6 Lư Do Nên Lấy Gái Huế Làm Vợ

H́nh trên: Đám cưới cô gái Huế năm xưa theo nghi thức cổ truyền (30.01.1975) 

 

Phụ nữ Huế với chiếc nón bài thơ của Huế trong dịp Diễn Hành Đa Văn Hoá tại Đức 06.2012     

  

Phụ nữ Huế cùng phu quân tham dự Đại Hội SQHQNT K24 ở Mỹ 09.2013

Cuộc đời thăng trầm của cô gái Huế được tŕnh bày qua những bài viết:

http://navygermany.gerussa.com/images/bullet_p%5b1%5d.gifTỵ Nạn và Cuộc Đời _Phần 1: Lần vượt biên sau cùng 23.06.1980
http://navygermany.gerussa.com/main/van%20nghe/baivo/LanVuotBien%20sau%20cung.htm

Tỵ Nạn và Cuộc Đời_Phần 2: Cuộc Đời Mới
http://navygermany.gerussa.com/main/van%20nghe/baivo/Cuoc%20Doi%20Moi.htm

LGT: Xin đăng tải một vài bài viết liên quan đến cô gái Huế mà chúng tôi đă nhận được. 

Con gái Huế có những tính cách như thế nào và có nên lấy họ làm vợ không, dưới mắt một chàng trai? 

 1. Con gái Huế sống nề nếp và gia phong

 Con gái Huế luôn sống có phép tắt trong ứng xử với bố mẹ và người lớn trong gia đ́nh. Những nề nếp ấy đă trở thành khuôn phép truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cô gái Huế nào khi đi ra ngoài cũng đều xin phép gia đ́nh, có khách th́ phải cúi chào, và đặc biệt con gái Huế không được đi chơi đêm quá 21 giờ.

 2. Con gái Huế sống thân thiện và đặc biệt thiện tâm
 
 Con gái Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Họ luôn luôn quan tâm, hỏi han và giúp đỡ người khác những lúc gặp khó khăn. Và đặc biệt, người lạ gặp con gái Huế rất dễ dàng bắt chuyện và ḥa nhập vào câu chuyện một cách vui vẻ v́ họ luôn luôn cởi mở, thân thiện, gần gũi và hiếu khách. Con gái Huế đặc biệt sống rất hiền, thích làm việc thiện, thường xuyên đi chùa lễ Phật để tích đức.
 


 3. Con gái Huế kín đáo và trầm lặng

 Họ là những cô gái rất trầm lặng và ít nói, sống luôn luôn giữ kẻ, hết sức kín đáo trong lời ăn tiếng nói hàng ngày với ba mẹ, người lớn tuổi và bạn bè. Họ không bao giờ muốn mọi người biết về những khó khăn mà họ đang gặp v́ không muốn để ai bận tâm. Con gái Huế không để xảy ra điều to tiếng, hay gây chuyện buồn cho khách khứa láng giềng.

 4. Con gái Huế sống tiết kiệm và chắt chiu

 Con gái Huế tiêu tiền rất cẩn thận, tính toán chi li mọi khoản để cân bằng tiền bạc, họ luôn cân nhắc rất nhiều khi quyết định chi tiêu tiền bạc v́ họ suy nghĩ đến tương lai lâu dài. Họ không giống nhiều người ở nhiều nơi khác, cứ có tiền là tiêu cái đă, làm chừng nào th́ tiêu chừng đó.  
 
 5. Con gái Huế dịu dàng và e ấp  
 
 Người con gái Huế từ lâu đă nổi tiếng là dịu dàng với giọng nói “dạ, thưa” đến say ḷng. Con gái Huế đi lại nhẹ nhàng và ăn nói nhỏ nhẹ. Dường như mỗi người con gái Huế đều mang trong ḿnh một nét ǵ đó rất đỗi kín đáo và e ấp. Có rất nhiều chàng trai xứ khác khi đến Huế đều cảm nhận được đó là điều đầu tiên.  

 
http://cdn.8showbiz.com/Upload/Picture/10723626_811571628894610_1727943222_n_uwau.jpg
 http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2014/img-20140926-2-1411783094543/nhan-sac-nu-kham-khao-khien-van-nguoi-ghen-ti.png

http://maskonline.vcmedia.vn/yOHD4UMII4yG8WGBydCAcV4K8ucccc/Image/2014/03/034/A2-copy_d3a77.jpg 

http://www.dulichvietnam.com.vn/data/Non%20la%20Hue10.jpg
 
 6. Con gái Huế cầu k trong chế biến ẩm thực
 

 Với tất cả mọi người dân xứ Huế, nấu ăn là thể hiện sự khéo léo và nghệ thuật, chính v́ thế, họ luôn coi trọng việc trang trí món ăn. Với quan niệm: “ăn” trước hết là “ăn bằng mắt”, người con gái Huế rất chú trọng vào việc làm cho món ăn không chỉ ngon mà c̣n phải bắt mắt và thu hút. 
 
 6 lư do đó đă đủ thuyết phục để bạn chọn một cô gái Huế làm vợ chưa? Tính cách của con gái Huế c̣n là một “kho tàng bí ẩn” mà bạn hăy chính là người t́m hiểu nó nhé.  
 
Theo Buzz New 

Tiến Đạt
 

Con sông dùng giằng con sông không chảy  
Sông chảy vào ḷng nên Huế rất sâu

Đó là hai câu thơ mà nhà thơ Thu Buồn diễn tả về tính cách của con người xứ Huế với đề tài tự một dòng sông êm đềm, thợ mộng – dòng Hương giang.

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố để tạo nên một sắc thái văn hoá Huế riêng. Đó có thể là những giá trị văn hóa lịch sử, những danh thắng thiên nhiên kỳ thú, những công trình kiến trúc nhuốm mùa thời gian,…Tính cách người Huế cũng góp một phần tạo nên sắc thái văn hóa Huế riêng đó. Vậy tính cách người Huế được thể hiện như thế nào? Những yếu tố nào đã tạo nên những nét tính cách đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu. 

Hai cô gái Huế yêu kiều bên khung cửa, ảnh Hoàng Hà 

           Những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Huế tôi đã cảm thấy rất ấn tượng không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên (sông Hương, núi Ngự), sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm,…Tôi còn bị “cuốn hút” bởi con người Huế với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ếp, với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng. Từ tất cả sự lôi cuốn đó, tôi đã quyết định gắn bó với Huế và thử tìm sự lý giải về tính cách của người Huế là như thế nào?

Trong con mắt của một người xứ Bắc tuy chưa thực sự hiểu sâu về người Huế, nhưng tôi nhận thấy tính cách con người Huế được thể hiện qua những điểm sau:

Người Huế gần gũi và thân thiện. Người Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Luôn nhận được sự quan tâm, hỏi han và giúp đỡ của người Huế những lúc gặp khó khăn. Đó là điều đầu tiên tôi cảm nhận được khi tôi ở trong khu nhà trọ trong thời gian đầu tôi vào Huế.

Người Huế kín đáo và trầm lặng. Họ ít nói, sống luôn giữ kẽ và hết sức kín đáo trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, họ thường giấu kín những khó khăn riêng của ḿnh trước bạn bè, không để điều to tiếng, chuyện buồn đối với khách khứa láng giềng.

Người Huế đi ngủ sớm. Huế không sống nhiều về đêm như những thành phố lớn khác, khoảng 10 giờ kém là tất cả đă về nhà, không sinh hoạt gia đ́nh th́ làm việc hoặc đi ngủ sớm, đường phố Huế về đêm chủ yếu là khách du lịch và sinh viên ngoại tỉnh, những người vẫn chưa thể quen với nếp sinh hoạt đó. Ở nhiều khu trọ cho sinh viên, chủ nhà luôn thông báo cho sinh viên đến ở trọ giờ giới nghiêm là 22 giờ. Huế yên b́nh nhưng về đêm th́ càng yên b́nh hơn nữa, người ta có thể ngồi trầm tư mà không lo ai quấy rối giữa đêm.

Người Huế sống hoài cổ và thủ cựu. Điều này thể hiện ở cái cách mà người Huế tiếp nhận cái mới, cái lạ, tất cả những ǵ mới và lạ du nhập vào Huế đều cần phải có một thời gian dài, phải nói là rất lâu mới có thể bám rễ và phát triển ở Huế, phải trải qua một quá tŕnh thẩm thấu, chọn lọc thật kỹ th́ những cái đó mới được người Huế đón nhận, từ nghệ thuật cho đến văn hóa, thể thao và nhiều cái khác nữa. Chẳng hạn, ở Huế người ta chuộng nghe nhạc tiền chiến, nhạc Trịnh Công Sơn hơn là nhạc trẻ - nhạc thị trường, thị trường nhạc trẻ ở Huế không sôi động như các thành phố khác. Văn hóa cũng vậy, phần đông người Huế vẫn quư trọng mái tóc và tà áo dài của người con gái, nhẹ nhàng và thanh thoát, tất cả mọi người đều quư trong những giá trị truyền thống, những cái cốt lơi, cái tinh túy đă song hành với họ trong cuộc sống.

Người Huế sống nề nếp và gia phong. Bước vào các gia đ́nh Huế người ta sẽ cảm nhận ngay được rằng người Huế sống rất có phép tắc từ già tới trẻ, từ đàn ông con trai đến đàn bà con gái, tất cả tuân theo một khuôn phép đă có trước đó từ rất lâu đó chính là truyền thống nề nếp gia phong. Người lớn tuổi được kính trọng và đề cao, lớp trẻ chỉ cần đi vào nhà thấy khách đến chơi là phải thưa, đi th́ phải xin phép gia đ́nh và khách. Người đàn ông trong gia đ́nh được đề cao, đặc biệt là người chồng, người cha có một ví trị hết sức quan trọng, là trụ cột của cả gia đ́nh. Người cha, người chồng trong gia đ́nh có quyền quyết định mọi chuyện của gia đ́nh, ư kiến của gia đ́nh và đặc biệt của người cha ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn của con cái trong gia đ́nh.

Người Huế sống tiết kiệm và chắt chiu. Khác hẳn như ở miền Nam, chỉ có Huế là thành phố không chịu ảnh hưởng văn hóa tiêu dùng phương Tây trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân mới nô dịch nước ta. Khác hẳn với thành phố Đà Nẵng và Thành phố Sài G̣n, Gia Định, người Huế tiêu tiền rất cẩn thận, tính toán chi li mọi khoản, cân nhắc rất nhiều khi quyết định chi tiêu tiền bạc, đối với Đà Nẵng và Thành phố Sài G̣n, Gia Đinh th́ người ta không phải suy nghĩ nhiều đến thế, cứ có tiền là tiêu cái đă, làm hôm nay th́ tiêu hôm nay, ngày mai tiêu ngày mai. Thời tiết khắc nghiệt, mưa băo nhiều, không thuận lợi trong phát triển kinh tế, thiên tai thất thường khiến cho người Huế luôn tích trữ lương thực và đặc biệt là tiền bạc cho những lúc cần dùng đến, rồi ốm đau bệnh tật,… tất cả tạo nên tính cách rất riêng của Huế.

Người Huế cầu kỳ trong chế biến ẩm thực. Với người Huế, nấu món ăn là để thể hiện sự đam mê nghệ thuật. Với quan niệm “ăn” trước hết là “ăn bằng mắt”, nên người phụ nữ Huế rất dụng công trong việc tạo h́nh các món ăn một cách nghệ thuật, tạo nên sự truyền cảm mạnh mẽ mỗi khi ngồi vào bàn tiệc. Tất cả kinh nghiệm chế biến được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác và ngày càng hoàn thiện hơn.

Người Huế sống thánh thiện. Đây là đánh giá của phần đông những người được hỏi, theo họ người Huế sống rất hiền lành, họ thích làm việc thiện, thường xuyên đi chùa lễ Phật để tích đức cho con cháu.

Người Huế sống gần gũi với thiên nhiên. Điều này được thể hiện cụ thể nhất trong lối kiến trúc Nhà Vườn mà chỉ ở Huế mới có. Những người đến Huế rất thích những ngôi nhà vườn của Huế, những ngôi là rợp bóng mát của cây trái.

Đi tìm lứ giải tính cách của người Huế: Để có được sự độc đáo riêng về những nét tính cách đó chắc hẳn phải có rất nhiều yếu tố chi phối. Vậy đó là những yếu tố nào? 

         Yếu tố địa lư

Huế nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng và gió với bao khó khăn trong cuộc sống. Phía Nam của Huế là đèo Hải Vân bức tường thành tự nhiên đă tạo nên cho Huế một kiểu khí hậu mà chỉ có ai yêu Huế, sinh ra và lớn lên ở Huế mới chịu đựng nổi: mưa dầm dề triền miên và nắng cháy da cháy thịt. Điều kiện thiên không ưu đăi khiến cho người Huế phải sống chắt chiu, tiết kiệm để có thể tồn tại trên mảnh đất này. Thiên tai, băo lũ thường xuyên khiến cho người Huế phải sống gần gũi nhau hơn, quan tâm nhau nhiều hơn để cùng nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn, để khi tắt lửa tối đèn th́ c̣n có nhau. 

         Yếu tố Lịch sử

Huế trong hơn 300 năm là thủ phủ của Đàng Trong và hơn 140 năm là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam nên vẫn c̣n chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phong kiến, thể hiện cụ thể ở tính hoài cổ, thủ cựu, nền nếp, gia phong và cầu ḱ trong chế biến ẩm thực. 

         Yếu tố Tôn giáo

Huế là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước với hàng trăm chùa lớn nhỏ. Người Huế từ nhỏ đă biết chắp tay cúi lạy, đă biết niệm Nam Mô A Di Đà Phật và được đến với chùa vào các dịp rằm hay lễ tết nên tư tưởng Phật giáo thuần nhuần trong người Huế. Ở Huế có mô h́nh gia đ́nh Phật tử, đây là đặc trưng mà không nơi nào có được. Tư tưởng Phật giáo từ bi hỉ xả, khuyên mọi người làm việc thiện, tu tâm, tích đức cho đời sau. Chính v́ vậy mà người Huế sống thánh thiện và gần gũi với thiên nhiên cây cỏ. 

Kết luận

Tính cách là một trong những nét đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, và là cái để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho mỗi du khách khi đến thăm vùng đất đó, dân tộc đó. Tính cách người Huế thực sự là một “kho tàng lớn” về sự thú vị cho mọi người dần khám phá.

***

Thục nữ ... xứ Huế

Trải trên mảnh giấy những tâm t́nh ch́m lặng trong kư ức tôi sau hơn nửa thế kỷ làm người.
Thân tặng các tiểu sư muội & các nữ sinh viên trường Y Huế  ..... và các cựu nữ sinh của tôi tại  

  • Trường Trung Học Nông Lâm Súc Huế (1965 – 1967)
  • Trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế (1969 – 1972)
  • Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Huế (1969 – 1972)

"Thầy có nhớ em không", câu chào hỏi chứa chan bao nhiêu t́nh cảm đậm đà cứ mổi lần gặp lại học tṛ cũ của tôi trên các nẻo đường đất nước và trong những lần mổ nhân đạo các trẻ em tại miền Trung.

Sinh ra, lớn lên và được học hành và thành đạt ngay tại đất thần kinh văn vật, quăng đời mang cái thân chùm gởi, số phận nổi trôi như bông bèo nó dài hơn thời gian sinh sống yên lành bên bờ sông Bến Ngự.

Đẹp từ nết nghĩ đến nết cảm, con gái Huế từ xưa đến nay vẫn vậy. Cái duyên dáng của người con gái xứ Huế được thể hiện qua mái tóc thề buông dài xỏa kín hai bờ vai. Mái tóc thề của các kiều nữ đất thần kinh thoang thoảng mùi hoa dạ lan, biểu tượng cho nét nguyên trinh của thuở ban đầu với tà áo trắng học tṛ, cái tuổi chóm nở t́nh yêu ban đầu. Làn gió thu ba vời vợi chứa đựng cái u sầu của t́nh Huế. Nụ cười hàm tiếu e ấp thẹn thùng dưới vành nón lá che ngang mặt ... để "nghể" đối tượng... để rồi bôi thêm cái nét sượng sùng dễ yêu mỗi khi bị bắt gặp quả tang.

Trong tâm tư của tôi, dưới lăng kính mỹ thuật của người Huế ... th́ người con gái sinh trưởng nơi sông Hương núi Ngự được nh́n dưới một góc cạnh đặc biệt: đường ngôi rẽ lệch về bên phải, mái tóc thề rung rinh theo bước đi thật là nhẹ nhàng khoan thai, thân ḿnh vươn đi thật yểu điệu cố t́nh không gây ra tiếng động uyển chuyển của con mèo vồ chuột, tà áo tung bay theo luồng gió. Qua những thể hiện trên đây con người cảm nhận một cái vẻ đẹp trời cho, rất chi là thơ mộng kín đáo. Ở đây sự đối xứng và sự kết hợp màu sắc không c̣n được tôn trọng. 

Chiếc áo dài choàng trên thân thể người con gái Huế mang lại một phong cách độc đáo và truyền thống. Vẫn là chiếc áo dài Việt-Nam có cội nguồn từ chiếc áo tứ thân cổ truyền, theo ḍng thời gian và tuân theo sự biến đổi các thời trang nhưng trên con đường cải tiến để theo con đường nghệ thuật biến dạng, cô gái Huế đă tạo cho ḿnh một phong cách riêng qua kiểu mặc, cách may, màu sắc áo kết hợp với quai nón. Áo dài Huế cổ không cao chỉ cao vừa phải, eo áo không thắt đáy lưng ong nhưng... lại không bó quá, tà áo không xẻ quá cao và áo không chấm gót như áo Sàig̣n. Đặc biệt, thục nữ đất thần kinh thể hiện nét riêng của ḿnh qua cách chọn các loại vải với màu khác nhau; đen tuyền, trắng ngà vào giai đoạn lớn lên của tôi th́ màu tím được các bạn cùng lớp ưa chuộng nhất, các màu nhẹ như xanh lơ, hồng nhạt, vàng mơ, tím phớt.... điểm son vài bông hoa màu đậm hay nhạt hơn màu vải một chút. Người thục nữ anh thư của Huế không chọn các loại vải có hoa to, màu nền và hoa quá tuơng phản, sặc sỡ...

Tà áo dài tím hay trắng cùng chiếc nón bài thơ luôn luôn dính liền với h́nh bóng người con gái Huế mọi lúc, mọi nơi, trong nhà ngoài trời hay trên hè phố. Người thợ chằm nón nơi đây đă bỏ bao nhiêu công phu để chằm lên những chiếc nón khéo léo ít nơi nào trên lănh thổ Việt Nam có thể b́ kịp. Cọng tre cái được chuốt nhỏ như tăm, mượt trơn như ngà, nhẹ như khung bấc; những tấm lá cọ phơi khô, xếp hàng trắng muốt xếp hàng đều trên mặt khung, những sợi cước trong suốt khâu kín đáo, tỉ mỉ những nếp lá mềm dựa vào thân nón. Soi nón lên mặt trời, nằm giữa những thân lá mỏng tanh được xen vào giữa những cành hoa là những câu thơ được người thợ chằm nón lồng khéo léo vào giữa các lớp lá. Ôi ... cái mỹ miều người thục nữ xứ Huế c̣n được trang điểm thêm chiếc quai lụa nón đủ màu, khi th́ màu tím ấp ủ, khi màu vàng mỡ gà, khi th́ màu hồng ráng chiều, cũng có khi người con gái Huế chọn chiếc quai nón lụa trắng bạch hay giải yếm gấm đen để tôn thêm làn da khuôn mặt người đội nón.


Gái Huế là rứa đó, ấm như nắng hè, thơm như múi mít, ngọt như mật ong, óng mướt như tơ tằm, và... người con gái Huế cũng sắc như lưỡi dao lame, nóng như gió Lào thổi của mùa hè, lạnh như mùa đông miền bắc cực, can trường như núi đá Trường Sơn, thâm trầm như biển sâu ...  nhưng khi đă yêu rồi th́ gái Huế chấp nhận tất cả .  
Gặp rồi để khó mà quên.

Mời xem: Chi Lạ Rứa của Nguyễn Thị Hoàng (tác giả của Ṿng Tay Học Tṛ)
http://navygermany.gerussa.com/main/van%20nghe/tho/ChiLaRua.htm

Trở lại