ tiểu học tới đại học ư tưởng rằng dân tộc Đức là những người siêu đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mạng lịch sử của ḍng giống Arian là sẽ trở thành  những chúa tể của trái đất”, rằng “ cai trị khắp thế giới”.  Lúc đó, người Đức đă đoàn kết nhiều hơn chúng ta ngày nay.

Tuy nhiên, người Đức đă bị đánh bại cách vô cùng nhục nhă, cùng với đồng minh của nó là Nhật Bản. Tại sao ? Chúng ta đă đi tới vài kết luận tại những buổi hội thảo của Bộ Chính Trị, trong đó chúng ta đă t́m kiếm những định luật điều khiển những sự thăng trầm của những nước hùng cường, và cố gắng phân tích sự phát triển nhanh lẹ của Đức và Nhật Bản. Khi chúng ta đă quyết định phục sinh nước Tàu đặt trên khuôn mẫu của nước Đức, chúng ta không được lập lại những lỗi lầm họ đă mắc phải.

Đặc biệt, sau đây là những nguyên nhân cơ bản khiến họ bị thất trận: Trước hết, họ đă có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, trong khi đó họ đă lại không tuân thủ nguyên tắc loại bỏ những kẻ thù cùng một lúc; kế đến, họ đă quá hăng tiết, thiếu kiên nhẫn và sự kiên tŕ cần thiết để đạt những thành qủa lớn lao; thứ ba, khi tới lúc cần tàn ác th́ họ lại trở thành quá mềm yếu, V́ vậy tạo ra những khó khăn rắc rối mà sau này tái xuất hiện cho họ.

Chúng ta hăy giả thiết là vào lúc đó Đức và Nhật đă có thể giữ cho Hoa Kỳ trung lập và đă đánh một cuộc chiến kéo dài từng bước một trên mặt trận ở Liên Xô. Nếu họ đă thi hành kế sách này, đă kéo dài được thời gian để tiến triển việc nghiên cứu, ngay cả thành công trong việc đạt được kỹ thuật vũ khí nguyên tử và hỏa tiển, và rồi dùng chúng để bất ngờ phóng ra những cuộc tấn công chống lại Hoa Kỳ và Liên Xô, th́ Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ không thể tự bảo vệ ḿnh được và sẽ phải đầu hàng. Đặc biệt Nước Nhật nhỏ bé, đă mắc một sai lầm quá cỡ khi phóng ra cuộc tấn công vụng trộm vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này đă không đánh được những phần quan trọng của Hoa Kỳ. Thay v́ vậy, nó kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến, vào hàng ngũ những kẻ đào mồ chôn Đức Quốc Xă và Nhật.

Dĩ nhiên, nếu họ đă không tự gây ra ba lỗi lầm này và chiến thắng cuộc chiến, lịch sử đă được viết theo một cách khác. Nếu là như vậy, nước Tàu sẽ không ở trong tay chúng ta. Nhật Bản có lẽ đă di chuyển thủ đô của họ tới nước Tàu và cai trị khắp nước Tàu. Sau đó, nước Tàu và khắp Á Châu dưới sự cai trị của của Nhật sẽ thực thi đầy đủ sự khôn ngoan của Phương Đông, sẽ chiếm Phương Tây đang cai trị bởi Đức và sẽ thống nhất toàn thế giới. Dĩ nhiên, giả thiết này không có thực.  Thôi không lạc đề thêm nữa.

Như thế, lư do cơ bản cho những sự thất trận của Đức và Nhật là do lịch sử đă không đặt để họ là những “ chúa tể của trái đấ t”, xét cho cùng ra, v́ họ là như vậy, họ không phải là chủng tộc siêu đẳng nhất.

Bề ngoài, khi so sánh, nước Tàu ngày nay có sự tương đồng đáng kinh sợ như là Đức xưa kia. Cả hai đều coi ḿnh là những chủng tộc siêu đẳng nhất; cả hai có một lịch sử bị bóc lột bởi những thế lực ngoại quốc, v́ vậy muốn báo thù; cả hai có truyền thống tôn thờ giới lănh đạo của ḿnh; cả hai cảm thấy là họ thiếu trầm trọng không gian sinh sống; cả hai giơ cao hai ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và xă hội và tự nhận ḿnh như là “ xă hội chủ nghĩa có tinh thần dân tộc “; cả hai tôn thờ “ một nước, một đảng, một lănh tụ, và một học thuyết “

Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự làm một sự so sánh giữa Đức và Tàu, th́ như đồng chí Giang Trạch Dân nhận xét, Đức chỉ là “ những đứa trẻ con “ - quá tầm thường để được so sánh. Dân số của Đức lớn bao nhiêu ? Lănh thổ Đức to lớn ra sao ? Và lịch sử của Đức dài được bao lâu ? Chúng ta đă loại bỏ tám triệu quân Quốc Dân Đảng chỉ trong ṿng 3 năm. Bao nhiêu quân thù mà người Đức đă giết ? Họ nắm quyền lực chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nhiều hơn 12 năm một chút trước khi họ tan biến, trong khi chúng ta vẫn tràn đầy năng lực sau khi cai trị hơn 80 năm. Dĩ nhiên lư thuyết của chúng ta về sự chuyển dịch trung tâm văn minh thế giới thâm sâu hơn lư thuyết “ các chúa tể trái đất “ của Hitler. Nền văn minh của chúng ta thâm sâu và rộng lớn đă xác định rơ ràng chúng ta  khôn ngoan hơn họ nhiều.

Người Tàu của chúng ta khôn ngoan hơn người Đức bởi v́, một cách cơ bản, chủng tộc chúng ta siêu việt hơn chủng tộc của họ. Thành ra, chúng ta có một lịch sử lâu dài hơn, nhiều người hơn, diện tích đất đai lớn hơn. Trên nền tảng này, tổ tiên chúng ta đă để lại cho chúng ta hai di sản chính yếu, đó là thuyết vô thần và sự thống nhất lớn lao. Chính Khổng Tử, người khai sáng văn hóa nước Tàu chúng ta, người cho chúng ta những di sản kế thừa này.

Hai di sản này xác định rằng chúng ta có một khả năng mạnh mẽ hơn để sinh tồn so với Phương Tây. Đó là lư do tại sao chủng tộc Tàu đă có thể thịnh vượng lâu dài. Cho dù thiên tai khốc liệt do thiên nhiên, do nhân tạo và những tai ương của đất nước ra sao, số mạng của chúng ta là “ không bị đè bởi trời, chôn bởi đất “. Đây là lợi thế của chúng ta.

Hăy lấy việc ứng phó với chiến tranh là một thí dụ. Lư do mà Hoa Kỳ tồn tại tới ngày hôm nay là do Hoa Kỳ chưa bao giờ nh́n thấy chiến tranh trên nội địa nước ḿnh. Một khi các kẻ thù của Hoa Kỳ nhắm vào nội địa Hoa Kỳ, trước khi quốc hội Hoa Kỳ làm xong cuộc tranh luận và giao quyền cho tổng thống khai chiến, th́ kẻ thù của Hoa Kỳ đă tiến tới thủ đô Washington rồi. Nhưng đối với chúng ta, chúng ta không phí phạm thời gian vào những tṛ trẻ con này. Đồng chí Đặng Tiểu B́nh đă từng nói “ bộ phận lănh đạo của đảng lập tức ra những quyết định. Một khi quyết định đă được đưa ra, nó lập tức được thi hành. Không có phí phạm thời gian vào những việc vụn vặt như tại các nước tư bản. Đây là lợi thế của chúng ta “. Chế độ trung ương tập quyền dân chủ được xây dựng trên truyền thống thống nhất vĩ đại. Mặc dù Đức Quốc Xă cũng đă nhấn mạnh vào chế độ trung ương tập quyền ở tầng cao cấp, họ chỉ tập trung vào quyền lực của những người điều hành đất nước, nhưng bỏ quên sự lănh đạo tập thể của nhóm trung ương. Đó là lư do tại sao Hitler bị phản bội bởi nhiều người vào lúc cuối đời của ông ta, tạo ra sự suy yếu cơ bản khiến Đức Quốc Xă mất khả năng chiến đấu.

Cái làm chúng ta khác với Đức là chúng ta hoàn toàn vô thần. trong khi Đức chính yếu là một nước Công Giáo và Tin Lành. Hitler chỉ là nửa vô thần. Mặc dù Hitler cũng tin tưởng rằng những công dân b́nh thường có sự thông minh thấp, v́ vậy những nhà lănh đạo phải làm những quyết định, và mặc dầu dân Đức tôn thờ Hitler lúc đó, nhưng dân Đức đă không có truyền thống tôn thờ những nhà hiền nhân trên một căn bản rộng răi. Xă hội Tàu chúng ta luôn luôn tôn thờ các nhà hiền triết là bởi v́ chúng ta không tôn thờ bất cứ thần linh nào. Một khi tôn thờ một thần linh, bạn không thể đồng thời tôn thờ một cá nhân, trừ khi bạn công nhận cá nhân đó như là người đại diện cho vị thần kia, giống như những nước ở Trung Đông đang làm. Mặt khác, một khi bạn công nhận một cá nhân như là hiền nhân, dĩ nhiên bạn sẽ muốn ông ta là lănh tụ của bạn, thay v́ bạn giám sát và chọn lựa ông ta làm lănh tụ. Đây là nền tảng của thể chế trung ương tập quyền dân chủ của chúng ta.

Tóm lại, chỉ có nước Tàu, chứ không phải nước Đức là lực lượng đáng tin tưởng trong công cuộc chống lại hệ thống dân chủ đặt nền tảng trên sinh hoạt nghị trường. Sự độc tài của Hitler ở Đức có lẽ không ǵ ngoài sai lầm thoáng qua của lịch sử.

Có lẽ bây giờ bạn đă hiểu tại sao chúng ta đă vừa quyết định quảng bá thêm cho chủ nghĩa vô thần. Nếu chúng ta để cho thần học Phương Tây vào nước Tàu và làm tâm hồn chúng ta trống vắng, nếu chúng ta để tất cả người Tàu lắng nghe lời Chúa và theo Chúa th́ ai sẽ vâng phục, lắng nghe chúng ta và theo chúng ta ? Nếu những dân b́nh thường không tin đồng chí Hồ Cẩm Đào là một người lănh đạo có khả năng, rồi thách thức quyền  lực của đồng chí ấy và muốn giám sát đồng chí, nếu các tín đồ tôn giáo trong xă hội chúng ta đặt câu hỏi tại sao chúng ta là Thượng Đế lănh đạo trong các nhà thờ, th́ thử hỏi đảng chúng ta có thể tiếp tục lănh đạo nước Tàu được không ?

Giấc mộng của nước Đức là trở thành “ chúa tể của trái đất “đă bị thất bại, bởi v́ trên hết, lịch sử đă không trao tặng sứ mạng vĩ đại này cho họ. Nhưng ba bài học kinh nghiệm của nước Đức là những thứ chúng ta phải ghi nhớ trong khi chúng ta hoàn tất sứ mạng lịch sử của chúng ta và phục sinh ṇi giống chúng ta. Ba bài học đó là:  Giữ chặt khoảng không gian sinh sống của đất nước, giữ chặt sự kiểm soát của đảng trên toàn đất nước, và giữ chặt đường lối tổng quát nhắm vào việc trở thành “ người chúa tể của trái đất “.

Kế, tôi muốn tŕnh bày ba vấn đề này.

Vấn đề thứ nhất là khoảng không gian sinh sống. Đây là sự tập trung to lớn nhất của công cuộc phục sinh ṇi giống Tàu. Trong bài diễn văn mới đây của tôi, tôi đă nói rằng cuộc chiến đấu về những tài nguyên sinh sống cơ bản (bao gồm cả đất đai và đại dương) là nguyên nhân chính yếu lớn lao gây ra các cuộc chiến tranh trong lịch sử. Điều này có thể thay đổi trong thời đại tin học, nhưng không thay đổi một cách cơ bản. Nguồn tài nguyên tính theo mỗi đầu người của chúng ta kém hơn nhiều so với nước Đức thời Quốc Xă. Thêm nữa, sự phát triển kinh tế trong hơn 20 năm vừa qua đă có một tác động tiêu cực, và khí hậu đang thay đổi mau chóng theo hướng tệ hại. Nguồn tài nguyên của chúng ta chỉ cung cấp được trong ngắn hạn. Môi sinh bị ô nhiễm tệ hại, đặc biệt là đất đai, nước và không khí. Chúng ta không chỉ có khả năng chống đỡ mà c̣n có thể phát triển giống ṇi, nhưng cho dù giống ṇi ta vẫn sinh tồn th́ nó vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, tới một mức độ c̣n lớn lao hơn dân Đức hồi đó.

Bất cứ ai đă từng ở các nước Tây Phương đều biết là khoảng không gian sinh sống của họ tốt đẹp hơn của chúng ta. Họ có những cánh rừng dọc theo các xa lộ, trong khi chúng ta hầu như không có bất cứ cây cối nào dọc các con đường. Bầu trời của họ thường xanh với những đám mây trắng, trong khi bầu trời chúng ta bị bao phủ với một lớp bụi đen mù mịt.

Nước uống từ ṿi của họ sạch sẽ đủ để uống, trong khi ngay cả nước dưới ḷng đất của chúng ta cũng bị ô nhiễm đến độ ta không dùng chúng được nếu không được lọc sạch. Họ có ít người hơn trên đường phố, và hai hay ba người có thể cư ngụ một căn dân cư nhỏ; trái lại, đường xá chúng ta luôn luôn lúc nhúc người, và dăm bảy người chia nhau một căn pḥng.

Cách đây nhiều năm, có một quyển sách mang tựa đề Họa Da Vàng, trong đó tác giả nói rằng v́ chúng ta chạy theo lối tiêu thụ của người Hoa Kỳ, nguồn tài nguyên có giới hạn của chúng ta không c̣n có thể chống đỡ được dân số và xă hội ta bị sụp đổ, một khi chúng ta đạt tới dân số 1 tỷ 300 triệu. Bây giờ dân số chúng ta đă vượt qua con số giới hạn này, và chúng ta đang lệ thuộc vào nhập cảng để chống đỡ cho sự tiêu thụ của đất nước. Không phải chúng ta không quan tâm tới vấn đề này. Bộ Tài nguyên Đất đai đă chú trọng tới chuyện này.

Nhưng danh từ “ khoảng không gian sinh sống “ quá liên hệ gần gũi với Đức Quốc Xă. Lư do chúng ta không muốn thảo luận chuyện này quá công khai v́ chúng ta muốn tránh không bị Tây Phương xem chúng ta giống như Đức Quốc Xă, v́ điều này có thể củng cố thêm quan điểm xem nước Tàu như là một sự đe dọa. V́ vậy, khi nhấn mạnh lư thuyết mới của đồng chí Hà Tân “ Nhân quyền chính là những quyền sinh sống “, chúng ta chỉ nói về “ sinh sống “, nhưng không nói về “ khoảng không gian” để  tránh dùng từ “ khoảng không gian sinh sống “. Từ cái nh́n bao quát của lịch sử, lư do mà nước Tàu bị đối diện với vấn đề của không gian sinh sống là v́ các nước Tây Phương đă phát triển vượt hơn các nước Đông Phương. Các nước Tây Phương đă thiết lập các thuộc địa khắp thế giới, thành ra  họ một lợi thế về vấn đề không gian sinh sống. Để giải quyết chuyện khó khăn này, chúng ta phải dẫn dắt người Tàu chúng ta khỏi nước Tàu để họ có thể phát triển bên ngoài nước Tàu.

Vấn đề thứ hai là sự tập trung của chúng ta vào khả năng lănh đạo của đảng. Chúng ta thực hiện chuyện này tốt hơn đảng  Đức Quốc Xă. Mặc dù Đức Quốc Xă trải dài quyền lực tới mọi ngơ ngách của chính quyền nước Đức, họ đă không chú trọng vào vai tṛ lănh đạo tuyệt đối của họ như chúng ta chú trọng. Họ không coi vấn đề điều hành quyền lực của đảng là ưu tiên số một, trong khi chúng ta lại có. Khi đồng chí Mao Trạch Đông tóm tắt “ ba bửu bối “ thắng lợi của đảng ta trong việc chinh phục đất nước, đồng chí ấy đă coi “ bửu bối “ quan trọng nhất là việc phát triển đảng Cộng sản Tàu và làm vững mạnh vai tṛ lănh đạo của đảng.

Chúng ta phải tập trung vào hai điểm để củng cố vai tṛ lănh đạo và cải tiến khả năng lănh đạo của chúng ta.

Thứ nhất là quảng bá lư thuyết “ Ba Đại Biểu “ (8), nhấn mạnh là đảng của chúng ta là đảng tiền phong của ṇi giống Tàu, thêm nữa, là người tiền phong của giai cấp vô sản. Trong chốn riêng tư, nhiều người nói “ Chúng tôi không bao giờ bầu cho quư vị, cho đảng Cộng sản để đại diện cho chúng tôi. Làm sao quư vị lại tự nhận là đại diện cho chúng tôi ? “. Không cần phải lo âu về chuyện này. Đồng chí Mao Trạch Đông đă nói là nếu chúng ta có thể dẫn đưa những đồng minh của chúng ta tới chiến thắng đem lại tư lợi cho họ, họ sẽ yểm trợ chúng ta. V́ vậy, bao lâu chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu, giải quyết sự thiếu thốn khoảng không gian sinh sống, th́ dân Tàu sẽ yểm trợ chúng ta. Lúc này đây, chúng ta không phải lo âu về nhăn hiệu “ chế độ chuyên chế “hay “ chế độ độc tài “. Việc chúng ta có thể đại diện cho dân Tàu măi măi hay không lệ thuộc vào chuyện chúng ta có thể thành công trong việc dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không.

Điểm thứ hai, việc chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không, nó mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất về vị trí lănh đạo của đảng Cộng sản Tàu.

                                                  [Đọc tiếp Phần 3]

                                                                                    

trở lại