SỎI ĐÁ
                                             Đinh Lâm Thanh
 
[1] [2] [3] [4] [5] [6]

[3]

P
hước giật ḿnh không ngờ Nga đưa ra một đề nghị dễ dàng như vậỵ. Nếu không phải một lời hờn dỗi thường t́nh giữa hai người yêu nhau th́ đúng là bằng chứng Nga không yêu thương Phước thực t́nh. Nàng đến với chàng có lẽ v́ những đ̣i hỏi của tinh thần cũng như thể xác đang bộc phát dữ dội ở lứa tuổi của nàng. Nhưng Phước vẫn thắc mắc, tại sao Nga yêu cầu chàng ra mắt gia đ́nh để đi đến việc hợp thức hóa t́nh yêu giữa hai người. Nhưng qua hành động và những lời nói bộc lộ vừa rồi trong lúc tâm thần Nga không ổn định, chứng tỏ việc lựa chọn của nàng vẫn chưa ngă ngũ. Vậy t́nh yêu hay danh vọng, yếu tố nào mà Nga cần phải chọn để có một quyết định dứt khoát, tiến đến một cuộc hôn nhân chính thức, hợp thức hóa mối t́nh nam nữ trong hạnh phúc, hay, sẽ kết thúc một cách đau thương rồi chia tay mỗi người một ngả ? Thật Phước không thể hiểu đuợc trong đầu Nga đang suy tính ǵ.

Phước cố gắng t́m hiểu một lần nữa :

-          Em b́nh tĩnh cho anh hay, em nói thực t́nh hay chỉ là những lời hờn dỗi ?

Nga vẫn b́nh thản :

-          Không, em nói thật. Chia tay, giữa hai người em là kẻ thua lỗ.

-          Em chấp nhận ?

-          Chứ làm sao bây giờ !

-          Như vậy, cho anh nói hỏi, em không yêu anh ?

Nga thẳng thắn :

-          Yêu th́ được làm vợ th́ không ?

-          Tại sao ?

-          Em nói anh đừng buồn, em không muốn đời em bị đóng khung trong ba chữ ‘bà bồi bàn’.  

Phước không buồn v́ câu nói tàn nhẫn vừa qua, chàng đưa tay choàng qua vai Nga vỗ nhè nhẹ :

-          Anh hiểu em và cảm phuc em đă nói ra những lời thẳng thắn. Mỗi người đều có một số mạng khác nhau, tất cả đều được an bài. Muốn thay đổi, cần phải có thời gian dài, một môi trường thích hợp và một ư chí sắt đá..

-          Sao anh không t́m cách vươn lên ?

-          Anh sẽ cố gắng vươn lên nhưng hoàn cảnh hiện tại chưa cho phép. Không thể đến đích bằng con đường tắt một sớm một chiều như trở bàn tay.

-          Như vậy anh sẽ cố gắng đi học trở lại ?

-          Anh chưa nghĩ đến điều nầy, tất cả hoạt động dù ở ngành nghề nào cũng cần thiết để xă hội sinh hoạt hằng ngày. Đặt nặng vấn đề khoa bảng, lấy ai làm những công việc b́nh thường nhưng rất cần thiết cho đời sống.  

Nga mải lắng nghe không có phản ứng trong lúc Phước muốn chấm dứt câu chuyện đau ḷng, kéo dài chẳng đi đến đâu, chàng hỏi nhỏ Nga :

-          Chúng ta xa nhau, em không giận anh ?

-          Không.

-          Và cũng không ân hận những ǵ về t́nh yêu trong thời gian qua của hai đứa ḿnh ?

-          Cũng không !

-          Như vậy cám ơn em nhiều. 

Phước cho gia đ́nh biết quyết định của ḿnh cũng như nội dung đă trao đổi với Nga. Ông bà Bảo thở ra nhẹ nhỏm. Cả nhà khuyên  Phước nên về Việt Nam cưới vợ để khỏi rắc rối. Phước gật đầu cho qua chuyện. Tuy nhiên trên cương vị người lớn, ông bà Bảo vẫn nhờ bà mai, một lần nữa, chuyển tiếp lời cáo lỗi của gia đ́nh nhà trai.  

Sau khi điện thoại lấy hẹn, bà mai đến th́ ông bà Thân đă chờ sẵn ở pḥng khách. Tất cả đều biết trước nội dung cuộc gặp nhưng gặp nhau, câu vào đề của bà Thân vẫn vui vẻ :

-          Chào bà mai, chắc hôm nay đến báo tin vui cho mấy cháu ?

Im lặng vài giây, bà mai ngập ngừng :

-          Dạ hôm nay tôi rất buồn đến để chuyển lời cáo lỗi của gia đ́nh nhà trai.

Bây giờ bà Thân đổi ngay thái độ :

-          Cháu Nga đă cho chúng tôi biết rồi. Thôi thế đỡ mất mặt cho gia đ́nh tôi.

Bà mai vẫn nhỏ nhẹ :

-          Thưa bà, bà nói như vậy hơi quá lời.

Ông Thân thấy t́nh h́nh không êm đẹp, đứng dậy đi vào pḥng trong, bà Thân vẫn c̣n hậm hực :

-          Tôi đâu nói ǵ đụng chạm đến gia đ́nh nhà trai đâu. Quyết định sớm như vậy đỡ kẹt cho chúng tôi. Trong lúc chưa ngă ngũ việc cưới hỏi với cậu Phước th́ một số kỹ sư bác sĩ đang sắp hàng nối đuôi để xin bước chân vào nhà nầy.

-          Xin chúc mừng ông bà. Một lần nữa, xin thay mặt ông bà Bảo thành thực xin lỗi v́ không thể đáp ứng yêu cầu của ông bà nên buộc ḷng chúng tôi xin rút lại đề nghị đă đưa ra lần truớc. Nếu không c̣n ǵ, xin phép ông bà tôi cáo từ. 

*** 

Thực ra Phước chưa muốn về Việt Nam, v́ tất cả liên hệ thân thích gần đều đang định cư ở nước ngoài. Hơn nữa tiền dành dụm chưa được bao nhiêu trong lúc đời sống đang chập chững lấy lại thăng bằng. Một chuyến cưới vợ xa, nếu không đưa đến nợ nần th́ cũng tiêu tan số tiền đă khổ công dành dụm trong suốt thời gian qua. Nhưng gia đ́nh thấy Phước buồn, ông bà Bảo không những khuyến khích về Việt Nam cưới vợ mà c̣n mở hầu bao cho thêm một sốt tiền tạm gọi là lớn để phụ vào việc cưới hỏi. Phước ngần ngại nhưng ông bà khuyến khích rằng cứ cầm lấy, xem như một phần nhỏ cha mẹ phải đóng góp trong việc hôn nhân của con cái. Thấy Phước không phản đối, bà Bảo vội vă liên lạc với người em họ, cho biết ư định của Phước trong chuyến về Sàig̣n sắp tới. Do đó, ngay khi Phước đặt chân xuống phi trường, gia đ́nh ông Thung đă có sẵn kế hoạch kiếm cho người cháu một cô vợ hiền thục nết na theo ư của bà chị bên Mỹ.  

Ngay trong buổi cơm chiều, ông bà Thung đă đặt câu hỏi về mẫu người vợ Phước muốn chọn. Vừa nghe Phước đề nghị, một người vợ không cần đẹp, không cần giàu sang và cũng không cần học thức cao rộng làm ǵ, chỉ cần một người con gái nhu ḿ biết đăm đang công việc gia đ́nh và thương yêu chồng con.

Vừa nghe qua, ông bà Thung cười lớn :

-          Tưởng ǵ chứ chuyện b́nh thường như vậy quá dễ dàng, cháu tha hồ lựa chọn.

Phước do dự :

-          Cháu không có quan niệm phải cân nhắc lựa chọn mà nghĩ rằng nếu ḿnh tốt phước th́ duyên số sẽ đến dễ dàng.

Ông Thung gật đầu đồng ư quan điểm của Phước nhưng cũng cho hay :

-          Không đắn đo lựa chọn nhưng cũng phải ra ngoài tiếp xúc t́m hiểu, không lẽ ngồi nhà chờ người ta ra mắt ứng thí ?

-          Thưa chú cháu không dám có ư như vậy, nếu duyên trời đă định th́ dù tránh đường nào cũng không khỏi.

Bà Thung tiếp lời : 

-          Nói chơi cho vui vậy chứ chú cũng đă sắp xếp trước cho cháu.

-          Thưa, thế nào ạ ?

-          Sau được điện thoại mẹ cháu, chú con nói với đồng nghiệp trong sở biết ư định của cháu muốn về cưới một cô gái Việt nam làm vợ, lập tức có hai ba mối đă liên hệ thăm hỏi chi tiết. Chú con cũng xem mắt sơ qua vài ba cô…

Phước hướng về chú Thung :

-          Chú thấy thế nào ?

-          Trong đám nầy có một người con ông trưởng pḥng của chú xem ra khá nhất. Gia đ́nh họ đă biết cháu về ngày hôm nay. Nghỉ cho khỏe, tối mai ḿnh đến thăm xă giao.

Bà Thung căn dặn thêm :

-          Cháu nên ăn mặc chỉnh tề một chút, kiểu quần ḅ áo bỏ ra ngoài không thích hợp với cách thức đi xem mắt vợ bên nầy. Lại nữa, cháu lựa xem cái ǵ quư đem từ Mỹ về để làm quà.

Phước sực nhớ ra :

-          Chết, cháu quên ba cái vụ lỉnh kỉnh nầy, cháu chỉ đem về một ít quà để chú thím dùng trong gia đ́nh.

-          Không sao, ở đây thiếu ǵ, mua ở đây cũng được nhưng cứ bảo rằng cháu đă mang từ Mỹ về ! 

Câu chuyện xoay quanh vấn đề cưới vợ gả chồng giữa Đông và Tây là đề tài chính trong suốt bữa ăn. Trước khi chấm dứt, ông Thung bất ngờ hỏi Phước:

-          Cháu có muốn tiếp xúc trước với người bạn gái mà cháu sẽ gặp vào chiều mai không ? Nếu cần chú có thể điện thoại xin phép xếp của chú trước.

-          Thưa chú cháu nghĩ không cần thiết. Cứ đến nhà thăm xă giao, ǵ cũng gặp mặt trao đổi vài ba câu như vậy đủ đối với lúc đầu. Theo ư cháu, để ḍ xét thái độ nhà gái trước như thế nào, lỡ ra câu chuyện không đi đến đâu cũng không gây khó khăn nhiều cho con gái nhà người ta.

Bà Thung xen vào, trả lời tiếp đề nghị của chồng :

-          Phước nói đúng đó ông. Đâu cần ǵ hấp tấp, đừng để người ta đánh giá cháu ḿnh ngang hàng với những đám Việt kiều chụp giựt. 

Buổi hẹn xă giao được ấn định từ bảy giờ tối và dùng cơm chung do chủ nhà khoản đăi. Phước đi cùng ông bà Thung. Nhà gái, không biết có bao nhiêu người đứng ŕnh xem phía trong nhưng ra mặt tiếp đón chỉ có hai ông bà Tùng, bố mẹ của cô Mỹ Hà. Ông bà Tùng gốc người miền Bắc vào Nam sinh sống chừng hai chục năm nay, nghĩa là gia đ́nh dọn vào Nam lúc Mỹ Hà vừa được một tuổi theo lời của bà mẹ. Khi người cậu của Phước bắn tin cho hay cháu trai là Việt kiều Mỹ sẽ về việt Nam cưới vợ, ông được cung cấp đầy đủ danh tánh, khả năng, tài đức, gia thế của nhiều cô gái trong đó có Mỹ Hà. Do đó ông Thung đă có sẵn trong tay lư lịch người bạn gái mà họ đang đến thăm. Mỹ Hà trong lối phục sức thời trang lịch sự kín đáo, bước ra chào ông bà Thung và Phước. Vừa dứt vài câu, Mỹ Hà đă vội xin phép vào bếp. Nhưng lúc vào bàn Phước được sắp ngồi kế cạnh hai mẹ con bà Tùng. Ông Tùng chỉ kín đáo quan sát Phước qua những câu đối đáp xă giao thông thường nhưng ngược lại bà vợ bám sát Phước từng cử chỉ một, từ lời ăn tiếng nói đến những vật dụng trên người như đôi giày, chiếc đồng hồ đeo tay.  Đầu th́ câu chuyện chỉ xoay quanh sự khác biệt khí hậu mưa nắng, giờ giấc, cuộc sống khác nhau giữa hai lục địa cách nhau gần hai mươi giờ bay. Nhưng rồi bà Tùng h́nh như sốt ruột, ngắt ngang và hướng hẵn câu chuyện vào mục đích chính mà gia đ́nh bà cần biết. Những câu thăm hỏi về hai gia đ́nh đều nằm trong chiều hướng b́nh thường của việc t́m hiểu nhau giữa hai gia đ́nh sắp trở thành sui gia. Phước tŕnh bày một cách trung thực những cái khó khăn và thua thiệt của một gia đ́nh định cư qua sau những người khác, ông bà Tùng tỏ vẻ cảm thông và cỗ vơ Phước phải can đảm và hy sinh cho gia đ́nh thêm nữa. Nhưng đến lúc Phước trả lời câu hỏi của bà Tùng về nghề nghiệp của ḿnh th́ hai ông bà mở to đôi mắt ngạc nhiên tột độ.  

Bà mẹ Mỹ Hà c̣n sợ ḿnh nghe lầm nên vẫn hỏi lại lần thứ hai :

-          Cậu nói cậu làm bồi nhà hàng ăn ?

-          Dạ thưa đúng vậy.

Bà Tùng vẫn chưa tin Phước nói thật :

-          Cậu nói đùa cho vui chứ từ trước đến giờ Việt kiều ai về đây cũng không bác sĩ, kỹ sư th́ cũng ông nầy ông nọ. Sao cậu lại không chịu học hành đỗ đạt như người ta lại làm ǵ cái nghề hèn mọn đó.

-          Dạ thưa bác, bên Mỹ nghề nào cũng tốt cả.

Không đồng ư việc đánh giá cháu ḿnh, bà Thung vừa cười vừa trả đũa :

-          Làm bồi bàn bên Mỹ nhưng lương và tiền típ của cháu cũng cao hơn lương trong sạch của một ông tổng giám đốc bên nầy.

-          Nhưng dù lănh bao nhiêu đi nữa cũng là một nghề thấp hèn làm việc bằng tay chân cực khổ.  

Ông Thung thấy t́nh thế không thuận tiện, một bên là cháu một bên là xếp lớn, ông không muốn mất ḷng ai nên chêm vào một câu cầu an :

-          Mới qua, ai cũng vậy. Lúc đầu phải dành trọn thời gian để xây dựng đời sống vật chất. Khi đă  ổn định xong xuôi đâu đó lại bắt tay vào việc học. Người ḿnh chân ướt chân ráo qua bên đó buổi đầu ai cũng như ai, nai lưng ra làm việc kiếm cơm thuê nhà. Mấy cậu Việt kiều khoa bảng mà ông bà gặp chắc họ đă qua được giai đoạn khó khăn lúc đầu. Tôi th́ chưa qua bên đó, nhưng ai về cũng cho biết việc lấy bằng cấp ở Mỹ rất dễ dàng nếu có chí đeo đuổi đến cùng. Cháu tôi qua mới vài ba năm mà đă tạo được đời sống ổn định, bây giờ về đây lập gia đ́nh, xong xuôi sẽ tiếp tục việc học đang dở dang th́ đâu khó khăn ǵ. 

Không khí buổi cơm đăi khách trở nên ngượng ngập, Ông Tùng t́m cách đưa những lời đối thoại trở lại những chuyện mây gió nắng mưa và hối thúc người nhà đem hai đĩa trái cây lên để chấm dứt bữa ra mắt làm quen. 

Trên đường về bà Thung an ủi cháu :

-          Đừng buồn, bên nầy người ta c̣n quan niệm lệch lạc về nghề nghiệp. Hơn nữa có lẽ lần đầu người ta nghe một thanh niên Việt Kiều đă nói thật và bằng ḷng công việc tầm thường của ḿnh ở xứ ngoài.

Ông Thung phụ họa :

-          Bà nói tôi cũng đồng ư, từ xưa đến nay thường nghe người ta nói đến lớp trẻ về Việt Nam đều là bác sĩ kỹ sư, không th́ cũng xuất thân khoa bảng từ các trường đại học nổi tiếng của Mỹ. Gả con ai cũng muốn kiếm người rể danh giá.

Bà Thung chặc lưỡi tiếc rẻ :

-          Biết vậy cháu đừng nói thật.

Phước không đồng ư câu nói bà Thung :

Thưa cháu không bao giờ che giấu công việc mà hân hạnh về việc làm của ḿnh. Bồi bàn ở các xứ văn minh cũng phải qua một khóa học một hai năm trời, cũng tốt nghiệp lănh bằng cấp chứ đâu phải là nghề ‘chẳng đặngđừng’ theo quan niệm của người Việt. Cháu yêu thích v́ một nghề dễ thương lương thiện, làm việc trong bóng mát mà lợi nhuận ngoài tiền lương c̣n được chia phần tiền típ của khách hàng. Bưng một thức ăn đưa đến khách hàng cũng là một nghệ thuật, một hành động cần phải khéo léo, cần một kinh nghiệm lâu năm cũng như công việc của một người thợ làm móng tay hay sửa xe hơi, một y tá hay một bác sĩ. Có khác chăng là kiến thức hiểu biết, thời gian học nghề và mô trường hoạt động khác nhau nhưng tất cả chung qui đều có một mục đích chung là phục vụ đời sống con người. Thú thật cháu không buồn v́ người ta đánh giá nghề nhiệp ḿnh mà ngược lại cháu vui, thà biết ngay từ lúc đầu như vậy để tránh những phiền toái bực ḿnh sau nầy.

[Đọc tiếp]                                                                                       

trở lại