Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân
Nha-Trang

[01] [02] [03] [04] [05] [6]

Nguyễn tấn Đơn

(Lời Webmaster: Cố HQ/Trung Tá Nguyễn Tấn Đơn, K11 HQNT, là tác giả Đặc San Hải Sử Úc Châu rất giá trị, đă được phổ biến vào đầu năm 2002. Tác giả NT Đơn đă từ trần ngày 22 tháng 3 năm 2004 tại Úc Châu. Gia đ́nh HQ chúng ta rất vô cùng thương tiếc HQ/Tr.T Nguyễn tấn Đơn.) 

Lời Mở Đầu:

Tài-Liệu về Trung-Tâm Huấn-Luyện của Hải-Quân Việt-Nam trước ngày 30 tháng 04 năm 1975 hiện nay coi như bị mất sạch. Những nơi đă huấn-luyện và đào-tạo để cho các chàng trai yêu mộng hải-hồ được trở thành những con người của biển cả th́ Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà có 3 Trung-Tâm Huấn-Luyện chính như:

    • Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang
    • Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Cam-Ranh
    • Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Saig̣n

Ngoài ra c̣n có nhiều khóa học xuất-thân từ những Quân-Trường trong cũng như ngoài nước. Từ ngày mất nước đến nay trong số các chàng trai mà ngày trước đă tự-hào nơi xuất-thân của ḿnh để vào đời và bảo-vệ tổ-quốc Việt-Nam Tự-Dọ Hiện nay đă và đang mất dần theo luật tự nhiên của con người. Nếu chưa th́ trí nhớ cũng đang mờ nhạt những chuyện mà ngày trước chính bản thân đă đóng góp và tạo nên, ngay cả tên họ bạn-bè cùng khoá hay khác khoá lâu ngày ít gặp nhau cũng không thể nhớ nổi. Đứng trước những nguy-cơ mọi chuyện rồi sẽ tàn lụi và quên lăng theo thời-gian. Từ một tài-liệu nói vài nét về Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang mà đặc-biệt là Trường Sĩ-Quan, đă được đưa lên các WEB cũng như vài Đặc-San của các khóa Sĩ-Quan HQ. Nay nhận thấy sự cần-thiết có một danh-sách của các Sinh-Viên đă từng theo học các khóa Sĩ-Quan Hải-Quân, kể từ ngày thành-lập Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975. Có những khóa được đào-tạo tại TTHL/QH/NT cũng như xuất-thân từ các Quân-Trường khác ( như các khoá Sĩ-Quan Đặc-Biệt, Sĩ-Quan Đoàn-Viên, OCS v.v...) mà không thấy tên, th́ xin cung-cấp danh-sách để chúng tôi cập-nhật-hoá " Danh-Bạ " v́ tất cả đều cùng màu áo trong một " Gia-Tộc ". Danh-sách không phân-biệt người c̣n sống hay đă vĩnh-viễn ra đi. Cần sự chính-xác để lưu lại cho thế-hệ sau. Những vị có tên trong danh-sách khoá này, nếu cũng có tên trong khoá khác th́ sẽ được ghi thêm lư do để tránh sự nhầm lẩn khi các tên đó cũng chỉ là một người mà thôi.

I - Thành-Lập Và Chuyển-Giao: (xem phụ bản A)

Cuối năm 1961, trong chương-tŕnh trang-bị cho các đơn-vị Hải-Thuyền ( sau gọi là Duyên-Đoàn ) của các Duyên-Khu 1 và Duyên-Khu 2 ( sau gọi là Vùng Duyên-Hải ). Khoảng 40 ghe có trang-bị máy và buồm từ Saig̣n ra miền Trung ghé vào bến Cầu-Đá Nha-Trang cho Sinh-Viên thực-tập. Giám-Đốc Quân-Huấn kiêm Tiểu-Đoàn-Trưởng Sinh-Viên lúc bấy giờ là HQ Tr/Uư Đỗ-Kiểm ( Khóa 3 Brest sau vinh-thăng Đ/Tá ), cùng một số Cán-Bộ và Huấn-Luyện-Viên dẫn Sinh-Viên đi hành-quân đổ-bộ đảo Ḥn-Tre Nha-Trang bằng thuyền. Tất cả Sinh-Viên chia nhau từng nhóm cứ 2 đến 4 người lên một ghe. Ghe bắt đầu căn buồm chạy quanh các đảo trong vịnh Cầu-Đá, cuối cùng đổ-bộ vào băi Bắc của Ḥn-Tre. Đoàn quân được trang-bị vũ-khí cá-nhân súng GARANT M1, đạn dược đầy đủ, máy truyền-tin PRC 10 cho mỗi Trung-Đội. Vào tới nơi, đoàn quân được lệnh cấm-trại, từng Trung-Đội nằm rải-rác trên các triền đồi. Đến 9 giờ tối hôm đó cuộc hành-quân bắt đầu tiến quân theo con đường ṃn qua băi Nam. Sau đó băng rừng leo núi suốt đêm để đến mục tiêu là Hải-Đăng Ḥn-Tre. Sáng ngày hôm sau tất cả xuống ghe tại bờ Nam và trở về lại quân-trường.

Ngoài ra chương-tŕnh học cũng có chu-kỳ cứ 3 tháng cho Sinh-Viên đi di-hành. Vai mang balô, súng cá-nhân GARANT M1 tổng-cộng trọng-lượng mỗi người khoảng 15 Kg. Bắt đầu đi bộ từ Trung-Tâm xuống Chụtt, Cầu-Đá, ṿng theo đường ṃn quanh núi qua khu B́nh-Tân Cửa-Bé ra tới Ngă-Ba-Chụtt trở về trường. Mục-đích của việc đi bộ là tạo cho Sinh-Viên thêm sức chịu đựng để khi đi tầu bớt say-sóng. Có khóa đi di-hành qua Đồng-Đế rồi trở về.

Năm 1962 có tầu ngầm Hoa-Kỳ USS Queen-Fish ghé bến cho Sinh-Viên thực-tập cùng một số chiến ham VN tham-dự. Sinh-Viên được chia ra thành từng nhóm mỗi nhóm 20 người lên tầu ngầm một ngày. Tầu ngầm và các chiến-hạm thực-tập săn-đuổi ngoài khơi Nha-Trang. Cũng năm 1962 có Tuần-Dương-Hạm Pháp mang tên JEANNE D'ARC trong chuyến viễn-du để thực-tập cho Sinh-Viên, ghé vào vịnh Nha-trang. Một số Sinh-Viên VN được đại-diện lên tầu dùng cơm tối với Sinh-Viên Hải-Quân Pháp. Ngoài ra chiến-hạm Pháp c̣n mang theo một số kiếm truyền-thống của trường Hải-Quân. Các Sinh-Viên Sĩ-Quan Việt-Nam được mua mỗi người một cây " kiếm " làm kỷ-niệm và xử-dụng vào các cuộc lễ lớn.

Năm 1965 trong chương-tŕnh viện-trợ và hiện-đại hóa Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam. Hoa-Kỳ đă cho tu-bổ, nới rộng cơ-sở huấn-luyện nhằm đáp ứng và thích-nghi cho nhu-cầu. Hăng thầu xây-cất Hoa-Kỳ RMK đă trúng thầu thực-thi công-tác tại TTHL/HQ/NT và TTHL/CR. Quân-trường Nha-Trang được nới rộng ra cả hai phíạTừ Q1 nới rộng qua phía trái được xây cất thêm 4 dăy nhà song song có khả-năng làm chỗ ở cho trên 300 HSQ khoá-Sinh, Đoàn-Viên chuyên-nghiệp. Từ Q13 nới rộng qua phía phải được xây cất thêm 4 dăy nhà mới và một phạn-xá có khả năng làm nơi ăn ở cho trên 400 SVSQ. Ngoài ra các dăy nhà cũ đều được tân-trang, giảng-đường, lớp học được thiết-trí rộng răi và tiện-nghi hơn. Đường xá trong Trung-Tâm và Thao-Diễn-Trường được tráng nhựa mới. Toàn thể Trung-Tâm có 4 câu-lạc-bộ dành cho: SQ, SVSQ, HSQ và Đoàn-Viên Khoá-Sinh Chuyên-Nghiệp. Một thư-viện lớn tại dăy G ( Phụ-Bản A Phóng-Đồ Trung-Tâm ).

Các vị Chỉ-Huy-Trưởng từ ngày được chuyển-giao cho HQVN/CH như sau:

HQ Th/Tá Chung-Tấn-Cang Từ ngày 07-10-55 đến 29-03-58.

HQ Th/Tá Đặng-Cao-Thăng Từ ngày 29-03-58 đến 10-02-60.

HQ Th/Tá Vương-Hữu-Thiều Từ ngày 10-02-60 đến 19-01-63.

HQ Đ/U Dư-Trí-Hùng Từ ngày 19-01-63 đến 23-12-63.

HQ Tr/Tá Nguyễn-Đức-Vân Từ ngày 23-12-63 đến 26-02-66.

HQ Th/Tá Bùi-Hữu-Thư Từ ngày 26-02-66 đến 13-07-66.

HQ Đ/Tá Đinh-Mạnh-Hùng Từ ngày 13-07-66 đến 01-03-69.

HQ Đ/Tá Khương-Hữu-Bá Từ ngày 01-03-69 đến 06-08-71.

HQ Tr/Tá Nguyễn-Trọng-Hiệp Từ ngày 06-08-71 đến 16-01-73.

HQ Đ/Tá Nguyễn-Thanh-Châu Từ ngày 16-01-73 đến tháng 4-1975.

Vào tháng 08 năm 1965, lần đầu tiên Trung-Tâm bị Việt-Cộng pháo-kích từ mật-khu Đồng-Ḅ, một quả Rocket trúng ngay khu Sinh-Viên lúc bấy giờ là khóa 14, đây là dăy nhà vừa mới xây sau. Kết-quả có 3 SVSQ bị tử-thương ( các anh: Nguyễn-Hữu-Trang, Nguyễn-Đăng-Đóm và Đinh-Ngọc-Tri ) và một số đông bị thương nặng.

Tư-dinh của vị Chỉ-Huy-Trưởng TTHL toạ-lạc tại số 52 đường Duy-Tân.

Thời-gian huấn-luyện cho các khóa Sĩ-Quan theo chương-tŕnh b́nh thường là 2 năm. Tốt nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Úy trừ-bị. Cuối năm 1962 v́ nhu-cầu khẩn-thiết để tiếp-nhận các chiến-hạm. Chương tŕnh được rút ngắn 6 tháng, do đó từ khóa 11 cho đến khoá 18 là áp-dụng chương-tŕnh huấn-luyện 18 tháng. Số lượng Sinh-Viên Sĩ-Quan được thu-nhận cũng thay đổi. Từ năm 1957 đến 1960 mỗi khóa không quá 60 Sinh-Viên. Năm 1961 thu-nhận 82 Sinh-Viên.Từ khóa 12 đến khoá 18 là trên 100. Đặc biệt tháng 5 năm 1963 khi khóa 13 nhập trường th́ có 15 Th/Úy Hiện-Dịch tốt nghiệp khóa 16 trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt nhập học để chuyển ngành qua Hải-Quân hiện-dịch. Tuy nhiên khi khai-giảng th́ chỉ c̣n 7 Sĩ-Quan tham-dự khóa học. Đầu năm 1969 do nhu-cầu chuẩn-bị chuyển-giao trách-nhiệm chiến-trường Sông-Biển cho Hải-Quân Việt-Nam đảm-trách, số lượng Sinh-Viên mỗi khoá bây giờ là trên 200.

Hoa-Kỳ cũng nới rộng việc huấn-luyện các Sinh-Viên Sĩ-Quan tại quân-trường Mỹ NewPort Tiểu-Bang Rhode Island gọi là OCS ( Officer Candidate School ). Các Sinh-Viên Sĩ-Quan được BTL/HQ chấp-thuận theo học các khóa OCS phải qua các giai-đoạn như sau:

- Phải có văn-bằng Tú-Tài 2.

- Phải hoàn tất 12 tuần huấn-luyện Căn-Bản Quân-Sự tại TTHL/Quang-Trung hoặc tốt nghiệp trường Bộ-Binh Thủ-Đức.

- Thi trắc-nghiệm anh ngữ phải đạt từ 70% trở lên.

Trường OCS nằm trên một ḥn đảo lớn của Tiểu-Bang Rhode Island, gần trường Naval War College và Căn-Cứ Hải-Quân Đệ-Lục Hoa-Kỳ. Trường có diện-tích rộng lớn hơn TTHL/HQ/NT, có khả-năng cung-cấp nơi ăn chỗ ở cho trên 1300 khóa-sinh. Chương-tŕnh huấn-luyện các Sĩ-Quan OCS là 6 tháng, gồm các môn học chú-trọng nhiều về thực-hành như sau: Vận-Chuyển,Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Hàng-Hải, Pḥng-Tai, Cứu Tàu Lâm-Nạn, Hải-Pháo, Lư-Thuyết Thuyền-Bè, Căn-Bản Quân-Sự, Lănh-Đạo Chỉ-Huy và Hành-Quân tập-trận đổ-bộ.

Sau 26 tuần lễ thi tốt nghiệp, rồi tiếp-tục học về Chiến-Tranh Sông-Ng̣i ( Brown Water Navy Operation ) tại Treasure Island, San Francisco Californiạ Khoảng 2 tuần lễ thực-tập trên các Giang-Đĩnh các loại như: Command,Monitor, ASPB, Tango, LCVP, LCM, PBR, kể cả các Duyên-Tốc-Đĩnh ngoài biển như PCF. Trong thời gian này có 3 ngày đêm tập-trận hành-quân Thủy-Bộ tại Mare Island Calfornia, địa-h́nh và dàn-cảnh giống chiến-trường VN, bị phục-kích và Chiến-Đĩnh đánh trả bằng vũ-khí đủ loại như thật, người Mỹ đóng vai Việt-Cộng.

Sau khi hồi-hương lễ gắn cấp-bậc C/Uư được tổ-chức trọng thể tại BTL/Hạm-Đội. Một năm sau th́ có Quyết-Định thăng-cấp Th/Uư trừ-bị. Sĩ-Quan OCS được huấn-luyện mỗi khóa số lượng Sinh-Viên là khoảng 60. Khóa cuối cùng là OCS 12 gồm có cả các Sĩ-Quan Bộ-Binh từ Th/Uư đến Tr/Uư cũng được tham-dự, sau khi măn khóa th́ về phục-vụ tại các đơn-vị Hải-Quân.

Khóa OCS đầu tiên vào tháng 02 năm 1970, khóa 2 vào giữa tháng 03, cứ thế mỗi khóa cách nhau 6 tuần. Khóa OCS 12 hoàn tất vào tháng 09 năm 1971. Sau chương-tŕnh OCS th́ Hoa-Kỳ chuyển qua huấn-luyện IOCS ( International Officer Candidate School ), khóa đầu tiên gồm 197 Sinh-Viên trong số đó có: 22 SVHQVN, 1 Sĩ-Quan Ba-Tư, 7 Sĩ-Quan Thổ-Nhỉ-Kỳ, 8 Sĩ-Quan Á-Căn-Đ́nh, 2 Sĩ-Quan Campuchia, số c̣n lại là Sinh-Viên và Sĩ-Quan Hoa-Kỳ. Tổng cộng khoảng trên 750 Sinh-Viên Việt-Nam đă thụ-huấn các khóa Trần-Hưng-Đạo tại Hoa-Kỳ.

Ngoài ra tại Úc cũng có phụ-giúp huấn-luyện 2 khóa OCS với số lượng tổng-cộng khoảng trên 10 SVHQ/VN.

Tại quân-trường Nha-Trang kể từ khoá 19 đến khóa 23 thời-gian huấn luyện là 1 năm. Về văn-hoá vẫn dạy theo chương-tŕnh đại-học như các khóa đàn anh. Về quân-sự được tổ-chức và điều-hành theo hệ-thống tự-chỉ-huy. Sau khi thụ-huấn một năm, các Sinh-Viên tốt-nghiệp với cấp-bậc Chuẩn-Uư. Được đi thực-tập thời-gian một năm theo chương-tŕnh OJT ( On Job Training ). Khi hoàn tất mang cấp-bậc Thiếu-Úy trừ-bị.

Từ khóa 24 về sau việc huấn-luyện trở lại áp-dụng chương-tŕnh 2 năm và tốt nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Uư trừ-bị.

Năm 1956 để huấn-luyện Hải-Nghiệp cho Sinh-Viên khóa 7 và các khóa kế tiếp,tại vịnh Cầu-Đá thường xuyên có 3 chiếc Trục-Lôi-Hạm đó là HQ 111 ( Hàm- Tử ), HQ 112 ( Chương-Dương ) và HQ 113 ( Bạch-Đằng ). T́nh-trạng các chiến-hạm này quá cũ nên không c̣n khử-từ để xử-dụng cho việc rà ḿn. Tất cả các vị Hạm-Trưởng đều là Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam. Từ năm 1961 cho đến năm 1963 các Trục-Lôi-Hạm này đă lần lượt được phế-thải. Các Trục-Lôi-Hạm HQ 114, HQ 115, HQ 116 thay thế, ngoài việc huấn luyện c̣n tham-gia tuần-pḥng lănh-hải. Hàng năm có chương-tŕnh khử từ tại Subic-Bay Phi-Luật-Tân, mỗi chuyến khử-từ được sắp xếp cho các Sinh-Viên đi thực-tập hải-hành viễn-dương. Các tân Sĩ-Quan cũng được Hải-Quân Hoa-Kỳ phối-hợp cho thực-tập OJT trên chiến-hạm Mỹ.

Giữa năm 1962 toàn thể Sinh-Viên khóa 10 HQNT được đi thực-tập trên các chiến-hạm một tháng.Khởi đầu từ Cầu-Đá Nha-Trang nhập-hạm, hải-hành xuyên đại-dương qua Subic-Bay, Phi-Luật-Tân và trở về lại Cầu-Đá Nha-Trang.

Năm 1963 được dự-trù các tân Sĩ-Quan đến thực-tập OJT tại San Diego Hoa-Kỳ, nhưng sau đó thực-tập trên các chiến-hạm thuộc Đệ 7 Hạm-Đội đang hoạt-động tại các nước như Nhật-Bản, Phi-Luật-Tân, Đài-Loan, HongKong, Singapore v.v. Từ khi Đệ 7 Hạm-Đội tham-gia Market Time của CTF 115 tại Cam-Ranh th́ các tân Sĩ-Quan nhập-hạm ngay tại vùng biển Việt-Nam và nghỉ bến tại các bến cảng ngoại quốc. Trên mỗi chiến-hạm là 2 tân Sĩ-Quan Việt-Nam thực tập.

Cuối năm 1971, sau khi khóa 22 ra trường th́ Trung-Tâm chuẩn-bị tiếp-nhận thêm các Sĩ-Quan khóa-sinh, được gọi là khóa Sĩ-Quan Đặc-Biệt. Đó là những Sĩ- Quan có cấp-bậc từ Chuẩn-Úy đến Thiếu-Tá đă tốt nghiệp tại các quân-trường

Bộ-Binh và đang làm việc tại các đơn-vị bờ của Hải-Quân, kể cả các Sĩ-Quan ngành Cảnh-Sát thuộc các Lực-Lượng Giang-Cảnh.Thời-gian thụ-huấn là 6 tháng lư-thuyết, chương-tŕnh thuần-túy về hải-nghiệp, khi tốt nghiệp th́ vẫn mang cấp-bậc như cũ nhưng danh xưng bây giờ là HQ. Được chỉ-định phục-vụ trên các chiến-hạm. Khóa 1 Sĩ-Quan Đặc-Biệt có sự tham-dự của Tr/Uư Trần-Minh-Chánh là con của Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn đương kim Tư-lệnh Hải-Quân lúc bấy giờ. Đồng thời Trung-Tâm c̣n huấn-luyện 3 tháng chuyên-nghiệp cho các khoá-sinh trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt trong mùa văn-hóạ Đầu năm 1973 có 30 Sinh-Viên Sĩ-Quan Đà-Lạt thuộc 2 khóa 25 và 26 đến thụ-huấn 3 tháng lư-thuyết.

Tháng 09 năm 1974 khóa 25 Sinh-Viên Hải-Quân Nha-Trang măn khóạ Quân-trường Nha-Trang chỉ c̣n lại khóa 26 là khóa cuối cùng của Trung-Tâm. Cho đến cuối tháng 3 năm 1975, thành-phố Nha-Trang được lệnh di-tản. Từ ngày thành-lập cho đến 30-04-1975 Trung-Tâm đă đào-tạo được trên 3000 sĩ-quan chung cho ngành Chỉ-Huy và Cơ-Khí. Riêng về trường Sơ-Đẳng chuyên-nghiệp th́ đă đào-tạo được 15.050 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.

( xem Phụ-Bản B )

 

Như trong sơ-đồ tổ-chức, khối Quân-Sự-Vụ và Văn-Hoá-Vụ liện-hệ mật-thiết đến việc huấn-luyện cho khóa-sinh.

Có 2 Liên-Đoàn:

 

a ) Liên-Đoàn SVSQ gồm 2 khoá, một khóa đàn anh và một khóa đàn em.

b ) Liên-Đoàn Chuyên-nghiệp gồm các khoá sinh tân-tuyển cũng như các khoá- sinh học chuyên-nghiệp, các HSQ học chuyên-nghiệp.

Trách-nhiệm về sinh-hoạt, quân-phong quân-kỷ, hệ-thống tự chỉ-huy, các cuộc thanh-tra, tổ-chức các cuộc lễ diễn-hành và lễ măn khóạ

c ) Pḥng Thể Thao đảm-trách việc huấn-luyện thể-dục, thể-thao và vỏ-thuật.

Có 2 trường:

 

a ) Trường Sĩ-Quan Hải-Quân, có một hiệu-trưởng.

b ) Trường Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp Hải-Quân, có một hiệu-trưởng.

Trách-nhiệm về các chương-tŕnh huấn-luyện, tổ-chức thi định-kỳ, thi trắc-nghiệm và thi măn-khóạ

c ) Quản-Lư thư-viện và pḥng Trợ-Huấn-Cụ.

Truyền-Thống Trường Sĩ-Quan Hải-Quân tức là Liên-Đoàn Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân.

Khi nhập khóa các tân Sinh-Viên được đặt dưới sự hướng-dẫn và điều-hành của khóa đàn anh theo tập-tục Hải-Quân. Sinh-Viên mỗi khi di-chuyển từ 2 người trở lên là phải bước đều. Di-chuyển tập-thể là phải có người chỉ-huy đếm và hát theo nhịp. Khoảng từ 1 tuần đến 30 ngày sau là CHT cho phép Khối Quân-Sự-Vụ để khóa đàn anh huấn-nhục khoá đàn em. Thời-gian huấn-nhục kéo dài theo truyền-thống qui-định là một tháng. Giờ huấn-nhục nằm ngoài giờ học-tập. Chương-tŕnh huấn-nhục phải được thông-báo trước cho Sĩ-Quan-Trực quân-trường. Trọng-tâm chương-tŕnh huấn-nhục nhằm cho khóa đàn em biết tuân-thủ mệnh-lệnh của cấp trên. Một khi bước chân vào đời quân-ngũ và sẽ trở thành các cấp Chỉ-Huy trong tương-lai, thi-hành trước báo-cáo sau. Bất cứ một sự thi-hành chậm trễ hay không đúng yêu-cầu,khóa đàn anh áp-dụng kỷ-luật đối với cá nhân hay tập-thể sai-phạm bằng các h́nh phạt như hít đất, chạy ṿng quanh sân hay ngồi xổm tay chống ngang hông đi chân vịt ...

Mùa huấn-nhục là thời-gian mà khóa đàn anh tự tạo ra những tṛ chơi vừa có tính ra lệnh vừa có tính bất ngờ. Đối với khóa đàn em th́ đó là một thời kỳ căng- thẳng về kỷ-luật, hệ-thống quân-giai và quân-phong quân-kỷ nhập-môn.

Khi giai-đoạn huấn-nhục chấm dứt, toàn thể khóa đàn anh làm lễ tiếp-nhận khóa đàn em đă trải qua thời-kỳ gian-khổ và kết-t́nh " Bố-Con ". Khi đă nh́n nhận " Bố-Con " th́ khóa đàn anh giúp-đỡ và tạo điều-kiện cũng như hướng-dẫn cho đàn em khi cần đến. Trong lịch sử huấn-nhục tại trường Hải-Quân Nha-Trang từ trước đến nay theo một truyền-thống có tính cách quốc-tế rất tốt đẹp. Sau khi hết giai-đoạn khổ-nhục th́ khóa đàn anh và đàn em sống với nhau rất hài-ḥa, chấp-hành tốt các kỷ-luật và hệ-thống quân-giai trong hệ-thống tự chỉ-huy. Ít có trường hợp gây hận-thù. Tuy nhiên chúng tôi rất bàng-hoàng khi nghe tin có khóa một số Sinh-Viên bị chết v́ tṛ chơi huấn-nhục. Trong số đó có một Sinh-Viên khóa 17, rồi th́ một Sinh-Viên khóa 18 v́ quá hoảng sợ mà phải đào ngũ. Tại sao vậy? Việc đó làm nhà trường mang tai tiếng không ít.

Khi tôi đảm-nhận công việc Khối QSV thay thế cho HQ Th/Tá Cấn-Văn-Tâm th́ lúc đó thời-kỳ huấn-nhục cho khóa 23 đă kết-thúc được một tuần. Tuy nhiên dư-âm vẫn c̣n v́ có một số trường-hợp chết người vừa mới xảy rạ Thân-nhân từ Saig̣n ra nhận xác và than khóc trách móc quân trường. Sau khi sự việc được điều-tra y-chứng của bệnh-viện th́ xác nhận các trường-hợp đó bị chết v́ kiệt sức sau thời-gian thực-tập trên biển, không phải do vụ huấn-nhục.

Tôi đă nghe kể rằng: Có khóa đàn anh đặt ra những h́nh phạt rất độc-đáo và siêu-đẳng hơn các bậc " Sư-Tổ " đàn anh ngày trước. Như một đàn anh bắt phạt một đàn em sau buổi ăn trưa xong, chui vào thùng phi cho lăn tṛn trên sân trường giữa trưa nắng. Sau đó th́ đàn em này bị đau bệnh một thời gian. Cũng có vài đàn anh áp-dụng huấn-nhục trong bữa ăn, chế nước mắm nước muối vào chung một chén bắt buộc đàn em phải uống hết. Hậu quả gây cho một số đàn em bị đau thận phải đi khai bệnh. Lại cũng có đàn anh bắt phạt một đàn em bằng cách treo 2 chân ngược đầu trên quạt trần, xong mở công-tắc điện cho quạt quay tṛn. Nghe thật khủng-khiếp, dĩ nhiên các h́nh phạt đó chỉ lén lút xảy ra trong thời-gian huấn-nhục và Cán-Bộ trách-nhiệm không có mặt tại chỗ.

III - Chương-Tŕnh Huấn-Luyện

Mặc dù thời gian học tại quân-trường là 2 năm, 18 tháng hay một năm th́ các môn học chính vẫn như nhau, chỉ có rút ngắn cho thích-hợp với thời-gian.

 

- Giai-Đoạn 1: Sinh-Viên Sĩ-Quan từ cầu vai đen đến Chuẩn-Uư, phải hoàn tất các môn học như: toán học đại-cương, lượng-giác h́nh học phẳng và lượng- giác không gian ( lượng giác cầu ). Vận-Chuyển thực-tập và lư-thuyết nhập-môn. Điện-Từ-Trường, Điện-Kỹ-Nghệ cấp 1, Anh-Văn và các môn phụ. Căn-bản quân-sự , tháo ráp vũ-khí nhẹ và thực-hành tác-xạ.

- Giai-Đoạn 2: Sinh-Viên chuẩn-bị tốt nghiệp Thiếu-Uư gồm có các môn chính trong Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển lư-thuyết, Hàng-Hải Thiên-Văn, Sức-bền Vật-Liệu, lư-thuyết Thuyền-Bè tầu nổi và tầu ngầm. Cơ-Khí Động-Cơ Nổ 2 th́ và 4 th́. Điện-Kỹ-Nghệ cấp 2, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Anh-Văn và các môn phụ.

Có các môn chính như sau: Động-Cơ-Nổ 2 th́ và 4 th́. Động-Cơ Diesel, Điện-Kỹ-Nghệ, Pḥng-Tai, Sức-Bền Vật-Liệu, Lư-Thuyết Thuyền-Bè áp-dụng cho tầu nổi và tầu ngầm. Chú-trọng nhiều về nguyên-tắc và thực-hành các loại động-cợ Các môn phụ như ngành Chỉ-Huy, kể cả căn-bản quân-sự, tháo ráp vũ-khí nhẹ và thực-hành tác-xạ.

 

c - Khóa Ngắn Hạn 6 Tháng và 3 Tháng:

Các khóa Sĩ-Quan Đặc-Biệt th́ thời-gian học 6 tháng nên chỉ học các môn chính của giai-đoạn 2 trong Hải-Nghiệp như Hàng-Hải lư-thuyết, Vận-Chuyển lư-thuyết, Khí-Tượng, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, một số môn phụ do Khối Văn-Hóa-Vụ chọn lựa và soạn thảo cho thích hợp với yêu-cầu.

Các khóa 3 tháng của Sinh-Viên trường Vơ-Bị Đà-Lạt th́ chú trọng các môn Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển, Hành-Hải lư-thuyết và thực-hành.

IV - Chương-Tŕnh Thực-Tập:

Tùy theo thời-gian học tại quân-trường mà việc thực-tập áp-dụng có khác nhau. Những khóa từ 18 tháng đến 2 năm th́ thực-tập hải-hành trên chiến-hạm nằm trong chương-tŕnh huấn-luyện tại quân-trường. Các khóa 1 năm th́ sau khi măn khóa được đi thực-tập OJT trên chiến-hạm một năm.

Học trong quân-trường th́ không thấy ǵ, v́ ai cũng như ai. Nhưng khi bước chân xuống chiến-hạm th́ nhiều chuyện lạ đời và bất ngờ xảy rạ Nhất là những chuyến đầu tiên, có anh vừa mới xuống xe GMC c̣n đang đứng trên cầu. Nh́n thấy những chiến-hạm HQ 114, HQ 115, HQ 116 đang cập cầu lắc-lư tại chỗ là tự nhiên bắt đầu buồn nôn ngay tại cầu. Có anh nói chuyện cười đùa vui vẽ hồn nhiên, bước chân xuống tầu, chạy được một khoảng ra khỏi vịnh Cầu-Đá là mặt mày xanh lơ bèn t́m nơi an nghỉ. Anh nào c̣n tỉnh-táo tới giờ lấy thức ăn ra, có anh vừa ăn trái cà chua th́ sau đó ói ra màu đỏ cà chuạ Có anh ăn quả chuối th́ lại cho ra chè chuối. Trong khi có anh không ăn được ǵ cả nên cho mật vàng, mật xanh, rồi không c̣n chút mật nào để cho cá nữạ..th́ c̣n nhiều anh đầy thiện-chí sẳn sàng t́nh-nguyện xơi thế! Lại có anh, tầu càng lắc, sóng càng to th́ càng tỉnh-bơ, thản-nhiên ph́-phà điếu " BASTOS " như đang dệt mộng!

Thật " bái-phục ".

Thời-gian học trong quân-trường càng lâu, càng lắm gian-nan, càng thêm gian-khổ. Cũng chừng đó môn học nhưng sao lắm cuộc thi, lắm bài, lắm vở, lắm các môn phụ, nhớ lại mà phát sợ! Khi đă ra rồi có người không dám nh́n lại ngôi trường cũ yêu quí của ḿnh!!!

V - Thi Măn Khóa Và Chọn Thủ-Khoa:

Trước khi một khóa SVSQ sắp đến giai-đoạn măn khóạ Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm thông-báo cho BTL/HQ/Khối Quân-Huấn tối thiểu trước 1 tháng để chỉ-định hội-đồng Giám-Khảọ Hội-Đồng thi ngoài thành-phần cơ-hữu của Trung-Tâm như CHT, các Trưởng-Khối VHV, QSV và Giáo-Sư các môn chính. Thành phần chủ-động cuộc thi do Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ-định gồm một vị Chánh-Chủ-Khảo và các vị Giám-Khảo từ Saig̣n ra để chấm thi các môn chính Vận-Chuyển, Hàng-Hải, Cơ-Khí, Điện-Khí, Truyền-Tin, Khí-Tượng.

 

Bài thi do các Giáo-Sư đương-nhiệm của trường đề-nghị mỗi môn 3 đề tài. Tất cả các đề thi giao nạp cho Khối Văn-Hoá-Vụ.Khối Văn-Hoá-Vụ có nhiệm-vụ đánh máy và bỏ vào b́ niêm phong. Trước giờ thi môn nào, vị Chánh-Chủ-Khảo chọn một trong 3 phong b́ đó và trao cho các vị Giám-Khảo khui phát cho Sinh-Viên. Cuộc thi gồm cả lư-thuyết tại pḥng, vấn-đáp và thực-hành.

Điểm thi măn khóa được tính chung là 100 hệ-số.

 

  • Ngành Chỉ-Huy:

Vận-Chuyển lư-thuyết hệ-số 25, Hàng-Hải lư-thuyết hệ-số 25.

  • Ngành Cơ-Khí: Có phương-thức tính riêng cho ngành Kỹ-thuật cũng có 100

hệ-số.

  • Các môn phụ và các điểm thi trong giai-đoạn cũng như thực-tập tính trung-

b́nh có 30 hệ-số.

  • Điểm CHT sẽ cho sau cùng có 20 hệ-số.
  • Chọn Thủ-khoa: Theo truyền thống thủ-khoa là một Sinh-Viên cao điểm nhất

của ngành Chỉ-Huy. Sau khi có kết-quả điểm thi măn khóa các môn xong, ban Giám-Khảo trao cho khối Văn-Hóa-Vụ để đúc-kết và tŕnh lên Hội-Đồng tuyển- chọn các Sinh-Viên cao điểm nhất. Hội-Đồng gồm có CHT, vị Chánh-Chủ-Khảo, Trưởng Khối Quân-Sự-Vụ và Trưởng-Khối Văn-Hóa-Vụ. Chỉ-Huy-Trưởng dựa vào hồ-sơ quân-kỷ, chấp-hành nội-qui, vóc dáng, tác-phong, quân-phục cũng như cách xưng hô khi tŕnh-diện. Sau đó theo nghi-thức Liên-Đoàn Sinh-Viên cho những người cao điểm nhất tŕnh-diện CHT bằng quân-phục đại-lễ. Điểm của CHT sẽ quyết-định là người Sinh-Viên nào Thủ-Khoạ

 (xem tiếp phần 2)

Trở lại