Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống

 

Kỹ Sư Nguyễn Đ́nh Sài, SQHQ K16 Nha Trang

 

   I. DẪN NHẬP

   II. NHỮNG LÁ QUỐC KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ 19 ĐẾN NAY

   1. Long Tinh Kỳ: Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đ́nh Nhà Nguyễn
   2. Đại Nam Quốc Kỳ
   3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 - 1920
   4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp
   5. Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp)
   6. Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3, 1945 -  Aug 1945
   7. Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương
   8. Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời "Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa"
   9. Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời "Nam Kỳ Cộng Ḥa Quốc"
   10. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của "Việt Nam Quốc" và "Việt Nam Cộng Ḥa"
   11. Cờ Đỏ Sao Vàng của "VN Dân Chủ  Cộng Ḥa" và "Cộng Hoà Xă Hội  Chủ Nghĩa VN"
   12. Cờ Mặt Trận GPMN
   13. Cờ Vàng của "Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại"

   III. PHÂN TÍCH VỀ "CHÍNH NGHĨA" CỦA HAI LÁ  CỜ VÀNG" VÀ "ĐỎ"

    1. Tính cách "chính thống" của Cờ Vàng
    2. Tính chất "phi dân tộc" của Cờ Đỏ.
    3. Tính chất "phi cách mạng" của cuộc chính biến    tháng 8, 1945 tại Hà Nội

    IV. KẾT LUẬN

    Tài Liệu Tham Khảo:

 


I. DẪN NHẬP

"Quốc Kỳ" - The National Flag - là lá cờ chính thức của một dân tộc sống trên một lănh thổ do một chính quyền quốc gia quản trị, được đa số dân chúng tín nhiệm trong nghĩa vụ bảo vệ sự hiện hữu và toàn vẹn lănh thổ của quốc gia đó.

Ngày xưa, khi tất cả các quốc gia c̣n trong chế độ quân chủ chuyên chính, th́ "đế kỳ" (cờ của vua) cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ngự. C̣n các thành quách, biên ải th́ dựng cờ của các vị thống lănh. Ư niệm dùng một lá "quốc kỳ" để biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lănh thổ chỉ mới có về sau này. Quốc kỳ Đan Mạch có nền đỏ và chữ thập trắng, được xem là xưa nhất trong lịch sử thế giới, khánh thành vào năm 1219. Quốc kỳ Liên Hiệp Anh "The Union Jack" được quốc hội quân chủ lập hiến thừa nhận năm 1707. Quốc kỳ "Tam Tài" ba sọc đứng xanh, trắng, đỏ của Pháp xuất hiện cùng với cuộc cách mạng nhân dân năm 1789. Quốc kỳ Mỹ đă được công bố qua đạo luật First Flag Act của Quốc Hội vào năm 1777, nhưng khác hẳn với quốc kỳ hôm nay, với một nền gồm 7 sọc đỏ, 6 sọc trắng, và một h́nh chữ nhật màu xanh đậm phía trên cờ góc trái, trên đó có một ṿng tṛn gồm 13 sao trắng tượng trưng cho 13 tiểu bang sáng lập ra quốc gia Hoa Kỳ. Qua nhiều lần thay đổi với số lượng tiểu bang ngày càng gia tăng, ṿng tṛn sao trắng được sắp thành nhiều hàng thẳng. Ngày 4 tháng 7, 1958 quốc kỳ Mỹ có 50 ngôi sao trắng với sự gia nhập liên bang của Alaska và Hawaii. Đa số những lá quốc kỳ khác chỉ mới xuất hiện trong thế kỷ 20, khi các quốc gia bắt đầu chuyển hóa từ chế độ quân chủ sang dân chủ, cần có quốc kỳ tiêu biểu cho quốc gia và dân tộc chứ không chỉ riêng cho đế chế mà thôi.

Từ khoảng hậu bán thế kỷ 19 đến nay, Việt Nam cũng đă thay đổi khoảng một chục lá "quốc kỳ". Đáng chú ư nhất là hai lá cờ "nền vàng ba sọc đỏ" (gọi tắt là Cờ Vàng) và cờ "nền đỏ sao vàng" (gọi tắt là Cờ Đỏ) đă có một lịch sử tương tranh từ hơn 5 thập niên qua. Từ năm 1954 đến 1975, hai lá cờ này đă là hai biểu tượng của sự chia đôi đất nước thành hai miền Nam, Bắc Việt Nam, và được dùng làm lá "quốc kỳ" của mỗi miền. Ba mươi năm chiến tranh v́ nỗ lực của đảng CSVN muốn xâm chiếm miền Nam đă gây nên nhiều chết chóc hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử dân tộc. Sau năm 1975, với sự kiện đảng CSVN chiếm trọn vẹn miền Nam, th́ Cờ Đỏ đă ngự trị vùng trời Việt Nam và tại trụ sở các cơ quan quốc tế mà chế độ Hà Nội là thành viên. Cũng từ năm 1975, với hàng triệu người tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới, Cờ Vàng vẫn tiếp tục tung bay tại hải ngoại, tất cả những nơi có cộng đồng người Việt lưu vong t́m tự do cư ngụ. Đó là một sự thật, không một ai có thể biện giải khác đi được.

Trong ṿng vài năm qua, có một số bài viết về hai lá Cờ Vàng và Cờ Đỏ xuất hiện trên các diễn đàn sách, báo, và internet. Lịch sử về Cờ Đỏ có thể được dễ dàng t́m thấy trên các websites của đảng Cộng Sản Việt Nam và của chế độ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Các bài viết về lịch sử Cờ Vàng có thể được t́m thấy qua các sách báo xuất bản trước năm 1975 và một số bài viết được phổ biến rộng răi tại hải ngoại trong vài năm qua.

Tất cả các tài liệu được trích dẫn ở cuối bài đều có những chi tiết khác nhau về nguồn gốc cũng như ư nghĩa của lá Cờ Vàng và Cờ Đỏ. Ngoài ra, lại có một số tài liệu của người ngoại quốc cho thấy Cờ Vàng đă hiện hữu từ cuối thế kỷ 19. Các tài liệu này được tŕnh bày khá công phu và khoa học, nhưng lại không nêu xuất xứ để kiểm chứng thêm. Đă thế, chế độ cầm quyền hiện hữu luôn luôn muốn vinh danh thành quả của chế độ và nỗ lực khỏa lấp hay hủy hoại những ǵ liên hệ đến phe chiến bại, đưa đến t́nh trạng đáng buồn là các sử sách trong và ngoài nước mâu thuẫn nhau về các dữ kiện trong các thập niên từ 1930 trở về sau.

Chính v́ thế, nhu cầu tổng lược, thống nhất hóa sử liệu về quốc kỳ Việt Nam đang trở thành cần thiết. Với định hướng đó, trong bài sưu khảo này, người viết có tâm nguyện tŕnh bày những dữ kiện khách quan về lịch sử những lá cờ từng được toàn thể hay một phần dân Việt sử dụng làm "quốc kỳ". Những tài liệu góp nhặt sau đây, tuy dựa vào các sử liệu đă hiện hữu, nhưng được kèm theo những đối chiếu, phân tích, giải thích, và chọn lọc, để mỗi dữ kiện có được căn nguyên trung thực của nó. Ước mong rằng đóng góp nhỏ mọn này sẽ phần nào được hữu dụng cho các thế hệ mai sau.

II. NHỮNG LÁ QUỐC KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ 19 ĐẾN NAY (xem tiếp)

 

trở lại