SỎI ĐÁ
                                             Đinh Lâm Thanh
 
[1] [2] [3] [4] [5] [6]

[1]

Tiệm mở cửa bắt đầu chín giờ nhưng Phước phải có mặt từ sáng sớm để làm vệ sinh, quét dọn nhà hàng, lót bàn, đặt muỗng đũa, châm đầy các chai  tiêu muối, nước mắm, x́ dầu…tiếp đến, phải vào trong phụ các việc lặt vặt theo lệnh của những người có trách nhiệm nấu ăn. Lúc nào đông khách, Phước được rời bếp ra làm bồi bàn phục vụ ở ngoài. Đây là những điều căn bản của hợp đồng miệng, thỏa thuận giữa chủ và Phước trước khi bắt tay vào việc. Nhà hàng có đến bốn nhân viên phục vụ thực khách nhưng ba người là bà con gịng họ với chủ, đến trể về sớm và không bao giờ nhúng tay vào công việc vệ sinh hay phụ bếp, tất cả đều xô qua đẩy lại cuối cùng rơi vào tay Phước. Phước chấp nhận thua thiệt nhưng phải bám víu lấy công việc, dù cực khổ nhưng để gánh một phần khó khăn cho gia đ́nh vừa mới đặt chân đến Mỹ. Hôm đến xin việc, Phước không giấu hoàn cảnh hiện tại của ḿnh và cho biết anh là một trong bốn người con đă lớn tuổi, độc thân, tốt nghiệp đại học Sàig̣n, theo gia đ́nh qua Mỹ theo chương tŕnh HO. Tất cả bốn anh chị em đều không muốn tiếp tục đi học mà chấp nhận làm bất cứ ǵ để giúp đở gia đ́nh. Ông bà chủ thương t́nh chấp nhận ngay nhưng vào đây rồi, cái nhăn HO bị đám nhân viên người cũ và nhất là con cháu của chủ xem thường bắt nạt, kiếm cớ đẩy những công việc nặng lên vai Phước. Nhiều lúc bất b́nh muốn thôi ngang nhưng nghĩ đến cha mẹ Phước vẫn nhắm mắt bám lấy. Những lúc nản chí, Phước cũng dọ hỏi t́m một vài nơi khác, hy vọng sẽ được đối xử thoải mái hơn nhưng khi tiếp xúc, nghe gốc người HO mới qua tất cả đều e ngại từ chối khéo. 

Thực ra gia đ́nh ông Bảo không gặp khó khăn trong vấn đề tài chánh, với số tiền trợ cấp lúc đầu cho những người trong gia đ́nh tính ra cũng đă khá. Trong lúc đó tất cả đều ở chung một nhà, tổ chức ăn uống cần kiệm theo lối Việt Nam và bốn người con đều đi làm th́ có thể nói, số tiền tiết kiệm hàng tháng tính ra c̣n cao hơn những gia đ́nh định cư đă lâu. Đối với những người cũ, cuộc sống đua đ̣i và nhất là phải thanh toán hụi chết hàng tháng về khoảng nợ nhà, nợ xe, có bao nhiêu tháng nào chi trọn tháng đó không dư được một đồng. Nhưng ông Bảo có vẻ buồn khi vừa đặt chân đến đất Mỹ. Ông nguyên là một cựu sĩ quan cấp tá với hàng trăm nhân viên làm việc dưới quyền, ông hy vọng qua Mỹ là cơ hội thoát khỏi chế độ kềm kẹp của cọng sản đồng thời sẽ t́m lại được những ân t́nh thầy tṛ, bạn bè ngày trước. Nhưng thực tế không đem lại trọn vẹn những điều mơ ước. Thật vậy ở Việt Nam ông Bảo đă chán ngấy việc tiếp xúc, đụng độ với cán bộ cọng sản ngay từ trong các trại tù cho đến phường khóm trước ngày bước chân lên máy bay. Qua đây, cũng nghe bạn bè nhắc nhở, phải đề cao cảnh giác với bọn nằm vùng đang len lỏi móc nối giật giây phá rối trong cộng đồng người Việt và nhất là trong số cựu tù nhân chính trị. Bệnh trong người trước sau cũng lộ ra bên ngoài c̣n biết cách để tránh, bọn nầy mặc ngay trên người chiếc áo chống cọng của cựu tù nhân chính trị th́ biết đâu để đề pḥng cảnh giác. Đành rằng chỉ một số rất nhỏ, khó nhận dạng để lột mặt và thẳng tay trừng trị cho hả giận. Nhưng nghĩ lại, ba tên nằm vùng chỉ là chuyện nhỏ, thứ chuột ghẻ nầy chẳng làm nên cơm cháo ǵ. Điều thất vọng đối với ông Bảo là hoàn cảnh, cuộc sống t́nh cảm và cách đối xử với nhau bên nầy. Giờ giấc làm chủ quyết định tất cả sự việc. Hẹn với ai cũng phải điện thoại xin trước, ngay với việc đến thăm con cháu. Làm một chuyện ǵ không thể nói xong là bắt tay vào ngay mà phải tùy thuộc thời gian cho phép hay không. Ngày mới đến, gặp bạn bè mừng tủi chưa nói hết vài ba câu đă vội vă chia tay hứa một dịp khác. Hỏi hẹn lúc nào th́ ai cũng ngập ngừng trả lời để rồi xem…sẽ điện thoạicho biết sau. Lúc đầu ông Bảo hơi bực ḿnh về sự lạnh nhạt nầy nhưng sau đó mới biết rằng đời sống Âu-Mỹ phải tính từng giây phút một. Gặp lại đàn em ngày trước hay bạn bè cũ, tay bắt mặt mừng một hai lần rồi dần dần cũng biến mất v́ cuộc sống riêng tư. Điều  nầy có thể chấp nhận, nhưng c̣n một vài vấn đề khác vẫn ám ảnh ông hoài. Cùng là tỵ nạn, người đến trước hay kẻ qua sau cũng cùng chung một hoàn cảnh. Ngày đầu đặt chân lên vùng đất tự do ai cũng rách nát như nhau, cũng sắp hành lănh tem phiếu hàng tháng và làm bất cứ ǵ để gầy dựng lại cuộc đời. Bây giờ nhà cao cửa rộng với cuộc sống vương giả, những người qua trước đă vội quên quá khứ đau buồn của ḿnh mà c̣n khinh thường những người qua sau theo diện nhân đạo. Gia đ́nh không nghe ông Bảo thổ lộ bao giờ những đau buồn trong ḷng nhưng thấy ông mất ngủ  từ ngày qua đây. Một hôm Phước được một người bạn kể lại rằng, anh ta gặp ông Bảo đang sắp hàng mua thức ăn trong một cửa tiệm. Khi trả tiền ông Bảo đưa tem phiếu ra thanh toán, người bàn hàng lạnh lùng hỏi, ông có tiền mặt không, ở đây không nhận loại tem nầy ! Ông Bảo nh́n cô bàn hàng một cách thương hại và nhẹ nhàng trả lời rằng, trước đây cô có dùng tem phiếu để mua thức ăn không ? Nhớ lại xem ! Vừa dứt câu ông Bảo cẩn thận xếp tấm tem phiếu để vào túi và quay nhanh ra cửa tiệm.  

Kể từ ngày đó ông Bảo ít liên lạc với bạn bè cũ đă qua trước. Có một lần cả gia đ́nh ngồi uống trà buổi tối, mẹ Phước khuyên ông, đến được xứ tự do dù có đau buồn ǵ nữa cũng nên bỏ qua. Các con đă chịu khó làm việc kiếm tiền giúp gia đ́nh th́ nên hưởng phước được ngày nào hay ngày đó, để tâm chuyện đời làm ǵ cho phí sức. Ông Bảo cảm động trước lời khuyên của vợ nhưng vẫn thổ lộ tâm t́nh một lần chót với gia đ́nh rằng, nếu ngày trước ông cũng mau chân rút chạy như những đồng đội khác th́ giờ nầy đâu có thua ǵ ai ở đây, con cái đứa nào cũng khoa bảng, trở thành ông nầy bà nọ đâu phải làm bồi, rửa chén cắt cỏ như bây giờ. Ông tiếc rằng giờ phút cuối đă ở lại cầm chân địch để cho đồng đội có rộng thời giờ an toàn lên máy hay xuống tàu thủy… Ông đă nín thở hàng chục năm trong tù để đánh thức lương tâm và ḷng nhân đạo của thế giới, để giúp họ hướng t́nh cảm về những người đă bỏ nước ra đi v́ tự do, để mở mắt cho những người ngây thơ trên thế giới biết thế nào là cọng sản và cũng để lấy lại công đạo cho hàng triệu người đă hy sinh cho mảnh đất thân yêu Việt Nam, cho tự do hạnh phúc của con người mà cọng sản thường tuyên truyền bóp méo sự thật. Ông Bảo lặp lại với gia đ́nh, ông chỉ buồn cho những người qua sau đă thất thiệt mà c̣n bị những người may mắn qua trước xem như những kẻ ăn xin. Phước đă có lần nhắc nhở ông Bảo, với tiền lương bốn người con làm việc, biết tiết kiệm, không đua đ̣i, không phung phí, chỉ trong một thời gian chắc chắn sẽ ổn định hơn một số gia đ́nh đến định cư tại đây từ trước. Các người con nhất loạt khuyên ông Bảo như vậy, không ai nghĩ đến việc tiếp tục học và dứt khoát làm việc để tạo một căn bản vững chắc cho gia đ́nh. Những việc tầm thường như phụ bếp, lặt rau, làm bồi bàn. Dù trong lănh vực nào các người con cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc nhưng họ đều giấu kín gia đ́nh. Điển h́nh nhất là Phước, anh cố vượt qua, vui vẻ chấp nhận để đem lại nguồn vui cho gia đ́nh và nhất là lấy lại thăng bằng tinh thần cho ông Bảo.  

***

-          Thưa cô dùng ǵ ạ ?

-          Phở đặc biệt, tô nhỏ và ly café sữa đá.

-          Dạ.

Phước vừa quay lưng, cô gái gọi giật lại :

-          À quên, thêm một chén hành trần.

-          Thưa, lấy nước béo không ?

Cô gái hơi xẵng giọng :

-          Mỡ th́ không ! 

Phước buồn cười trong bụng, con gái ăn hành trần không lo hôi miệng mà lại sợ mỡ trong lúc thân h́nh ốm như con khô.

Khác với thường lệ Phước đưa ra một chén đầy ắp hành lá đập dập trụng trong nồi nước lèo. Phước nhớ lời mẹ thường nói, con gái ăn hành không tốt, người đă hôi nách mà c̣n phát triển tâm tính hung bạo của một người đàn ông và nhất là vấn đề t́nh dục thường bị căng thẳng. Đứng sát bên trong, Phước liếc mắt quan sát, hôi nách hay căng thẳng t́nh dục th́ không biết được nhưng phảng phất tính t́nh của một người đàn ông nh́n qua cũng thấy một phần nào. Từ đó cứ mỗi lần cô gái đến Phước không hỏi mà lúc nào cũng kèm theo tô phở một chén đầy hành dần. Cho đến một hôm cô gái từ chối chén hành, Phước ngay miệng hỏi :

-          Thưa cô hôm nay không dùng hành ?

-          Ô hay, dùng hay không là chuyện của tôi. Khi nào tôi yêu cầu th́ anh đem ra.

Bực ḿnh v́ giọng nói, nhưng công việc bắt buộc Phước vẫn cười rất tươi :

-          Thưa cô vâng, khi nào cô cần xin cứ kêu.

Vừa quay lưng trở đi, cô gái gọi giật trở lại :

-          Này anh, tôi hôm nay trong người không vui, xin bỏ qua.

-          Thưa cô không có ǵ, tôi đă quen những chuyện thế nầy từ lâu.

Cô gái vừa xé bao giấy đựng đũa vừa cười vừa hỏi :

-          Anh không nổi nóng lên trước những câu thiếu lịch sự của khách ?

-          Thưa cô, nghề nghiệp bắt tôi chấp nhận những chuyện như thế nầy.

-          Tôi xin lỗi anh. Tôi tên Nga, c̣n anh ?

-          Thưa cô, người ta gọi tôi là bồi bàn.

Nói xong Phước quay qua tiếp chuyện với khách bàn kế cận.

 

Lúc ra quày tính tiền gặp lúc Phước đi ngang qua, Nga níu tay Phước nói nhỏ :

-          Xin lỗi anh, không biết anh có giận tôi v́ câu nói hồi năy ?

-          Cô yên tâm, tôi không bao giờ biết giận khách hàng.

Nga nh́n Phước mỉm cười :

-          Tôi mời anh café xem như tạ lỗi, chịu không ?

-          Cám ơn cô, tôi làm việc suốt ngày ít khi nào rảnh. Xin hẹn một dịp nào đó. 

Một năm sau, hết trợ cấp đặc biệt của chính phủ dành cho những gia đ́nh định cư theo diện HO nhưng may mắn bốn người con chịu khó làm việc đều đặn và liên tục, cuộc sống gia đ́nh đă ổn định. Ông Bảo bắt đầu tham gia họp mặt vào các hội đoàn, mẹ Phước t́m lại được những mật thiết với bạn cũ. Đến lúc phải nghĩ đến t́nh cảm riêng tư của ḿnh, Phước nghỉ một ngày trong tuần để có thời giờ dành cho mối t́nh vừa chớm nở với Nga. Sau gần hai tháng quen biết và chỉ trao đổi vài câu ngắn gọn trong quán ăn, hai người đă chính thức mở rộng ṿng tay ôm lấy nhau. Trong dịp lễ Valentin vừa qua, trên sàn nhảy Nga đă siết chặt ṿng tay, ôm lấy vai người t́nh và thú thật ḷng ḿnh với Phước. Đối với Nga không biết là cuộc t́nh thứ mấy nhưng với Phước, chàng chưa thực ḷng yêu ai dù đă hai mươi bốn tuổi. Có lẽ trong thời gian c̣n tại Việt Nam Phước quá bận tâm vào việc học, chuyện buồn gia đ́nh trong lúc ông Bảo đang trong ṿng tù tội. Qua bên nầy, thực tế cuộc sống buộc Phước dồn hết thời giờ vào công việc để giúp gia đ́nh. Bây giờ cuộc sống tạm ổn th́ Nga đến với chàng, chính nàng săn đón và ngă vào tay Phước. Buổi gặp đầu tiên do Nga hẹn, đi uống café với nhau xem như để giải ḥa lỗi lầm nhỏ với chàng trong tiệm ăn lần trước. Tiếp đến những lần hẹn ḥ tại các pḥng trà khiêu vũ vào mỗi chiều chủ nhật, cho đến ngày lễ t́nh nhân Nga đă thú thực ḷng ḿnh.

[Đọc tiếp]                                                                                       

trở lại